Công nghệ in 3D là gì ? Ứng dụng của công nghệ in 3D
Ngày xưa, những tác phẩm hoặc mô hình đều được sản xuất thủ công. Hiện nay, kỹ thuật và công nghệ đã phát triển vượt bậc. Những vật thể mô hình mang tính chi tiết cao, sản xuất thủ công khó đạt được đến độ chính xác tuyệt đối thì công nghệ in 3D xuất hiện như một khẳng định không máy móc nào con người không phát minh ra được. Hãy tham khảo bài viết này của THN Việt Nam để biết công nghệ in 3D là gì nhé.
Khái niệm 3D là gì?
3D là từ viết tắt của 3-Dimention (không gian 3 chiều). Chúng ta thường sử dụng từ này đi liền với khái niệm “đồ họa 3D”. Hình ảnh 3D được hình thành trên sự trợ giúp của phần mềm đồ họa máy tính. Những hình ảnh này được thể hiện một cách sống động như thật, rất thật.
Công nghệ in 3D là gì ?
Công nghệ in 3D (Three Dimensional Printing) hay còn gọi là công nghệ đắp dần là sản xuất các vật thể 3 chiều bằng phương pháp in từng lớp (Layer) với mực in là chất rắn.
Phân loại in 3D
Tùy vào cách thức xếp chồng từng lớp để xây dựng vật thể và vật liệu mực in mà công nghệ in 3D được chia thành:
Theo vật liệu cấu thành
- Công nghệ in 3D với mực in dạng nhựa dẻo và phi kim
- Công nghệ in 3D với mực in là kim loại
- Công nghệ in 3D với mực in là hợp chất hữu cơ
Theo cách thức xếp chồng từng lớp
Công nghệ FDM: đây là công nghệ in 3D rẻ nhất và đơn giản nhất. Nó có mặt trong hầu hết các máy in 3D trên thị trường. Nguyên lý của công nghệ FDM là nung nóng chảy và đùn dây vật liệu thành từng lớp để tạo ra vật thể
- Ưu điểm: giá rẻ, dễ sử dụng, in được các vật thể có kích thước khổng lồ
- Nhược điểm: độ mịn bề mặt không cao, khó in các vật thể có chi tiết phức tạp
- Ứng dụng: hầu như mọi lĩnh vực
Công nghệ Resin: đây là tên gọi chung có 1 nhóm công nghệ sử dụng mực in 3D dạng lỏng
- Ưu điểm: cho ra sản phẩm có độ mịn cao nhất
- Nhược điểm: quy trình in rất phức tạp, nên dùng để in các vật thể nhỏ và phức tạp
- Ứng dụng: mẫu 3D trang sức, nha khoa, miniature
Công nghệ SLS: đây là công nghệ sử dụng tia laser chiếu vào vật liệu (kim loại hoặc polymer) làm chúng nóng chảy và kết dính tạo thành vật thể
- Ưu điểm: không ngại các mô hình phức tạp và là công nghệ in được nhiều màu sắc nhất
- Nhược điểm: rất tốn kém và cần nhiều thiết bị phục vụ cho quá trình in
- Ứng dụng: tạo mẫu chi tiết máy, sa bàn, kiến trúc
Những điều bạn chưa biết về công nghệ in 3D
Công nghệ in 3D không phải là một công nghệ mới
Nghe rất vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Công nghệ này được phát triển và ứng dụng vào thực tế lần đầu tiên vào thập niên 80 của thế kỷ 19. Ông tổ của công nghệ này là Charles Hull (người sáng lập công ty in 3D đầu tiên và danh tiếng nhất thế giới thời bấy giờ – Systems Corporation). Tuy nhiên, chi phí để có được những thiết bị in 3D vào thời đó là rất đắt đỏ nên sự phổ biến của công nghệ này bị ảnh hưởng rất nhiều.
Công nghệ in 3D là xu hướng của tương lai
Dựa vào những đặc điểm của nó, các chuyên gia đã đánh giá công nghệ này sẽ phát triển đầy mạnh mẽ và trở thành xu hướng.
Các yếu tố tạo nên sự phát triển của công nghệ in 3D:
- Tạo mẫu nhanh: “nhanh” ở đây không phải là cấp tốc, chớp nhoáng. Một sản phẩm in 3D có thời gian sản xuất từ 3 – 72 giờ. Thời gian này thấy thì có vẻ chậm, nhưng để so với các hình thức sản xuất truyền thống thì nó nhanh hơn rất nhiều.
- Chính xác: công nghệ in 3D sản xuất những mô hình có độ phức tạp, chi tiết cao mà các phương pháp truyền thống không thể chế tạo được.
- Tiết kiệm chi phí: với những công nghệ in 3D giá thành rẻ, thời gian lại nhanh hơn phương pháp truyền thống thì không lý nào công nghệ này lại không phát triển được.
Các ứng dụng của công nghệ in 3D trong đời sống
- Thiết kế quần áo, phụ kiện, trang sức: đã có rất nhiều sản phẩm in 3D được sử dụng làm trang phục biểu diễn trên các sàn diễn thời trang nổi tiếng. Trong tương lai gần, công nghệ này sẽ còn ứng dụng rộng rãi vào ngành thời trang, đặc biệt là thời gian custom và cá nhân hóa.
- Y học, sản xuất bộ phận cơ thể người: Các nhà khoa học đã ứng dụng thành công nhiều mô hình lên cơ thể người với độ chính xác hoàn hảo và chuyển động linh hoạt. Trong tương lai, công nghệ in 3D có thể được ứng dụng để sản xuất bộ phần “sống” cho cơ thể người
- Sản xuất linh kiện: đây là ứng dụng phổ biến nhất của in 3D
- Thực phẩm: sẽ như thế nào nếu thực phẩm được sản xuất bằng máy in 3D bằng mực in là thực phẩm như socola, đường, vani,… tuyệt vời phải không nào !
- Xây dựng: đã có những công ty xây dựng sử dụng máy in 3D không lồ để tạo nên 10 ngồi nhà trong vòng 24 giờ. Wow !!!
Đọc tới đây bạn cũng đã hình dung được công nghệ in 3D là gì? Công nghệ này đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Hãy theo dõi THN Việt Nam để xem thêm nhiều bài viết hay về ngành in nhé.