Công an được tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong những trường hợp như thế nào là đúng luật?
Thưa luật sư, xin hỏi: Quy định của pháp luật ra sao có hợp tình hợp lý không và làm như thế nào công an có quyền tạm giữ người? điều kiện tạm giữ đúng luật ? Cảm ơn và mong nhận sự giải đáp từ luật sư.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của Công ty luật Minh Khuê
Mục Lục
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 112/2013/NĐ-CP
Nghị định 17/2016/NĐ-CP
2. Luật sư tư vấn:
Tạm giữ người là gì ?
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã (Điều 117 BLTTHS 2015)
Mục đích tạm giữ người
Mục đích của tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú là để ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội, tạo điều kiện cho cơ quan điều fra thu thập chứng cứ, tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ. Tạm giữ đối với người bị bắt theo lệnh truy nã để có thời gian cho cơ quan bắt hoặc nhận người bị bắt thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã biết về việc đã bắt được đối tượng truy nã và có thời gian cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt.
Đối tượng áp dụng tạm giữ
Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ có thể là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị bắt ữong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo lệnh truy nã. Trong trưởng hợp người bị bắt khi phạm tội quả tang nhung sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra thì không cần phải tạm giữ. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thường bị tạm giữ vì trong hầu hết trường hợp khi quyết định giữ khẩn cấp, cơ quan điều tra đã xác định cần phải ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ gây khó khăn cho việc điều tra, khám phá tội phạm. Đối với người bị bắt theo lệnh truy nã, ngay sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã để cơ quan này đến nhận người bị bắt. Việc tạm giữ đối với người này chỉ đặt ra khi xét thấy cơ quan đã ra lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận người bị bắt.
– Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, thủ tục tạm giữ (các khoản 2,3,4 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ).
Chỉ trong vài tình huống cụ thể được quy định thì công an mới được quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Để tạm giữ người, cơ quan chức năng phải có quyết định bằng văn bản và thông báo rõ ràng cho người dân được biết.
Quyền hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính của cơ quan công an cũng như các quy định liên quan như: thời gian tạm giữ, quyền lợi của người bị tạm giữ…
Theo Điều 11 Nghị định 112 năm 2013 của Chính Phủ thì việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau: Gây rối trật tự công cộng; Gây thương tích cho người khác; Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc dù đã bị nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Điều 11. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau:
1. Gây rối trật tự công cộng.
2. Gây thương tích cho người khác.
3. Người có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật phòng, chống bạo lực gia đình vàKhoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngày 17 tháng 3 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 17 năm 2016 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 112 năm 2013) đã bổ sung thêm các trường hợp áp dụng việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính, cụ thể là: Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm. Nghị định 17 năm 2016 sẽ có hiệu lực vào ngày 2/5/2016.
Điều 11. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau:
a) Gây rối trật tự công cộng;
b) Gây thương tích cho người khác.
2. Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp sau mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp theo quy định của pháp luật;
đ) Nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng;
e) Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Vận chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”.
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
Thời hạn tạm giữ phải được ghi cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ trong thời gian bao nhiêu giờ; bắt đầu từ giờ nào đến giờ nào của ngày, tháng, năm ra quyết định tạm giữ.
Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.
Khi hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính, người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ hành chính, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ.
Trường hợp người bị tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản, biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản, người đã ra quyết định tạm giữ.
Vậy quyền của người bị tạm giữ được quy định như thế nào thưa ông?
Theo Điều 18 Nghị định 112 năm 2013 thì người bị tạm giữ có quyền:
– Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
– Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc, học tập biết việc mình bị tạm giữ;
– Được biết lý do tạm giữ, thời hạn tạm giữ và địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc tạm giữ;
– Được bảo đảm tiêu chuẩn ăn uống;
– Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh.
Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ
Những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015có quyền ra quyết định tạm giữ.
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin bảo lĩnh cho bị can đang bị giam giữ được áp dụng biện pháp tại ngoại
Theo quy định của BLTTHS 2015 thì cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên mới có quyền ra lệnh tạm giữ. Chính quyền và công an Cấp xã, phường, thị ưấn không có quyền tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Vì vậy, khi nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, ủy ban nhân dân xã, phường hoặc thị trấn phải tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Thủ tục tạm giữ người
Việc tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lí do tạm giữ, thời hạn tạm giữ; ngày, giờ bắt đầu tạm giữ và ngày, giờ hết hạn tạm giữ và giao cho người bị tạm giữ một bản. Nêu việc tạm giữ không có quyết định của người có thẩm quyền, người bị tạm giữ có quyền yêu cầu trả tự do cho họ.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Khi kiểm sát việc tạm giữ, nếu thấy việc tạm giữ không đúng pháp luật hoặc không cần thiết, viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu người ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ trong những trường hợp sau đây:
+ Người bị tạm giữ không phải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và không phải là người phạm tội tự thú, đầu thú;
+ Người bị tạm giữ chỉ có những vi phạm nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm ưọng, người bị tạm giữ có nơi cư trú rõ ràng và không có biểu hiện sẽ trốn hoặc cản trở việc điều tra.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính về tạm giữ người, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật Minh Khuê