Công đoàn là gì? Vai trò của Công đoàn với người lao động?
Công đoàn là gì? Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động? Trách nhiệm của công đoàn đối với các chính sách cho người lao động? Thủ tục xin gia nhập tổ chức công đoàn? Đối tượng đóng phí công đoàn?
1. Công đoàn là gì?
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội và đặc biệt là đối với người lao động. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của Công đoàn không phải ai cũng nắm được còn nhiều người hiểu sai về vai trò công đoàn cũng như Công đoàn bị “lu mờ” so với những cơ quan khác (Tòa án, công an…) trong bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Căn cứ Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đại diện cho người lao động; tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm: Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm với cán bộ công đoàn
2. Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động:
Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ Luật công đoàn 2012 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:
– Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:
Giúp đỡ người lao động trong hoạt động kí kết hợp đồng lao động, tư vấn ch người lao động biết quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng mà họ kí kết, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Giúp người lao động tránh rủi ro pháp lý khi không nắm được nội dung hợp đồng mà vi phạm.
Tham gia, thương lượng, kí kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện trong quan hệ lao động mà hai bên đã bàn bạc, thống nhất thông qua thương lượng tập thể. Đây là văn bản để người lao động trên sở thỏa thuận, thương lượng bằng sức mạnh của tập thể để tạo sức ép cho người sử dụng lao động đưa ra những yếu tố có lợi cho người lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên không được trái quy định của pháp luật. Do đó cần có sự tham gia của tổ chức Công đoàn.
Bên cạnh đó tổ chức công đoàn còn tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động. Thực hiện việc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Tiến hành tư vấn pháp luật cho người lao động để người lao động để người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi quyền lợi của người lao động, tập thể lao động bị xâm phạm thì tổ chức công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp cần khởi kiện ra tòa thì tổ chức Công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động, người lao động khi được người lao động ủy quyền.
Bên cạnh đó tổ chức Công đoàn được tổ chức, lãnh đạo tập thể người lao động đình công theo quy định của pháp luật.
Giúp hài hòa, ổn định cùng nhau phát triển giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài ra Công đoàn còn có chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động làm theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nội quy của tổ chức, của doanh nghiệp. Vận động người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.
Xem thêm: Kinh phí công đoàn là gì? Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào?
3. Thủ tục thành lập, gia nhập công đoàn:
Việc thành lập công đoàn là sự tự nguyện nên người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động miễn sao phải theo đúng quy định của Luật công đoàn và pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên công đoàn cấp trên cơ sở vừa có quyền và vừa có trách nhiệm vận động người lao động tham gia công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tạo điều kiện cho việc thành lập công đoàn vì những vai trò quan trọng không thua kém những cơ quan, đoàn thể khác trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Khi tổ chức công đoàn được thành lập theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động,tổ chức bắt buộc phải thừa nhận, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động.
Xem thêm: Thủ tục thay đổi, miễn nhiệm, xin thôi chủ tịch công đoàn công ty
4. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kéo theo sự phát triển của quan hệ lao động . Do vậy, vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động cũng được phát huy tối đa để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi quan hệ lao động đang ngày càng trở nên phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Công Đoàn năm 2012 và “Bộ luật lao động năm 2019”.
Theo quy định tại Điều 10, Hiến pháp năm 2013 thì “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Về vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động được quy định tại Điều 188 Bộ Luật lao động năm 2012. Theo đó, Công đoàn có những vai trò cơ bản sau :
Thứ nhất, Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
Thứ hai, Công đoàn tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
Thứ ba, Công đoàn tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Khi xảy ra tranh chấp lao động về lợi ích, Công đoàn là tổ chức phối hợp, lãnh đạo người lao động tiến hành đình công.
Thứ tư, Công đoàn tham gia đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức Công đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trò không một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, Công đoàn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao động hoàn chỉnh.
Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể về chức năng, vai trò của Công đoàn trong quan hệ lao động. Nhưng trên thực tế vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy một cách có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Vì việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thực lực của chính bản than mỗi tổ chức Công đoàn.
Xem thêm: Thủ tục xin không tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở
5. Trách nhiệm của công đoàn đối với các chính sách cho người lao động:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có một tình huống, mong luật sư giúp em ạ! Anh A là công nhân, đã ký hợp đồng lao động với thời hạn 24 tháng với công ty B vào tháng 6-2011. Trong quá trình làm việc, tháng 1-2013 anh A được đại hội công đoàn công ty nhiệm kỳ 2013-2015 bầu vào ban chấp hành công đoàn công ty. Với nhiệm vụ mới, anh A rất tích cực trong công tác công đoàn cũng như công tác chuyên môn.
