Công chức cấp xã là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò
Rate this post
Công chức cấp xã là gì? Khái niệm công chức cấp xã là gì? Đặc điểm vai trò của công chức cấp xã hiện nay là gì? Quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Công chức cấp xã là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần thiết trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay. Việc xác định đặc điểm, vai trò, ý nghĩa trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Công chức cấp xã của Cơ quan hành chính cấp cơ sở trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn rất nhiều luận văn thạc sĩ ngành quản lý công được Luận văn Panda chọn lọc, và muốn chia sẻ đến các bạn học viên đang muốn tham khảo thêm nhiều đề tài khác nhau, các bạn có thể tham khảo tại đây.
====>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công
1. Khái niệm, đặc điểm của công chức cấp xã hiện nay là gì?
Trên thế giới khái niệm công chức được xuất hiện cách đây vài thế kỷ dưới nhà nước tư bản… Ở Pháp, theo Từ điển Petit Larousse năm 1991, công chức được định nghĩa như sau: “Nhân viên của nhà nước được biên chế vào một công việc thường xuyên liên tục, trong một ngạch của thứ bậc hành chính, biên chế của một ngành công vụ”[41]. Ở Pháp, Điều 2 Chương II Quy chế chung về công chức Nhà nước năm 1994 xác định: “Công chức là người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian làm việc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc của các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan ngoại biên hoặc các công sở Nhà nước”[34]. Trong những năm gần đây, một khái niệm khác được thừa nhận là: “Công chức bao gồm toàn bộ những người được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ (công xã, tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong một công sở hay công sở tự quản, kể cả các bệnh viện và được biên chế vào một ngạch của nền hành chính công”[31].
“Ở Anh, khái niệm công chức chỉ bao hàm những nhân viên công tác trong ngành hành chính”[49].
“Ở Hoa Kỳ, tất cả các nhân viên trong bộ máy hành chính của chính phủ đều được gọi chung là công chức, bao gồm những người được bổ nhiệm về chính trị (còn gọi là công chức chính trị), những người đứng đầu bộ máy độc lập và những quan chức của ngành hành chính. Quan hệ giữa Chính phủ và công chức là quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê, ngoài việc điều chỉnh theo Luật hành chính, quan hệ này còn được điều chỉnh bằng hợp đồng dân sự”[49].
Tại Hoa Kỳ, nước này đảm bảo được chất lượng công chức ngay từ đầu vào bằng việc thực hiện sự minh bạch, nghiêm ngặt trong khâu tuyển dụng công chức. Nước này áp dụng cả hai hình thức tuyển dụng tập trung và phi tập trung còn phương pháp tuyển dụng cũng rất đa dạng tùy vào từng cấp chính quyền linh hoạt để chọn ra những người tài giỏi đầy đủ phẩm chất chuyên môn. Từ những năm 1980 trở về trước, các ứng viên công chức chỉ phải trải qua một kỳ thi chung (kỳ thi Hành chính sự nghiệp) như sau đó chính phủ Mỹ quan tâm đến việc tuyển dụng phi tập trung, tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức tuyển dụng theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị mình”[50].
Ở nước ta, khái niệm “công chức” có từ lâu. Nhưng chỉ đến năm 1950, sau 05 năm đất nước ta giành độc lập thì khái niệm đó mới xuất hiện trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Văn bản đầu tiên là Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định quy chế công chức Việt Nam. Điều 1 của Sắc lệnh ghi: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong nước hay ở nước ngoài đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”[52].
Trải qua diễn biến phát triển của đất nước, các khái niệm trên cũng có nhiều cách gọi, được thể hiện dưới nhiều thể loại văn bản khác nhau. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khái niệm công chức được gộp chung với khái niệm “cán bộ, công chức” được gọi chung là “cán bộ, công nhân viên chức nhà nước”[52]. Khái niệm này được gọi chung cho tất cả những người làm việc cho Nhà nước, không có sự phân biệt rõ ràng. Đội ngũ này được hình thành từ nhiều con đường, có thể do bầu cử, có thể do phân công sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, có thể do tuyển dụng, bổ nhiệm…”[52]
Đến thời kỳ đổi mới (sau năm 1986), trước yêu cầu khách quan cải cách nền hành chính và đòi hỏi phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, khái niệm công chức được sử dụng trở lại trong Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Chính phủ. Nghị định nêu rõ: “Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước”[30].“Năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời, là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta về cán bộ, công chức.
