Công bố sản phẩm là gì? Thủ tục xin giấy công bố như thế nào?

Sản phẩm muốn lưu thông ra ngoài thị trường một cách hợp pháp và đúng luật. Bắt buộc các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện công bố sản phẩm. Vậy hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm những gì? Thủ tục công bố sản phẩm như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia của Fosi tìm hiểu qua bài viết: “công bố chất lượng sản phẩm“ này nhé!

Nếu bạn không có nhiều thời gian để đọc và tìm hiểu bài viết dịch vụ công bố thực phẩm sản phẩm của chúng tôi, không sao cả! Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua SĐT: 0918.828.875 để được tư vấn một cách cụ thể và chi tiết nhất! Chúng tôi chắc chắn, bạn sẽ hài lòng về dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm của chúng tôi

Công bố sản phẩm thực phẩm là gì?

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: công bố chất lượng sản phẩm là một hồ sơ mô tả các thông tin cần thiết, giúp cho nhà nước và người tiêu dùng có thể hiểu chi tiết hơn về sản phẩm đó.

Ngoài ra, hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm còn thể hiện lên những thông số chất lượng cụ thể. Giúp xác thực được toàn bộ thông tin của hàng hóa được cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh hay sản xuất, có phù hợp với quy định công bố của pháp luật hiện hành hay không. Hiện nay bản công bố chất lượng gồm 2 hình thức, đó chính là: bản tự công sản phẩm và bản công bố sản phẩm, để biết được bản công bố sản phẩm nào phù hợp với bạn thì hãy đọc tiếp nội dung bên dưới của chúng tôi.

Công bố sản phẩm là gì?Công bố sản phẩm là gì?

Lý do bạn cần phải có giấy công bố?

Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng trong nước hoặc nhập khẩu, trước khi muốn đưa hàng hóa đó lưu thông ra ngoài thị trường.

Lý do bạn cần phải có giấy công bố sản phẩm

Lý do bạn cần phải có giấy công bố sản phẩm

Công bố tiêu chuẩn sẽ giúp cho cơ quan chức năng dễ dàng quản lý về vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng mà còn đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp

  • Gây dựng uy tín, thương hiệu bền vững.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh.
  • Thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
  • Dễ dàng kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc trong quá trình sản xuất/kinh doanh.

YouTube videoYouTube video

Danh mục nào cần phải thực hiện thủ tục công bố?

Nếu bạn vẫn chưa biết hàng hóa nào cần phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm hay cần đăng ký công bố chất lượng sp, hãy nhanh chóng xem ngay danh sách cụ thể sau đây

Danh sách tự đăng ký

Nếu bạn mới lần đầu kinh doanh hoặc sản xuất thực phẩm có liên quan đến vấn đề tự công bố sản phẩm, bạn sẽ không biết phải làm thế nào phải không?. Chính vì điều đó, chúng tôi đã liệt kê ra danh sách hàng hóa mà doanh nghiệp cần phải tự công bố sản phẩm theo quy định cụ thể theo Nghị định 15 công bố chất lượng

Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm đã được đóng sẵn trong bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

Công bố thực phẩm phụ gia, gia vị
Phụ gia thực phẩm là những thực phẩm được liệt kê một số tên như sau:

  • Phẩm màu
  • Các chất bảo quản
  • Những loại chất có công dụng điều chỉnh độ acid, chất chống đông vón, chất ổn định, chất mang, chất làm rắn chắc, chất xử lý bột.
  • Những loại chất có công dụng chống oxi hóa, chất giữ ẩm và chất tạo phức với kim loại.
  • Những loại chất nhũ hóa,chất tạo bọt, chất tạo gel, chất độn, chất làm đầy, chất tạo xốp.

  • Những loại chất tạo ngọt, chất điều vị, chất điều vị.

