Cộng Tác Viên Là Gì? Quy Trình Hợp Đồng Cộng Tác Viên

Khái niệm cộng tác viên rất quen thuộc trong lĩnh vực Nhà hàng Khách sạn (NHKS), nhất là khi có chương trình, sự kiện bất ngờ. Bạn đang làm việc trong ngành NHKS? Vậy bạn đã biết cộng tác viên là gì chưa? Chính sách cộng tác viên có gì đặc biệt? Hãy cùng Chefjob.vn tìm hiểu về vị trí này nhé.

Cộng tác viên là gìCộng tác viên là gì
Cộng tác viên là công việc phù hợp với sinh viên – Ảnh: Internet

Cộng tác viên là gì?

Cộng tác viên (CTV) là những người lao động tự do, cộng tác với một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào đó để làm việc mà không cần phải bỏ vốn hoặc đến trụ sở công ty mỗi ngày. Có thể nói, Cộng tác viên là nghề tay trái của nhiều người hay nhân viên khi họ sử dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập cho mình.

Công việc của cộng tác viên

Thông thường, CTV sẽ làm việc theo phân công của công ty, tùy theo khả năng và trình độ chuyên môn mà CTV có thể đáp ứng. Ngoài ra, CTV còn hỗ trợ hoặc làm việc với các thành viên khác trong nhóm để thực hiện dự án. Hiện nay, các doanh nghiệp NHKS thường xuyên tuyển dụng CTV cho sự kiện riêng của đối tác. Vị trí này khá phù hợp với sinh viên hoặc người có chuyên môn cao muốn kiếm thêm thu nhập.

Quy định về hợp đồng cộng tác viên

Pháp luật Việt Nam chia hợp đồng CTV làm hai loại:

  • Hợp đồng CTV ký kết theo Bộ luật Lao động 2012: Là hợp đồng ký theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2012.
  • Hợp đồng CTV ký kết theo Bộ luật Dân sự 2015: Là hợp đồng dịch vụ ký kết theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015.

Phần lớn hợp đồng CTV hiện nay là hợp đồng dịch vụ, trong đó bên thuê dịch vụ là nơi nhận CTV làm việc và CTV chính là bên cung ứng dịch vụ. Theo đó, CTV được hưởng quyền lợi, đồng thời tuân thủ quy định, quy chế làm việc của công ty. Mặc khác, khi doanh nghiệp tuyển dụng dưới hình thức CTV thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo hợp đồng lao động và dựa vào thời hạn ký kết mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.

TẢI NGAY: Mẫu hợp đồng cộng tác viên

hợp đồng Cộng tác viênhợp đồng Cộng tác viên
Hợp đồng cộng tác viên dựa vào chế độ công việc mà 2 bên thỏa thuận – Ảnh: Internet

Thời hạn tối đa của hợp đồng cộng tác viên

Hợp đồng CTV ký kết theo Bộ luật Lao động 2012 được chia làm 03 loại:

  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng này không xác định thời hạn chấm dứt hiệu lực.
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định: Thời hạn chấm dứt hiệu lực hợp đồng dưới 12 tháng.

Đối với hợp đồng CTV dịch vụ, thời hạn của hợp đồng tùy vào thỏa thuận giữa các bên.

Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không?

Hợp đồng CTV là hợp đồng lao động

Theo Luật Lao động, CTV theo cơ chế hợp đồng lao động sẽ được đóng các loại bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) theo đúng thời gian làm việc quy định trong hợp đồng.

Xem thêm: Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2019 Có Gì Mới Tác Động Đến Người Lao Động?

Hợp đồng CTV là hợp đồng dịch vụ

CTV có quyền:

  • Yêu cầu doanh nghiệp (tổ chức) cung cấp tài liệu, phương tiện, thông tin phục vụ cho công việc.
  • Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ.
  • Có thể thay đổi điều kiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ mà không cần chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ.

Hợp đồng CTV theo hình thức dịch vụ có thời hạn trên 01 hoặc trên 03 tháng trong năm không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tuyển cộng tác viên

Hiện nay, việc tuyển dụng CTV không quá khó khăn. Bên cạnh các mối quan hệ xã hội, doanh nghiệp có thể sử dụng đăng tuyển trên các trang tin trực tuyến như Vietnamworks, Careerbuilder, Chefjob… Dựa vào tiêu chí tuyển dụng, bạn sẽ nhận về thông tin ứng viên nhanh chóng. Bên cạnh đó, các chuyên trang việc làm như Chefjob cũng sẽ tiến hành sàng lọc ứng viên theo yêu cầu của doanh nghiệp, chọn ra những cộng tác viên xuất sắc nhất.

Vị trí CTV ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng thường không yêu cầu trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề. Mọi quyền lợi do doanh nghiệp và cộng tác viên tự thỏa thuận. Đồng thời, công việc này cũng mang lại nhiều trải nghiệm quý báu, có thể học hỏi được kiến thức và cách làm việc để nâng cao trình độ. Hy vọng với thông tin Chefjob vừa chia sẻ, bạn đã hiểu được CTV là gì cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm CTV phù hợp với mình.

tin tuyển dụng cộng tác viêntin tuyển dụng cộng tác viên
Tin tuyển dụng CTV ngành NHKS tại Chefjob.vn

Tin liên quan

Tại Sao Nên Tìm Việc Ngay Cả Khi Chưa Có Nhu Cầu? Lựa Chọn Thông Minh Cho Ứng Viên

Áp Lực Công Việc Là Gì? Làm Thế Nào Để Vượt Qua Áp Lực Công Việc