Dưới Pháp lệnh là Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nghị định đã cụ thể hóa khái niệm công chức“là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp; những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng”[51].
Sau hai lần sửa đổi, năm 2003, Pháp lệnh Cán bộ, công chức cho khái niệm gộp cả cán bộ, công chức (quy định tại Điều 1)[32]. “Mặc dù tiến bộ hơn rất nhiều so với Pháp lệnh năm 1998 và sửa đổi năm 2000, Pháp lệnh Cán bộ công chức sửa đổi năm 2003 đã phân định được đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước được gọi là “viên chức”. Các khái niệm trên lần lượt được Luật Cán bộ, công chức và của Nhà nước ta bước đầu phân biệt rõ ràng. Theo Từ điển Tiếng Việt, công chức là “những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp”[42]. Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Khoản 1 Điều 4 quy định về công chức tại Khoản 2 Điều 4 quy định về công chức: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [20, Điều 4, Khoản 2].
Từ những “Khái niệm cán bộ, công chức” ta sẽ tiếp tục tìm hiểu “Khái niệm công chức cấp xã”.Tại khoản 3, Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Như vậy, công chức cấp xã theo quy định có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng – Thống kê; Địa chính – Xây dựng – Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch; Văn hóa – Xã hội [13, Mục I, Điều 3].
Đội ngũ công chức cấp xã có chức trách tham mưu, đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và chủ tịch UBND cấp xã, đồng thời trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật và sự phân công của Chủ tịch UBND cấp xã. Số lượng công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể: cấp xã loại 1 bố trí không quá 25 người, cấp xã loại 2 bố trí không quá 23 người, cấp xã loại 3 bố trí không quá 21 người. công chức cấp xã do UBND cấp huyện quản lý.
Để phân biệt công chức cấp xã với cán bộ cấp xã, thì cán bộ cấp xã có các chức vụ sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam [9, Điều 3, Khoản 1].
Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành quản lý công được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.
===>>> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ
2. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã hiện nay
Thực tế cho thấy, đội ngũ các cấp nói chung và công chức cấp xã nói riêng có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân và giữa công dân với Nhà nước. Với vị trí là cấp cơ sở, vai trò của công chức cấp xã được thể hiện qua một số điểm như sau:
Thứ nhất, công chức cấp xã có vai trò quan trọng đã được Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách đảm bảo quyền và lợi ích trong quá trình làm việc. Bởi lẽ, xuất phát từ vai trò của công chức cấp xã là người trực tiếp triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước từ lý luận vào thực tiễn. Qua đó, người dân có thể tiếp cận, hiểu được nội dung và thực hiện theo quy định. Vậy nên, đội ngũ công chức cấp xã được đào tạo bài bản và đủ vững mạnh thì tất cả những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước sẽ được triển khai thực hiện đảm bảo và sẽ duy trì được sự ổn định góp phần vào sự đổi mới, phát triển ở địa phương. Trong những năm vừa qua thì việc tăng cường hoạt động đổi mới và phát triển nền kinh tế theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực thi một phần lớn chính là có vai trò, vị trí của đội ngũ công chức cấp xã ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của bộ máy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nước ta hiện nay. Tầm quan trọng của đội ngũ công chức cấp xã thể hiện bằng những kế hoạch tổ chức triển khai, hiện thực hoá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Họ vừa là người đại diện cho Đảng và Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành trong các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, vừa là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, thực thi quyền hành pháp, cũng như tiến hành tổ chức, triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Mặt khác công chức cấp xã cũng là người thường xuyên chăm lo đến mọi mặt đời sống, cả vật chất và tinh thần của mọi người dân; là người đại diện cho ý chí, quyền lợi của nhân dân địa phương, đấu tranh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân khi bị vi phạm. Công chức cấp xã là người cụ thể và trực tiếp nhất trong việc thực hiện phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Thứ ba, thực tiễn cho thấy, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Công chức cấp xã là những người sống và hoạt động thường xuyên, gần gũi, liên hệ mật thiết với Nhân dân. Do vậy, người công chức cấp xã cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ và năng lực chuyên môn để chủ động, vững vàng trong quản lý điều hành, mặt khác người công chức cấp xã cần có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, biết hi sinh, gương mẫu để lôi cuốn quần chúng Nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Thứ tư, phát triển đội ngũ công chức cấp xã là nhằm góp phần đánh giá về bộ máy nhà nước, tăng cường quản lý nhà nước, xã hội nói chung. công chức cấp xã khi tiến hành các hoạt động của mình chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình thực thi công vụ.