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất thường được sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu của thực phẩm

Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, tiếp xúc thực phẩm

Dụng cụ bao bị đựng thực phẩm có rất nhiều loại, nếu bạn vẫn chưa hình dung được thì hãy xem một số liệt kê như sau đây:

  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng giấy, gốm sứ, tre, gỗ…
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp

Danh sách bắt buộc đăng ký 

Đơn vị, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo định số 42/2005/BYT của Bộ Y Tế. Sau đây là danh sách hàng hóa mà quý doanh nghiệp cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm và tiến hành kiểm nghiệm

Các sản phẩm từ sữa

  • Sữa và kem sữa cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác.
  • Sữa đã tách bơ, sữa đông và kem sữa đông, sữa chua, kiphia (kerphi) và sữa, kem khác đã lên men hoặc axít hóa, đã hoặc chưa cô đặc, pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, hương liệu, hoa quả, hạt hoặc cacao.
  • Bơ và các chất béo khác và các loại tinh dầu chế từ sữa, cao sữa.
  • Sữa và kem sữa, chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác.
  • Có hàm lượng chất béo không quá 1%.
  • Có hàm lượng chất béo trên 1% nhưng không quá 6%.
  • Có hàm lượng chất béo trên 6%.

Thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng

  • Thực phẩm chức năng chưa qua sơ chế hoặc chế biến: nấm linh chi, yến nguyên tổ, sâm nguyên củ, viên uống tăng cân, viên uống giảm cân và một số loại thảo dược khác.
  • Thực phẩm chức năng, bổ sung vi chất qua chế biến: mật ong, sâm ngâm rượu, trà linh chi, nước yến, cháo yến, sâm ngâm và một số loại khác.

Cà phê và các loại chè

  • Cà phê chưa xay hoặc tán
  • Cà phê đã xay hoặc tán
  • Cà phê đã rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất cà-phê-in vỏ quả và vỏ hạt cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đo
  • Chè xanh (chưa ủ men), đóng gói sẵn, trọng lượng gói không quá 3kg
  • Chè xanh khác (chưa ủ men)
  • Chè đen (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần, đóng gói sẵn, trọng lượng gói không quá 3kg
  • Chà đen khác (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần khác
  • Ca phê chưa khử chất caphein
  • Ca phê đã khử chất caphein
  • Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu nào khác

Ngũ cốc

  • Lúa gạo
  • Gạo đã xát toàng bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa chuột hạt hoặc đánh bóng hoặc hồ.

Dầu mở động vật

  • Chất nhờn, bã còn lại sau quá trình xử lý các chất béo, sáp thực vật, hoặc động vật
  • Sáp thực vật (trừ triglycerides), sáp ong, sáp cá nhà táng và sáp côn trùng đã hoặc chưa tinh chế hay pha mầu.
  • Gờ-li-xe-rin (glycerol) thô; nước và dung dịch kiềm glycerol.
  • Các hỗn hợp hay chế phẩm để ăn được chế biến từ mỡ hoặc dầu động vật, thực vật.
  • Mở lợn, mở trâu bò, mở dê và loại mở gia cầm khác.
  • Các loại sản phẩm được ép và sản xuất từ mở lợn dạng chảy.
  • Dầu, mỡ và các thành phần dầu mỡ được sản xuất từ dầu của cá hoặc động vật biển, đã hoặc chưa qua chế biến.
  • Mở lông của động vật.
  • Dầu đậu tương và các thành phẩn của dầu đậu tương đã được chế biến hoặc chưa qua chế biến.
  • Dầu lạc và các thành phẩn của dầu lạc đã hoặc chưa qua tinh thế.
  • Dầu oliu đã qua tinh chế hoặc chưa.
  • Dầu cọ đã qua tính chế hoặc chưa qua tinh chế.
  • Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông và các thành phần của chúng, đã hoặc chưa qua tinh chế.
  • Và một số loại dầu động vật khác nữa, bao gồm.

