Công Nghệ Số Trong Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng
Công nghệ số là quá trình thay đổi mô hình từ truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới ví dụ như: dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ đặt ra yêu cầu cần thiết cho các ngân hàng trong việc đổi mới quy trình, sản phẩm trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ số.
>>>>>> Xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ở đâu
Mục Lục
1.Công nghệ số trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Công nghệ số trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Cho đến hiện tại gần như hầu hết các thao tác trong hoạt động TTQT tại ngân hàng đều được kết nối, xử lý, lưu trữ bằng công nghệ. Có thể mỗi ngân hàng sẽ có mô hình công nghệ riêng phù hợp với bộ máy hoạt động của từng ngân hàng nhưng trên cơ sở chung vẫn là với mục đích thuận tiện, nhanh chóng nhất trong hoạt động TTQT với các bên liên
quan.
Và có thể một phần do sự ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho mọi hoạt động của con người phải hạn chế nhất có thể việc tiếp xúc và gặp mặt nên những dịch vụ đăng ký giao dịch, đề nghị giao dịch online qua Internet được đẩy mạnh phát triển và khá là được ưa chuộng vì sự ngày càng thuận tiện của nó.
Thanh toán quốc tế tại ngân hàng các phương thức thanh toán quốc tế đều có thể nhìn thấy rõ được điểm chung là sau khi nhận được ủy thác từ các bên liên quan (bên nhập khẩu/xuất khẩu) thì ngân hàng của 2 bên sẽ làm việc với nhau và cũng do vấn đề về địa lý các ngân hàng sẽ làm việc với nhau bằng các phương thức Online là chủ yếu. Như vậy, công nghệ là nhân tố chính, hỗ trợ các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ TTQT và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này. Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số, việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động TTQT tại ngân hàng là cần thiết.
Một số công nghệ số có thể kể tên:
- Công nghệ SWIFT
SWIFT là công nghệ được sử dụng chủ yếu trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng trên thế giới. SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế; được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 Ngân hàng trên 15 nước tham gia. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ
chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Phương thức thanh toán BPO (Bank Payment Obligations) với công nghệ so khớp dữ liệu điện tử TMA (Transaction Matching Application)
Ra đời với mục đích giải quyết được vấn đề chuyển giao chứng từ và đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ mọi thông tin trong quá trình thực hiện giao dịch của tất cả các bên liên quan trong TTQT, hạn chế rủi ro và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. BPO được các chuyên gia về thương mại bắt đầu nghiên cứu và xây dựng trên nền tảng công nghệ.
- Công nghệ Blockchain
Blockchain là một loại công nghệ sử dụng các phương pháp mật mã để ghi lại các tập hợp giao dịch mới của các “khối” được xác minh trong các khoảng thời gian cụ thể. Khi một khối mới được xác minh, nó sẽ được “liên kết” với khối trước đó. Các khối được xâu chuỗi tạo ra một sổ cái phân tán thống nhất.
Các ngân hàng trên thế giới đã và đang nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ Blockchain trong hoạt động TTQT.
2. Ưu nhược điểm trong vấn đề Công nghệ số trong thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
a. Ưu điểm
Công nghệ số mang đến nhiều thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng như : tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo ra nơi hoạt động và kết nối chung cho các ngân hàng trên thế giới và khiến cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu trở nên dễ dàng nhưng vẫn có tính bảo mật cao.
b.Nhược điểm
Đối với mỗi quốc gia thì điều kiện, nhu cầu, quy định pháp lý và phương thức hoạt động tại các ngân hàng cũng đã có sự khác biệt. Việc tạo ra quy định, thống nhất phương thức hoạt động,… nói ra thì có vẻ dễ nhưng lại có khá nhiều vấn đề. Chưa kể đến nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thanh toán quốc tế có
thể không quan tâm hay còn nhiều lo sợ về tính pháp lý, an toàn hay chi phí các các giải pháp công nghệ này nên không lựa chọn sử dụng.
