Công đoàn là gì? Luật công đoàn mới nhất
Công đoàn được coi là một tổ chức bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động.
Công đoàn là gì? Công đoàn có vai trò như thế nào đối với người lao động và Luật công đoàn mới nhất như thế nào hãy cùng Lê Ánh HR tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm công đoàn là gì?
Công đoàn là một tổ chức có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Đây được xem như là nơi bảo vệ quyền lợi của người lao động. Công đoàn Việt Nam là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội và đặc biệt là đối với người lao động.
2. Công đoàn cơ sở là gì?
Công đoàn cơ sở là công đoàn có tư cách pháp nhân và được Pháp luật Việt Nam công nhận là đại diện chính thức của tập thể người lao động, thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể lao động trong đơn vị.
Công đoàn cơ sở có quyền thương lượng kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, tham gia với người sử dụng lao động để đảm bảo việc làm, tiền lương cho người lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công
♥ Khóa Học Hành Chính Nhân Sự – Tổng hợp các kiến thức thực tế từ A-Z
3. Tính chất và chức năng của Công đoàn
Công đoàn Việt Nam có tính chất và chức năng riêng biệt thể hiện những yếu tố phù hợp với lao động Việt Nam
Mục Lục
3.1. Tính chất của công đoàn
Công đoàn Việt Nam có hai tính chất: Đó là tính giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng. Từ khi ra đời Công đoàn đã mang đầy đủ tính chất của giai cấp công nhân.
Tính chất đó được biểu hiện trong tổ chức và hoạt động Công đoàn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc.
Công đoàn là trung tâm tập hợp, đoàn kết đội ngũ người lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp công nhân và người lao động.
Biểu hiện tính quần chúng của Công đoàn đó là: Công đoàn kết nạp đông đảo người LĐ vào Công đoàn, không phân biệt nghề nghiệp, thành phần, dân tộc, tôn giáo… Hai tính chất này quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, thể hiện bản chất của Công đoàn Việt Nam
3.2. Chức năng của công đoàn
Công đoàn có ba chức năng đó là:
– Chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích, hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đây là chức năng trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn. Trong quan hệ lao động hiện nay, chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công đoàn cơ sở cần đẩy mạnh hoạt động tham gia xây dựng và giám sát thực hiện các chế độ chính sách, chế độ làm việc, điều kiện làm việc, tiền lương, thang lương, định mức lao động, nội quy lao động, giao kết hợp đồng lao động, thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể với nội dung có lợi hơn cho người lao động, cũng như việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc…
– Chức năng tham gia quản lý nhà nước, quản lý Kinh tế – Xã hội.
Công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ.
Công đoàn cần tham gia tổ chức Hội nghị người LĐ; Hội nghị cán bộ công chức, viên chức hàng năm; cử người LĐ tham gia các hội đồng; tổ chức đối thoại xã hội, thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát động các phong trào thi đua và hoạt động xã hội.
– Chức năng tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.
Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn. Vận động, giáo dục người lao động học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội.
Giáo dục bản lĩnh giai cấp, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân.
4. Luật công đoàn mới nhất
Luật Công đoàn 2012 có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung cho Luật công đoàn 1990 là cơ sở pháp lý quan trọng cho Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị – xã hội của đất nước; phát huy vai trò, tác dụng và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị – xã hội.
Sau hơn 9 năm áp dụng, thực thi Luật công đoàn 2012 đến nay năm 2022 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.
Là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành, triển khai Kế hoạch số 91/KH-TLĐ ngày 26/11/2019 về thực hiện các hoạt động sửa đổi Luật Công đoàn. Bám sát Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) và Kế hoạch 07 của Bộ Chính trị liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn, Tổng Liên đoàn tập trung vào 3 chính sách lớn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đó là vấn đề: Tổ chức bộ máy; tài chính công đoàn và sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của Luật Công đoàn với Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật, nhất là Bộ luật Lao động năm 2019. Dự thảo Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung nội dung 13 điều và sửa kỹ thuật 5/33 điều của Luật Công đoàn 2012.