Tuy nhiên, do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, đơn hàng ngày càng ít, công ty phải lên phương án giảm lao động, bước đầu công ty sẽ tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động ký hợp đồng xác định thời hạn đã đến hạn. Đợt này có 02 người, trong đó có anh A. Đến hạn, công ty gọi anh A lên nhận sổ bảo hiểm và các chế độ có liên quan nhưng anh A không đồng ý vì anh vẫn có nguyện vọng làm tại công ty và cho rằng mình không vi phạm nội quy lao động cũng như các quy định khác mà công ty đề ra. Anh A đến gặp ban chấp hành công đoàn công ty đề nghị can thiệp.
Hỏi: anh chị hãy tư vấn cho ban chấp hành công đoàn để có thể phối hợp giải quyết cho anh A trong trường hợp này? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Vì thời điểm bạn đưa ra không cụ thể nên áp dụng theo quy định của Bộ luật lao động 2019
Công đoàn trong quan hệ lao động có các quyền theo Điều 178 Bộ luật lao động 2019.
Như bạn trình bày, vì lý do kinh tế nên công ty đang phải cắt giảm lao động, trường hợp chấm dứt hợp đồng được xác định như sau:
Trường hợp thứ nhất: Nếu căn cứ theo khoản 3 Điều 42 Bộ luật lao động 2019 thì:
“3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.“
Như thế, với các trường hợp thông thường, công ty vẫn chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật nếu dựa vào căn cứ nêu trên và khi hợp đồng lao động hết hạn.
Tuy nhiên, anh A ngoài là người lao động còn là cán bộ công đoàn được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 2013 – 2015. Theo Điều 25 Luật công đoàn 2012 thì công đoàn thực hiện bảo đảm cho cán bộ công đoàn.
Còn người sử dụng lao động có trách nhiệm theo Điều 177 Bộ luật lao động 2019.
Từ những căn cứ trên, tại thời điểm này người sử dụng lao động không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với anh A. Công đoàn cần trao đổi rõ nghĩa vụ của người sử dụng lao động cho họ biết để đưa ra cách xử lý phù hợp.
Trường hợp thứ hai: Người sử dụng lao động chấm dứt với lý do theo khoản 4 Điều 42 Bộ luật lao động 2019.
Nếu người sử dụng lấy căn cứ trên để chấm dứt hợp đồng lao động là không có căn cứ. Bởi lẽ, lý do kinh tế theo khoản 2 Điều 42 Bộ luật lao động bao gồm:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
Như vậy, việc chấm dứt của người sử dụng được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (thời điểm chấm dứt chưa hết thời hạn của hợp đồng). Nếu có hành vi đơn phương chấm dứt trái pháp luật thì chính bản thân anh A có quyền theo Điều 41 Bộ luật lao động 2019.
Nếu người sử dụng lao động không thực hiện theo quy định trên, anh A có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện để giải quyết cho bạn. Còn bên phía công đoàn trong quá trình người sử dụng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động có thể giải thích cho người sử dụng lao động quy định của pháp luật để người sử dụng lao động nắm rõ. Nếu người sử dụng lao động vẫn cố tình đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì công đoàn có thể trao đổi với anh A để anh A bảo vệ quyền lợi của mình.
Xem thêm: Quy định về xin thôi chức vụ, từ chức chủ tịch công đoàn công ty
6. Đối tượng đóng phí công đoàn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Cho em hỏi nếu một doanh nghiệp không thành lập tổ chức công đoàn thì có được không (Doanh nghiệp có khoảng 60 lao động)? Trong khi đó họ vẫn đóng phí công đoàn 2% theo quỹ lương đóng bảo hiểm. Và nếu thành lập công đoàn thì tiền phí công đoàn của công ty đó sẽ phải đóng cho tổ chức công đoàn là bao nhiêu? Và theo điều luật nào quy định? Rất mong nhận được tư vấn từ phía luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn không?
Căn cứ Điều 1 Luật công đoàn 2012, có thể thấy việc thành lập công đoàn là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của người lao động. Công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, không có quyền ép buộc người lao động phải thành lập công đoàn. Doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn.
Tuy doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thành lập công đoàn nhưng phải tạo điều kiện và hỗ trợ cho người lao động thành lập công đoàn khi có mong muốn thành lập, đồng thời phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn tiến hành hoạt động.
Phí công đoàn
Căn cứ Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định đối tượng đóng kinh phí công đoàn và Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định mức phí công đoàn.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở đều phải đóng kinh phí công đoàn là 2% trên quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.