Công nghệ gen là gì? Đặc điểm, ứng dụng của công nghệ gen – Rửa xe tự động
Công nghệ gen là gì? Là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng kỹ thuật gen được ứng dụng nhiều để tạo chế phẩm sinh học, tạo giống cây trồng và động vật biến đổi gen. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, ứng dụng của công nghệ gen trong cuộc sống quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào có trong bài viết dưới đây.
Công nghệ gen là gì?
Khái niệm công nghệ gen đã được nhắc tới trong chương trình Sinh học 9. Công nghệ gen có tên gọi tiếng Anh là Genetic Engineering, là sự biến đổi nhân tạo của thành phần di truyền học của sinh vật. Công nghệ gen thường sẽ liên quan tới việc chuyển gen từ một loài sinh vật này sang loài sinh vật khác để loài sau thừa hưởng được những đặc tính của loài trước.
Công nghệ gen còn được gọi là kỹ thuật di truyền hoặc di truyền sửa đổi. Công nghệ gen là một nhánh của công nghệ sinh học, cho phép trực tiếp sửa đổi hoặc loại bỏ một gen hoặc chuyển gen từ một loài cho loài khác.
Khi động vật, thực vật và các sinh vật khác được thay đổi bằng cách sử dụng công nghệ gen thì những sinh vật mới được tạo ra sẽ xếp vào nhóm sinh vật biến đổi gen. Quá trình sửa đổi gen sẽ bao gồm việc cho – nhận một hoặc nhiều gen từ sinh vật này với sinh vật khác, quá trình này được gọi là chuyển gen.
Tựu chung, công nghệ gen là quá trình sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp (rDNA) để thay đổi cấu trúc di truyền của sinh vật.
Ví dụ về công nghệ gen: Cây bông chuyển gen thường chứa một gen từ vi khuẩn có khả năng tạo ra loại thuốc trừ sâu, làm giảm lượng phun thuốc côn trùng gây hại.
Đặc điểm của công nghệ gen là gì? Ứng dụng công nghệ gen
Công nghệ gen sử dụng một loạt các kỹ thuật để kiểm soát, chỉnh sửa gen. Đặc biệt là việc di chuyển giữa các loài sinh vật vốn không có gì liên quan tới nhau, được gọi là công nghệ tái tổ hợp DNA. Chẳng hạn như gen từ một loài thực vật có thể được đưa vào cơ thể của động vật và ngược lại có thể chuyển gen từ động vật sang thực vật,…những sinh vật mới được tạo ra theo cách này được gọi là sinh vật biến đổi gen.
Hiện nay, công nghệ gen được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thực phẩm trồng trọt, động vật chăn nuôi. Ví dụ về ứng dụng công nghệ gen phải kể đến như việc nghiên cứu gen để đảm bảo gà không thể di truyền bệnh cúm gia cầm sang gia súc hoặc chim, không thể phát triển được các loại virus truyền nhiễm gây ra bệnh “bò điên”.
Trong thực vật, công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra những cây trồng biến đổi gen như ngô, đậu tương,…với mục đích chính là tăng năng suất cây trồng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Thành tựu của công nghệ gen cũng được ứng dụng trong y học, được sử dụng để tạo ra những loại vắc xin, thuốc mới hoặc vẽ bản đồ gen người để chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn. Không những thế, công nghệ gen tạo ra được những động vật biến đổi gen, là nguồn cung cấp nội tạng và mô trong y tế.
Thành tựu ứng dụng công nghệ gen
Ứng dụng công nghệ gen trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, người ta có thể thêm hoặc bỏ bớt gen, lấy gen từ sinh vật khác để chuyển vào vật mong muốn. Trong đó, cây trồng biến đổi gen là kết quả phổ biến nhất. Thông qua kỹ thuật này, người sản xuất có thể tạo ra nhiều giống cây trồng mong muốn mà không tốn nhiều thời gian.
Xét về mặt nguyên tắc, kỹ thuật này chỉ tiến hành biến đổi gen từ những gen không liên quan tới giá trị dinh dưỡng thực phẩm, nếu có thì sẽ tác động theo hướng tăng cường hàm lượng dinh dưỡng. Chính vì thế, cây trồng biến đổi gen sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng; khả năng chống sâu bệnh,…
Các loại thực phẩm như ngô, khoai, cà chua, dưa hấu,…là những minh chứng rõ nhất của công nghệ biến đổi gen. Ngoài việc tăng năng suất, tăng sức đề kháng, khả năng chịu đựng thuốc diệt cỏ, cây trồng biến đổi gen còn có vòng đời lâu hơn, màu sắc đẹp hơn.
Mặc dù công nghệ gen tạo ra nhiều đột phá nhưng vẫn có không ít người đặt ra câu hỏi các sản phẩm từ công nghệ gen có gây hại cho sức khỏe con người không. Những người ủng hộ công nghệ gen và biến đổi gen cho rằng công nghệ gen giúp tăng năng suất nông nghiệp, giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu giúp cây trồng có khả năng kháng bệnh, sống lâu hơn. Nhờ đó, giúp ngành nông nghiệp tăng năng suất, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo ở nhiều quốc gia đang phát triển.
Trong khi đó, những người phản đối lại liệt kê một loạt các mối quan tâm liên quan tới công nghệ gen bao gồm cả đột biến gen, phản ứng dị ứng, thiệt hại môi trường. Những người không ủng hộ cũng lo ngại về việc khó có thể đoán được kết quả từ công nghệ gen.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra, thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra những vấn đề lâu dài. Nếu thực phẩm biến đổi gen kháng thuốc diệt cỏ, số lượng thuốc diệt cỏ độc hại được sử dụng nhiều hơn mỗi năm. Điều này, không chỉ gây hại tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
Theo cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA các loại thực vật biến đổi gen cần phải đáp ứng được các quy định về an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gen. Mặt khác, khó có thể đưa ra kết luận giống nhau giữa các sản phẩm biến đổi gen nên cần phải được kiểm tra kỹ càng, đánh giá chi tiết từng loại.
Một số lượng lớn các loại cây trồng được ứng dụng công nghệ biến đổi hoặc sửa đổi gen đó là ngô, cải dầu, bông, khoai tây, củ cải đường, cà chua, lúa mì,…Những người phản đối hoàn toàn công nghệ gen cho rằng khoa học không nên can thiệp vào quá trình tự nhiên của sinh vật.
Trên đây là những thông tin về công nghệ gen, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!