»» Khóa Học C&B – Học Thực Hành Thực Chiến
5. Vai trò của công đoàn đối với người lao động
Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ Luật công đoàn 2012 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:
Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:
- Giúp đỡ người lao động trong hoạt động ký kết hợp đồng lao động, tư vấn cho người lao động biết quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng mà họ kí kết, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Giúp người lao động tránh rủi ro pháp lý khi không nắm được nội dung hợp đồng mà vi phạm.
- Tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện trong quan hệ lao động mà hai bên đã bàn bạc, thống nhất thông qua thương lượng tập thể.
Xem thêm: Quan hệ lao động là gì? Ý nghĩa của quan hệ lao động trong doanh nghiệp
- Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động. Thực hiện việc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề quyền và nghĩa vụ của người lao động.
- Tiến hành tư vấn pháp luật cho người lao động để người lao động để người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi quyền lợi của người lao động, tập thể lao động bị xâm phạm thì tổ chức công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp cần khởi kiện ra tòa thì tổ chức Công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động, người lao động khi được người lao động ủy quyền.
- Tổ chức, lãnh đạo tập thể người lao động đình công theo quy định của pháp luật.
- Giúp hài hòa, ổn định cùng nhau phát triển giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài ra, Công đoàn còn có chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động làm theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nội quy của tổ chức, của doanh nghiệp. Vận động người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.
Xem thêm: Quy Chế Lương Thưởng Trong Doanh Nghiệp
5.1. Thủ tục thành lập công đoàn
Việc thành lập công đoàn là sự tự nguyện nên người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động miễn sao phải theo đúng quy định của Luật công đoàn và pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên công đoàn cấp trên cơ sở vừa có quyền và vừa có trách nhiệm vận động người lao động tham gia công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tạo điều kiện cho việc thành lập công đoàn vì những vai trò quan trọng không thua kém những cơ quan, đoàn thể khác trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Khi tổ chức công đoàn được thành lập theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động, tổ chức bắt buộc phải thừa nhận, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động.
5.2. Đơn xin gia nhập công đoàn
Để gia nhập công đoàn người lao động cần làm đơn xin gia nhập Công đoàn. Mẫu đơn xin gia nhập công đoàn có nội dung như sau:
CÔNG ĐOÀN …………………..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
ĐƠN XIN GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN
Kính gửi: – Ban chấp hành Công đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
– Ban chấp hành Công đoàn Khoa /Ban […]
Tên tôi là: […] Nam/nữ […]
Sinh ngày: […] / […]/[…]Dân tộc […] Tôn giáo […]
Trình độ đào tạo: […]
Hiện đang công tác tại: […]
Tôi được tiếp nhận về khoa/phòng theo Hợp đồng (Quyết định) số […], ngày […] tháng […] năm […]; của […]
Sau khi tìm hiểu Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tôi nhận thấy Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, tầng lớp tri thức và những người lao động trong các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Vì vậy, tôi hoàn toàn tán thành điều lệ Công đoàn Việt Nam và tự nguyện làm đơn này kính mong BCH Công đoàn trường và BCH Công đoàn khoa /ban […] cho phép tôi được gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Tôi xin hứa sau khi được kết nạp, tôi sẽ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người đoàn viên Công đoàn và đóng công đoàn phí đầy đủ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến xác nhận của BCH Công đoàn bộ
CHỦ TỊCH
(Ký ghi rõ họ tên)
[…] ngày […] tháng […] năm
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký ghi rõ họ tên)
6. Quy định về kinh phí công đoàn
Mức đóng quỹ công đoàn được quy định cụ thể căn cứ vào quỹ tiền lương của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chi trả cho người lao động.
Căn cứ vào Điều 5, Nghị định 191/2013/NĐ-CP mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Lưu ý:
-
Quỹ tiền lương dùng làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
-
Đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì quỹ tiền lương dùng làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn hoặc không đóng đủ, đóng chậm sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 37, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01/3/2020. Mức xử phạt cho các vi phạm sẽ từ 12%-20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (không vượt quá 75.000.000 đồng).
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Công đoàn là gì? Luật Công đoàn mới nhất. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các Khóa học Hành chính nhân sự. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự giúp bạn có những kiến thức chắc chắn khi hành nghề.
Tham khảo thêm:
Lê Ánh Hr chúc bạn thành công!