Công nghệ số là gì? Tầm quan trọng của công nghệ số trong đời sống
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã dẫn đến nhiều thay đổi trong tất cả lĩnh vực, nhiều khái niệm công nghệ số mới ra đời, chẳng hạn như công nghệ số là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi qua viết dưới đây nhé!
Cùng với xu hướng công nghệ 4.0 đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp đang không ngừng thực hiện quá trình công nghệ số. Công nghệ số đem lại cho rất nhiều lợi ích trên mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Vậy công nghệ số là gì? Và một vài khái niệm liên quan đến công nghệ số. Các bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
I. Công nghệ số là gì?
Công nghệ số là quá trình thay đổi mô hình từ truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới ví dụ như: dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty.
Công nghệ số hay chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ 4.0 như AI, Big Data, IoT… để phân tích dữ liệu, biến đổi chúng và tạo ra một giá trị mới. Tóm lại, chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa, giống như một pha hoàn thiện của số hóa.
Ở mức công nghệ số này ứng dụng sẽ mở ra những dạng thức đổi mới, sáng tạo trong cả lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung ra bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ”.
Công nghệ 4.0 là gì?
II. Lợi ích công nghệ số trong doanh nghiệp là gì?
Trong bối cảnh cạnh tranh và biến đổi liên tục của thị trường, rất cần sự thông minh, nhạy bén và sáng tạo của các doanh nghiệp. Để hiểu được lợi ích của công nghệ số trong doanh nghiệp là như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số.
1. Ứng dụng công nghệ số giúp xóa nhòa khoảng cách giữa các phòng ban của doanh nghiệp.
Công nghệ số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc nhờ hệ thống tự động hóa và bán tự động. Các phòng ban được sẽ kết nối chặt chẽ hơn, không còn là phòng nào chỉ biết phòng đó, chỉ tập trung làm việc của mình mà không có sự phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác. Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0, mọi dữ liệu được sẽ cập nhật trên cùng một hệ thống duy nhất. Nhờ đó giúp ta giảm thời gian thao tác công việc. Phải tìm kiếm từng người phụ trách để giải quyết các công việc đó. Công nghệ thông tin sẽ giúp mọi thứ có thể được xử lý ngay trên một phần mềm. Và mọi hoạt động được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng.
2. Tăng sự minh bạch, tối ưu hiệu quả trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp
Nhờ có các ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 điển hình là công nghệ số, các nhà quản lý có thể xem xét và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên dễ dàng. Các kết quả sẽ được tự động sắp xếp theo thời gian cụ thể, chi tiết,rõ ràng để dễ theo dõi. Nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi bất kỳ khi nào, ở đâu. Để tránh cho việc quá tải vào những ngày cuối tháng, cuối năm. Giữa rất nhiều báo cáo, thống kê khác nhau. Và giảm thiểu được nhầm lẫn, sai sót trong quá trình rà soát, đánh giá.
3. Ứng dụng công nghệ giúp tối ưu hóa năng suất làm việc
Công nghệ thông tin tự động hóa có thể thay thế con người làm một số việc thủ công. Giúp rút ngắn thời gian thực hiện một quá trình lặp đi lặp lại. Nhân viên có thể được giảm tải khối lượng công việc và có thời gian tập trung vào các công việc quan trọng, cần đến con người mà máy móc không thể làm được. Do đó, năng suất làm việc được cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp đó sẽ sử dụng lao động hiệu quả hơn.
4. Nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp nếu không chịu thay đổi ắt sẽ bị tụt lại phía sau. Áp dụng công nghệ số sẽ giúp các doanh nghiệp tăng sức đề kháng. Sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi từ thị trường. Đồng thời tăng sức mạnh cho chính doanh nghiệp và có sức mạnh để cạnh tranh, phát triển.
Công nghệ thông tin thay đổi liên tục trong đó có công nghệ số, thói quen của người tiêu dùng cũng thay đổi nhanh chóng. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt được tầm quan trọng của công nghệ số trong doanh nghiệp là gì?. Từ đó nhanh chóng đưa ra chiến lược để cải tiến doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
III. Công nghệ số thay đổi diện mạo của ngành truyền thông tại Việt Nam
1. Thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin
Ngành truyền thông đang biến đổi nhanh chóng cùng với sự phát triển của Internet. Cách đây vài thập kỷ, có ít hoặc rất ít người có tài khoản email cá nhân, điện thoại di động hoặc kết nối internet. Trình duyệt web được xây dựng bằng đồ họa mà chúng ta đang dành nhiều thời gian trong cuộc đời để tương tác đã không tồn tại tới cuối năm 1993. Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một phương tiện vô cùng phổ biến. Người tiêu dùng Việt Nam có thể truy cập được bất cứ đâu khi chỉ cần có Internet. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn truy cập bất kể mọi thời gian ngay cả khi vừa thức dậy hoặc chuẩn bị đi ngủ. Mức độ sử dụng điện thoại chiếm gần như 60% người tiêu dùng trong cả nước, cộng thêm sự sẵn có với chi phí thấp của dịch vụ Internet đã dẫn đến một cuộc cách mạng mới đối với các phương tiện truyền thông, công nghệ số. Điều đó đã thay đổi rất nhiều đến thói quen tiếp nhận truyền thông của công chúng.