Các sản phẩm chế biến từ động vật

  • Chỉ quy định các phân nhóm là các loại đồ hộp (từ cá, thịt, động vật giáp xác hay động vật thân mềm, hoặc động vật không xương sống dưới nước khác)

Đường và loại kẹo có đường, mứt

  • Đường khác, bao gồm đường glucose, fructose, lactosa và maltose, tinh khiết về mặt hóa học, dạng tinh thể; xi-rô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất mày; mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên thắng (caramel) (Đường lactosa và xi-rô lactosa).
  • Mật từ quá trình chiết suất hoặc tinh chế đường.
  • Mứt kẹo có đường (kể cả socola trắng), không chứa cacao.
  • Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucrose tinh khiết về mặt hóa học, ở dạng tinh thể.
  • Đường thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu.

Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa

  • Chiết suất từ hạt ngũ cốc đã nẩy mầm.
  • Thức ăn chế biến từ tinh bột, bột thô hoặc mạch nha tinh khiết.
  • Bột nhào như bột mỳ sợ, mì dẹt.
  • Thành phẩm được chế biến từ tinh bột sắn ở dạng mảnh, hạt, bột xay….
  • Các sản phẩm chế biến từ quá trình nổ như bỏng ngô và các loại ngũ cốc dạng hạt.
  • Bánh mì, bánh quy, bánh ngọt và các loại bánh ngọt khác.

Sản phẩm đối với việc chế biến từ rau, quả, hạt..

  • Chỉ áp dụng cho các sảm phẩm thuộc phân nhóm là các loại đồ hộp (từ rau, quả, hạt và các thành phần khác của cây)

Đồ uống, rượu và giấm

  • Bia được sản xuất từ các loại hạt ngũ cốc đã nẩy mầm
  • Rượu vang được làm từ nho tươi, bao gồm cả rượu vang cao độ
  • Đồ uống có men, ví dụ như vang táo, vang lê, mật ong
  • Các loại nước uống có ga, bao gồm cả nước khoáng tự nhiên
  • Giấm và chất thay thế giấm làm từ axit axetic

Hồ sơ đăng ký bao gồm những loại giấy tờ nào?

Nếu bạn muốn tự mình công bố sản phảm nhưng lại chưa biết nên chuẩn bị những gì? Hoặc cần bổ sung những loại giấy tờ nào thì hãy xem ngay những nội dung sau đây.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm

  • Mẫu số 01 bản tự công bố sản phẩm, Phụ lục I ban hành kèm nghị định này;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm VSATTP sẽ có thời hạn 12 tháng, bao gồm các chỉ tiêu an toàn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng phù hợp với quy định được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

mẫu tự công bố chất lượng sản phẩmmẫu tự công bố chất lượng sản phẩm

Hồ sơ công bố sản phẩm

  • Bản công bố sản phẩm theo mẫu công bố chất lượng sản phẩm số 02, Phụ lục I, ban hành kèm theo quy định về công bố chất lượng tại nghị định này/ giấy tiếp nhận đăng ký công bố chất lượng
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong thời hạn 12 tháng hoặc các chỉ tiêu an toàn theo tiêu chuẩn tương ứng được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)/ Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation)/ Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu có nội dung bảo đảm an toàn lợi ích cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự)_ Theo thông tư số: 69/2018/NĐ-CP;
  • Giấy chứng nhận cơ sở, tổ chức hay công ty thành lập đủ điều kiện thực hành sản xuất tốt – GMP
  • Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng, thành phần của sản phẩm cần phải công bố (cần có xác nhận của tổ chức, cá nhân) và liều dùng phải phù hợp với quy định tại khoản d điều 7 của nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ công bố sản phẩm

Hồ sơ công bố sản phẩm

Fosi – Đơn vị làm bản chất lượng sản phẩm và kiểm nghiệm thực phẩm uy tín nhất hiện nay

Fosi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm bậc nhất hiện nay. Bởi dịch vụ công bố sản phẩm của chúng tôi đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp sở hữu được công nghệ hiện đại, cũng như giúp họ sở hữu giấy phép hoạt động đúng pháp luật.