3. Thực trạng Công nghệ số trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Việt Nam
Ngay từ khi triển khai nghiệp vụ TTQT, các NHTM Việt Nam luôn xác định công nghệ là chìa khóa để mở cánh cửa hoạt động TTQT. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều là thành viên của SWIFT và chủ yếu sử dụng công nghệ này trong TTQT. Tất cả các giao dịch TTQT đều được ngân hàng thực hiện bằng cách gửi điện qua hệ thống SWIFT. Ngoài ra,
mỗi ngân hàng còn thiết kế những chương trình công nghệ riêng nhằm hiện đại hóa quá trình quản lý và vận hành mô hình hoạt động TTQT.
Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm ngân hàng nước ngoài, các NHTM Việt Nam đều thành lập Trung tâm TTQT và/hoặc Tài trợ thương mại để xử lý tập trung mọi giao dịch TTQT trên toàn hệ thống và thực hiện các nghiệp vụ TTQT chuyên sâu; kênh phân phối có chức năng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng.
Sự thay đổi về mô hình hoạt động TTQT đã đặt ra yêu cầu đổi mới về công nghệ. Hiện nay các ngân hàng đều đã có những chương trình công nghệ giúp luân chuyển chứng từ và qua đó, có thể trích xuất lại giao dịch, tổng hợp báo cáo trên hệ thống này. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ Internet để cung cấp các dịch vụ TTQT trực
tuyến như đăng ký giao dịch chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic Transfer), đề nghị mở L/C, nhận L/C… cũng như trực tuyến theo dõi các thông tin liên quan đến giao dịch.
Hệ thống công nghệ đôi khi bị trục trặc do máy chủ bị lỗi kết nối hoặc đường truyền bị nghẽn mạch, làm cho giao dịch TTQT bị ngưng trệ trên toàn hệ thống và so với ngân hàng nước ngoài, các NHTM Việt Nam chưa khai thác tối đa tiện ích của kênh ngân hàng trực tuyến nhưng điều đó được xem như những bước khởi đầu cho việc ứng dụng công
nghệ số vào hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam.
Việc ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ so khớp dữ liệu trong phương thức BPO hay công nghệ Blockchain trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng Việt Nam còn khiêm tốn. Thực tế, cho đến nay, gần 10 năm kể từ khi phương thức thanh toán BPO ra đời với tính năng trao đổi cơ sở dữ liệu điện tử, vẫn chưa có một NHTM Việt Nam nào
triển khai BPO. Trong khi đó, công nghệ Blockchain đang được chú ý ngày càng cao và đã được thử nghiệm trong các giao dịch TTQT tại thị trường Việt Nam từ năm 2019.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam có một số hạn chế. Đó là:
Số lượng các ngân hàng ứng dụng Blockchain trong TTQT chưa nhiều. Đến nay, mới chỉ có 03 ngân hàng đang ở giai đoạn thử nghiệm và mỗi ngân hàng chỉ mới thực hiện một giao dịch phát hành L/C. Các ngân hàng khác còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Giao dịch mới chỉ được thử nghiệm ở khâu phát hành L/C và chưa mở rộng thử nghiệm cho toàn bộ quy trình giao dịch L/C, bao gồm cả khâu xuất trình chứng từ và thanh toán L/C cũng như chưa tiến hành thử nghiệm cho các giao dịch chuyển tiền và nhờ thu.
Các ngân hàng chưa có quy định hướng dẫn cũng như quy trình nghiệp vụ cụ thể cho các sản phẩm TTQT ứng dụng công nghệ Blockchain. Thực tế, nhân viên ở kênh phân phối tại các ngân hàng đã thực hiện các giao dịch này không nắm bắt thông tin về sản phẩm để tư vấn cho khách hàng. Điều này cho thấy Blockchain còn là một khái niệm khá mới mẻ trong tâm thức của những người thực hành nghiệp vụ TTQT tại các NHTM Việt Nam.
Mô hình ứng dụng Blockchain trong hoạt động TTQT đã được thử nghiệm tại 03 ngân hàng trên chưa thực sự hoàn thiện khi chỉ có doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các ngân hàng mà chưa có sự tham gia của các công ty vận tải, công ty bảo hiểm, hải quan và các cơ quan có thẩm quyền cấp phát một số giấy chứng nhận về hàng hóa…
Có thể phân tích lý do cho những hạn chế trên như sau:
Cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam chưa tạo ra các điều kiện cần thiết để các ngân hàng mạnh dạn áp dụng các công nghệ mới này vào hoạt động TTQT.
