Công nghệ mới là gì?

Công nghệ đã và đang trở thành 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, công nghệ là đòn bẩy cho sự phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời tác động tới đời sống mỗi người. Đó là lí do tại sao, công nghệ mới luôn trở thành đề tài được quan tâm, tìm hiểu và cập nhật từng ngày.

Khoản 4 Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định về khái niệm công nghệ mới như sau:

“4. Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra hoặc ứng dụng tại Việt Nam hoặc trên thế giới, có trình độ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có tại Việt Nam, thân thiện với môi trường, có tính ứng dụng trong thực tiễn và khả năng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.”

Ngày nay, thuật ngữ công nghệ mới còn được biết đến với tên gọi công nghệ mới nổi. Đây là 1 lĩnh vực thuộc phạm trù công nghệ với những đặc trưng, vai trò và ý nghĩa nhất định. Cần phân biệt sự khác nhau giữa công nghệ mới và công nghệ thông thường.

Lĩnh vực công nghệ mới là kết quả của sự hội tụ công nghệ thuộc các hệ thống khác nhau nhưng cùng phát triển hướng tới mục tiêu đồng nhất. Chẳng hạn, các công nghệ liên quan đến giọng nói, dữ liệu, video đã và đang giúp cho việc liên lạc, trao đổi thông tin trở nên đơn giản hơn.

Công nghệ mới có thể hiểu đơn giản đây là các công nghệ, cải tiến kỹ thuật mới nổi lên đại diện cho sự phát triển trong một lĩnh vực nào đó. Tất nhiên, mức độ tác động, tình trạng và hiệu quả mang lại của một số công nghệ mới nổi không giống nhau. Dựa vào những yếu tố này, con người phải nghiên cứu và xem xét công nghệ nào thích hợp để ứng dụng. Cải tiến, công nghệ nào sẽ trở nên lỗi thời theo thời gian.

Ví dụ trong công nghệ mới trông nông nghiệp

Không ít những công nghệ mới hiện nay gắn liền với nông nghiệp. Chẳng hạn, người ta đã phát minh và đưa vào thử nghiệm robot nông nghiệp, cho phép người nông dân giảm thiểu công sức, thời gian đáng kể. Đặc biệt, với sự giúp đỡ của robot. Chắc hẳn năng suất lao động sẽ cao hơn rất nhiều. Đây là cơ sở để mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, người ta còn hướng tới mô hình hệ sinh thái khép kín. Mặc dù công nghệ này vẫn đang còn trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Nhưng đã cho thấy những hứa hẹn về ứng dụng trong nông nghiệp và không gian vũ trụ.

Một ví dụ khác về công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (AI) là trí thông minh trưng bày bằng máy hoặc bằng phần mềm, và các chi nhánh của khoa học máy tính đó phát triển các máy móc và phần mềm với trí thông minh của con người như thế nào. Các nhà nghiên cứu AI lớn và sách giáo khoa xác định các lĩnh vực như “việc nghiên cứu và thiết kế của các đại lý thông minh”, nơi một đại lý thông minh là một hệ thống nhận thức môi trường của nó và sẽ hành động nhằm tối đa hóa cơ hội thành công. John McCarthy, người đã đặt ra thuật ngữ trong năm 1955, định nghĩa nó như là “khoa học và kỹ thuật của máy làm thông minh”.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế. Tại Việt Nam, Chính phủ xác định công nghệ AI là sự đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu.

Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, AI được kỳ vọng sẽ thúc đẩy và lan tỏa sự phát triển của công nghệ, đồng thời thông qua kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, start-up… Việt Nam sẽ xây dựng được cộng đồng AI mạnh.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về công nghệ và chuyển giao công nghệ

Luật Hoàng Anh