Đặc biệt, khi bạn sử dụng dịch vụ tự công bố sản phẩm hay làm giấy công bố chất lượng tại Fosi. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ngay giấy phép chỉ trong vòng 15 ngày với chi phí công bố sản phẩm rẻ nhất thị trường, mà không bạn phải tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như đến tận nơi để hoàn thành theo thủ tục. Sau đây là quy trình làm công bố được thực hiện bởi chúng tôi

Tư vấn khách hàng

Khi liên hệ với Fosi, bạn sẽ được tiếp cận với những chuyên gia hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm giấy phép công bố, họ sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc

Tư vấn khách hàng làm giấy phép công bố sản phẩm

Tư vấn khách hàng làm giấy phép công bố sản phẩm

Bổ sung hồ sơ

Sau khi bạn đã trao đổi đầy đủ thông tin với Fosi và đồng ý sử dụng dịch vụ. Bạn sẽ cần chuẩn bị mọi giấy tờ để bổ sung làm hồ sơ nếu được Fosi yêu cầu.

Thanh toán và bàn giao giấy chứng nhận 

Sau khi hoàn tất việc bổ sung giấy tờ, thủ tục hồ sơ, việc tiếp khách hàng cần phải làm là thanh toán phí dịch vụ làm giấy công bố cho Fosi. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành xin giấy phép công bố chất lượng cho quý khách hàng, chỉ đâu đó trong vòng 15 ngày là quý khách hàng sẽ nhận được giấy phép nhé.

Quy trình làm việc của Fosi

Để hiều rõ hơn về quy trình công bố được áp dụng cho những sản phẩm thuộc nghị định 15/2018/NĐ-CP đã nêu trên, hãy cùng Fosi tìm hiểu rõ qua phần dưới đây nhé!

Bước 1: Kiểm nghiệm thực phẩm

Nếu trong trường hợp quý khách hàng chưa tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm. Chúng tôi sẽ yêu cầu quý khách sử dụng dịch vụ kiểm nghiệm trước khi làm bản công bố chất lượng

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Để mọi thủ tục và quy trình làm giấy công bố được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, bạn cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ được yêu cầu như sau đây

Khách hàng cần:

  • Chuẩn bị các thông tin về sản phẩm cần thực hiện tự công bố như: tên, thành phần, và các thông tin liên quan cần có trong biểu mẫu hồ sơ,….
  • Nhãn hiệu tự thiết kế hoặc hình chụp.
  • Kiểm nghiệm nếu có,
  • Thông tin về giấy phép kinh doanh, giấy cơ sở đủ điều kiện (đối với hàng xóa được sản xuất trong nước),…
  • Chuẩn bị mẫu gửi kiểm nghiệm

Bảng kiểm nghiệm sản phẩm tại Fosi

Bảng kiểm nghiệm sản phẩm tại Fosi

Đối với Fosi:

  • Thu thập thông tin thực tế từ khách hàng
  • Lập chỉ tiêu công bố sản phẩm dựa trên thành phần của thành phẩm và phù hợp với quy định, pháp luật hiện hành
  • Liên hệ phòng kiểm nghiệm để được báo giá, gửi mẫu
  • Xây dựng hồ sơ tự công bố theo biểu mẫu
  • Hỗ trợ khách hàng chỉnh nhãn nếu cần
  • Làm nhãn hiệu sản phẩm; dịch nhãn, làm nhãn phụ (đối với hàng nhập khẩu)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Khi sử dụng dịch vụ làm hồ sơ công bố chuyên nghiệp tại Fosi, bạn không cần phải quan tâm đến vấn đề là nộp hồ sơ công bố sản phẩm ở đâu?. Bởi mọi vấn đề về quy trình công bố sản phẩm, thủ tục, nộp hồ qua đường bưu điện hay công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử đều đã được các chuyên gia của Fosi đứng ra giúp cho bạn giải quyết tất cả.