Các phương tiện truyền thông truyền thống sẽ sớm từ bỏ với vai trò là nguồn cơ bản cung cấp cho con người những nhận thức về thế giới. Truyền thông đại chúng trở nên tương đối bị cách ly bởi thế giới của chúng ta trở thành một trong những nguồn thông tin có giá trị lớn và đa chiều.
Các nhà tiếp thị đang sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ truyền thông số nhằm nâng cao các trải nghiệm cho người tiêu dùng, các sản phẩm và dịch vụ này đồng thời cũng được phân phối qua các mạng truyền thông số kỹ thuật cao. Từ đó, nguồn dữ liệu trở nên ngày càng phong phú và khiến cho người tiêu dùng có vô vàn sự lựa chọn. Tất cả các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ 4.0 và dữ liệu đang ngày một đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng. Qua đó càng khẳng định được hiệu quả của những phương tiện truyền thông thuộc ngành truyền thông, công nghệ số đối với thị trường hiện nay.
Lợi ích công nghệ số trong doanh nghiệp
2. Tham gia, thay vì tiếp nhận
Người tiêu dùng tham gia vào chiến dịch truyền thông, công nghệ số thay vì đơn thuần tiếp nhận thông điệp. Đây là bước ngoặt truyền thông, mà cốt lõi ở đây là sự phát triển của web 2.0 – xu thế hướng tới nội dung cùng sáng tạo. Chính sự thay đổi trong công nghệ truyền thông đã dẫn đến xu hướng dòng chảy của thông tin đa chiều. Nếu trước đây, ngành truyền thông chỉ tạo ra những dòng chảy thông tin một chiều từ tổ chức và các đại lý của họ đến các phương tiện truyền thông, và đến số đông đại chúng. Bây giờ thông tin chảy theo nhiều hướng. Sự phát triển của mạng xã hội, các công nghệ 4.0, podcast, blog… đã thúc đẩy khách hàng tạo ra thông tin. Kết quả là thế giới đang tràn lan các nội dung truyền thông công nghệ số. Khách hàng vừa có xu hướng lựa thông tin do khách hàng khác tạo ra, vừa tìm kiếm những nội dung được tạo ra một cách chuyên nghiệp.
Rất nhiều bài báo phiên bản trực tuyến của The Washington Post được tích hợp bao gồm cả những danh sách các bài viết trên blog mà liên quan đến bài báo đó. Càng ngày, nhiều bài báo trích dẫn từ các blog như nguồn cung cấp cho họ. Tập đoàn News đã thâu tóm mạng xã hội My Space vào tháng 7 năm 2005, bởi vì đó là nơi dòng thông tin đang chảy. Làn sóng mới của “báo chí công dân” bao gồm cả blog, cũng như sự góp phần tích cực của hình ảnh, từ ngữ, video và ý tưởng đến các phương tiện truyền thông bởi chính khán giả. Hầu hết khán giả của các hãng lớn đều đọc blog, sử dụng trên facebook hoặc twitter… cạnh tranh hoặc vượt qua sự xuất hiện của các hãng trên các báo điện tử.
Truyền thông trở thành môn thể thao được nhiều người tham dự, trong đó không chỉ có nhà báo mà bất kỳ ai có khả năng văn chương đều có thể đưa ra viễn cảnh họ nghĩ cho những gì họ thấy và những gì đang xảy ra. Nếu nội dung độc đáo hay họ không sao chép lại văn bản của ai, họ có thể nhanh chóng thu hút một lượng độc giả đáng kể. Từ số lượng nhỏ những người nắm toàn quyền về những gì được đưa lên mặt báo, đã phát triển thành một mạng lưới rộng khắp các bộ lọc và nguồn thông tin kết nối thắt chặt với nhau bởi công nghệ thông tin.
3. Số hóa và đa phương tiện
Các phương tiện trong ngành truyền thông ngày càng đa dạng đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt các phương tiện truyền thông mới như: các trang mạng xã hội, video, điện thoại thông minh, website tương tác… Tuy nhiên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ chẳng bao giờ mất đi. Cùng một lúc, các phương tiện truyền thông được làm giàu lên bởi những định dạng hay phiên bản mới. Ngày nay, hầu hết các tờ báo in đã có phiên bản điện tử, các kênh truyền hình có thể phát trên internet hoặc điện thoại di động… Các nhà truyền thông sẽ cần phải cân nhắc cách sử dụng phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin để chuyển đổi từ hình thức phát sóng sang truyền thông tiếp cận.
Mặc dù hiện nay, doanh thu của ngành truyền thông công nghệ số truyền thống đang cao hơn so với doanh thu từ truyền thông mới với tỉ lệ 10:1, nhưng sự tăng trưởng của doanh thu truyền thông mới cao hơn gấp gần 4 lần với truyền thông truyền thống . Tất nhiên ngành truyền thông truyền thống đương nhiên vẫn tồn tại và đóng vai trò quan trọng, nhưng việc chuyển đổi sang truyền thông mới không phải là xu hướng nhất thời hay ngắn ngủi, đó là kết quả tất yếu của một quá trình biến đổi lâu dài.
IV. Kết luận
Như vậy, khi nhìn lại xu hướng phát triển chung của toàn thế giới, với sự trợ giúp của công nghệ 4.0 đặc biệt là công nghệ số. Các hoạt động truyền thông cũng dần thay đổi và thích ứng với nhu cầu tương tác và thấu hiểu khách hàng, từ đó góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình bán hàng của các doanh nghiệp, mở ra bước phát triển mới cho các lĩnh vực ngành truyền thông tại Việt Nam hiện nay.