Công đoàn cơ sở là gì ? Công đoàn là gì ? Công đoàn ngành là gì ? Quy định mức phí công đoàn

Luật Công Đoàn năm 1990 là đạo luật quy định quyền thành lập và gia nhập tổ chức công đoàn của người lao động, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp và hành và phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất nhằm thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực những biện pháp bảo đảm từ phía Nhà nước và tổ chức sử dụng lao động đối với hoạt động công đoàn.

Luật công đoàn năm 1990 được Quốc hội Khoá VIII thông qua ngày 30.6.1990. Luật này quy định chức năng, quyền và trách nhiệm của Công đoàn, gồm 19 điều, chia làm 4 chương: Chương l – Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 3); Chương II – Quyền và trách nhiệm của Công đoàn (Điều 4 đến Điều 13); Chương III – Những bảo đảm hoạt động công đoàn (Điều 14 đến Điều 17); Chương IV – Điều khoản cuối cùng (Điều 18 đến Điều 19).

Đạo luật về Công đoàn đầu tiên được ban hành bởi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào ngày 05.11.1957. Luật công đoàn năm 1990 là đạo luật thứ 2 về công đoàn trong lịch sử lập pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đạo luật của thời kì đổi mới, thời kì phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế mới này, người lao động không chỉ làm việc cho khu vực quốc doanh hoặc hợp tác xã như trước đây mà còn làm việc cho cả những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân hoặc doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với bối cảnh đặc thù như vậy, Luật công đoàn năm 1957 trở nên không còn phù hợp và cần được thay thế bởi Luật công đoàn mới.

Luật công đoàn năm 1990 tiếp tục khẳng định bản chất, vai trò và vị trí của các tổ chức công đoàn: “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sẵn Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học xã hội chủ nghĩa của người lao động’.

Luật công đoàn năm 1990 công nhận quyền được thành lập và tham gia hoạt động công đoàn của người lao động Việt Nam bất kể người đó tham gia lao động tại đơn vị sử dụng lao động của Nhà nước hay ngoài nhà nước. Luật cũng quy định rõ cấm mọi hành vi cản trở, vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia tổ chức và hoạt động công đoàn; phân biệt đối quan, đơn vị, theo đó công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội, chính sách, cơ chế quản lí kinh tế, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

Luật công đoàn năm 1990 cũng quy định rõ công đoàn có quyền tham gia xây dựng các chính sách xã hội, có trách nhiệm cùng cơ quan, đơn vị và tổ chức hữu quan chăm lo đời sống văn hoá, hoạt động thể dục, thể thao, tổ chức nghỉ ngơi, du lịch cho người lao động.

Công đoàn đại diện cho người lao động kí thoả ước lao động tập thể với các đơn vị sử dụng lao động và giám sát việc kí kết và thực hiện hợp đồng lao động. Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và các chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động (Điều 9).

Một số quy định trong Luật công đoàn đã được bổ sung bằng các quy định trong Bộ luật lao động năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002).