  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được Fosi tiến hành nộp đến cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ đó.
  • Đồng thời, Fosi cũng sẽ cập nhật thông tin trên trang wed quản lý hồ sơ theo yêu cầu nếu cần tùy theo từng quy định ở địa phương, tỉnh, thành phố quản lý đối với doanh nghiệp tại nơi đó.
  • Luôn cập nhật nhật theo dõi các trang wed thông tin từ cơ quan quản lý hồ sơ tự công bố sản phẩm về việc đăng tải hồ sơ để báo cho khách hàng kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Nộp hồ sơ công bố sản phẩm hợp quyNộp hồ sơ công bố sản phẩm hợp quy

Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép đã đăng ký

Sau khi hồ sơ đã được nộp lên cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị kinh doanh sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hoàn toàn về an toàn thực phẩm nếu như bị người tiêu dùng khiếu nại. Để kiểm tra sản phẩm đã được công bố bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây

Cách tra cứu tự công bố sản phẩm

Để tra cứu bản tự công bố sản phẩm, bạn cần phải thực hiện theo như hướng dẫn của chúng tôi ở sau đây

Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh: http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/

Bước 2: Vào mục “Trang chủ” trên trang thông tin điện tử, sau đó click vào mục tra cứu “Danh Sách Sản Phẩm Doanh Nghiệp Tự Công Bố

  • Tại ô “Tên Đơn Vị:” nhập thongs tin Tên doanh nghiệp
  • Ô “Tên Sản Phẩm”: nhập thông tin tên sp cần tìm

Bước 3: Click vào biểu tượng màu xanh có nội dung “Tìm” => Như vậy, hệ thống tự động cập nhật ngay lập tức sản phẩm đã được cơ quan niêm yết.

Cách tra cứu tự công bố sản phẩm

Cách tra cứu tự công bố sản phẩm

Lưu ý: Khi bạn thực hiện làm giấy phép ở đâu thì bạn hãy tiến hành kiểm tra kết quả tại địa phương đó. Mặc dù các website ở mỗi địa phương không giống nhau, nhưng hầu hết các bước tra cứu thông tin sản phẩm đã tự công bố đều tương tự và giống như hướng dẫn của chúng tôi ở trên nhé.

==> Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tra cứu bản tự công bố, đừng ngại khi gọi cho chúng tôi qua SĐT: 0909.89.87.83 để đươc hỗ trợ về giấy thực phẩm công bố nhé.

Cách tra cứu khi công bố sản phẩm

Bước 1: Truy cập vào Website của BỘ Y TẾ- CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM tại: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/
Bước 2: Vào mục “TRA CỨU”-> Click vào nội dung “Hồ sơ đăng ký sản phẩm đã công bố”

  • Tại ô “Tên doanh nghiệp:” nhập thông tin Tên doanh nghiệp công bố
  • Ô “Tên Sản Phẩm” nhập thông tin tên sản phẩm công bố

Bước 3: Click vào biểu tượng màu xanh có nội dung “Tìm” => Như vậy, hệ thống sẽ tự động cập nhật ngay lập tức sản phẩm mà cơ sở đã được cơ quan niêm yết.

Cách tra cứu khi công bố sản phẩm

Cách tra cứu khi công bố sản phẩm

Kinh nghiệm làm hồ sơ bạn cần phải biết

Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Ngoải ra, các tài liệu đó phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Trường hợp bản công bố có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 (NĐ 15/2018/NĐ-CP) và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Một số câu hỏi thường gặp

Đơn vị nào cần phải công bố hợp quy?

==> Các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam.

Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu có phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm không?

==> Tại khoản 2 điều 4 nghị định 15/2018/NĐ-CP có đề cập rằng: Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố

Phụ gia thực phẩm có cần thực hiện tự công bố sản phẩm thực phẩm hay đăng ký công bố không?

==> Tùy theo thành phần sản phẩm phụ gia mà chúng ta tiến hành thủ tục công bố hay tự công bố:

– Các phụ gia sử dụng trong thực phẩm thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng được quy định bởi Bộ Y tế thì thực hiện thủ tục tự công bố

– Đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định thì thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố

Có cần phải dịch nhãn sản phẩm nhập từ nước ngoài vào khi thực hiện thủ tục tự công bố hay không?

==> Khoản 3 điều 5 nghị định 15/2018/NĐ –CP có duy định: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Vì vậy, nhãn sản phẩm được nhập từ nước ngoài, có chứa thông tin nội dung bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch thuật và công chứng.

Khi thay đổi tên sản phẩm có cẩn phải thực hiện lại thủ tục tự công bố không?

==> Khoản 4 điều 5 nghị định 15/2018/NĐ-CP, khi có sự thay đổi về tên sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại từ đầu mọi thủ tục

Nộp hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm ở đâu?

Nếu đến nay bạn còn chưa biết chỗ đăng ký công bố chất lượng sản phẩm ở đâu, cũng đừng lo lắng, hãy xem nội dung sau đây

==> Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

  • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
  • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm mà giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, Ủy Ban Nhân Dân cấp tinh chỉ định. Thì các tổ chức, cá nhân đó có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc các cơ quan có thẩm quyền tương đương

Giấy tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP hiện hành, bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu vẫn chưa có thời gian xác định cụ thể, trước khi có văn bản khác thay thế thì bạn phải hiểu là giấy phép được dùng lâu dài nếu như giấy phép của bạn không có bất kỳ thay đổi nào. Những sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận công bố hợp quy, hoặc được cấp giấy công bố chất lượng sản phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ- CP có hiệu lực, thì bạn vẫn được tiếp tục sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Không thực hiện thủ tục công bố khi kinh doanh, sản xuất sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?

==> Tại điểm a, b khoản 1 điều 20 của nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố theo quy định của pháp luật.
  • Không nộp 01 bản tự công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng – 40 triệu đồng đối với các vi phạm:

  • Sản xuất hoặc nhập khẩu huộc diện đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhưng có ít nhất một trong các chỉ tiêu ATTP không phù hợp với mức quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định pháp luật tương ứng
  • Sản xuất, nhập khẩu thực phẩm chức năng chỉ có ít nhất một trong những chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên tác dụng của sản phẩm, không phù hợp với mức công bố, hoặc mức ghi nhãn đối với sản phẩm không có giấy phép chưa đến mức là hàng giả.

Phạt tiền 40 triệu đồng – 50 triệu đồng đối với vi phạm không đăng ký theo quy định của pháp luật, trong việc sản xuất hoặc nhập khẩu thuộc diện bắt buộc đăng ký bản công bố

  • Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất/nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng – 03 tháng đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 2 điều 21 Nghị định này.
  • Buộc thu hồi sản phẩm hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế. Tiêu hủy đối với sản phẩm vi phạm tương ứng theo quy định

Fosi có cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm nhập khẩu không?

Có, hiện tại Fosi có cung câp dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm nhập khẩu trọn gói. Nếu bạn muốn làm giấy phép công bố hợp quy cho sản phẩm ở nước ngoài của mình, hãy liên ngay cho Fosi qua SĐT: 0918.828.875 để được tư vấn cụ thể chi tiết nhé. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp cả dịch làm giấy phép an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm và công bố hợp quy cho sản phẩm sản xuất trong nước nữa.

Fosi có bài viết nào hướng dẫn tự công bố sản phẩm thực phẩm không?

Bài viết của chúng tôi được xuất bản mỗi ngày là rất nhiều. Bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm có sẵn ở website để tìm ra bài viết mà bạn muốn đọc nhé

Nộp bản tự công bố sản phẩm ở đâu?

Câu hỏi này tương tự với câu hỏi đã được chúng tôi trình bày ở trên. Bạn hãy đọc kỹ là sẽ tìm thấy đáp án bạn mong muốn nhé.

Thủ tục công bố sản phẩm nhập khẩu như thế nào?

Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm từ nước ngoài -> Đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ -> Chờ thẩm định hồ sơ tự công bố thực phẩm nhập khẩu -> Chờ kết quả -> Nhận giấy phép

Fosi có thư viện mẫu hồ sơ tự công bố sản phẩm không?

Hiện tại Fosi vẫn chưa có thư viện hỗ trợ cho việc dowloand. Tuy nhiên, trong tương lai vài năm nữa có thể có.