Các ngân hàng còn ngần ngại về vấn đề chi phí khi gia nhập vào TSU hay ứng dụng công nghệ Blockchain và chưa thực sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển mô hình công nghệ số này trong lĩnh vực TTQT.
Một số ngân hàng e ngại rằng BPO sẽ làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm thư tín dụng bị giảm đi trong khi sản phẩm này mang lại nguồn thu phí hấp dẫn cho ngân hàng.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng không “mặn mà” với những phương thức giao dịch sử dụng công nghệ mới bởi tâm lý thói quen với giao dịch theo kiểu truyền thống và không đủ điều kiện tài chính để đổi mới công nghệ. Đặc biệt khi tham gia vào giao dịch TTQT theo BPO hay ứng dụng Blockchain, các doanh nghiệp phải tự thực hiện các khâu khai báo dữ liệu và cung cấp chứng từ điện tử lên hệ thống, trong khi thực tế, một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen nhờ ngân hàng thực hiện các khâu kê khai biểu mẫu, lập chứng từ…
Các công ty vận tải, bảo hiểm, hải quan, các cơ quan cấp phát các giấy chứng nhận về hàng hóa, các công nghệ này vẫn còn khá mới và họ cũng chưa sẵn sàng đổi mới công nghệ để thích ứng tham gia vào hệ thống.
Rủi ro tiềm ẩn từ việc ứng dụng công nghệ số cũng như mối lo ngại về an ninh mạng có thể khiến các bên liên quan ngần ngại ứng dụng các công nghệ mới này khi tham gia giao dịch TTQT.
4. Giải pháp cho công nghệ số trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ở Việt Nam
- Hoàn thiện và phát triển các công nghệ đang sử dụng
Các ngân hàng phải quyết các vấn đề công nghệ kỹ thuật còn đang gặp phải trong quá trình TTQT.Thêm vào đó là học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng trên thế giới, tận dụng những tiện ích của công nghệ để nghiên cứu phát triển kênh ngân hàng trực tuyến trong quy trình xử lý nghiệp vụ TTQT.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động TTQT như sử dụng phương thức thanh toán BPO với công nghệ so khớp dữ liệu và công nghệ Blockchain.
Tuy các công nghệ mới này đã được ứng dụng trong thực tiễn hoạt động TTQT trên toàn cầu nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Hoạt động TTQT liên quan đến nhiều bên tham gia ở các quốc gia với quy mô, khả năng và nhu cầu số hóa khác nhau. Việc sử dụng phải được thống nhất, với các tiêu chuyển pháp lý, hoạt động và dữ liệu chung cho nên
thực sự cần thiết trong việc tăng số lượng các ngân hàng cùng sử dụng các công nghệ này.
Nâng cao sự phổ biến và lực lượng ứng dụng thì những tiện ích công nghệ này mới thực sự phát huy được tiện ích của chúng.
Nói đến pháp lý thì các quốc gia cũng cần có những điều luật riêng dành cho các hoạt động ứng dụng công nghệ số trong TTQT tại quốc gia mình. Nhằm hợp thức hóa các hoạt động này và cũng là để cho các ngân hàng trong nước có nền tảng dựa vào khi sử dụng các công nghệ này.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần cập nhật kiến thức và thông tin liên tục và nhanh chóng về các công nghệ cũng như hoạt động TTQT để có thể tìm kiếm những phương thức mới phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp và tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như có tính bảo mật thông tin cao.
- Chú trọng phát triển Công nghệ và quan tâm nhiều đến tính bảo mật thông tin
Khả năng đáp ứng nhu cầu công nghệ của một phần lớn các ngân hàng có thể còn nhiều yếu kém, một phần cũng có thể vì chi phí ban đầu hoặc phí duy trì cho các phương pháp công nghệ còn nhiều khúc mắc. Tính bảo mật thông tin cũng là vấn đề được quan tâm vì ngân hàng là nơi lưu trữ rất nhiều thông tin của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức và nếu không cảm thấy được đảm bảo hay có khả năng bị xâm phạm đến vấn đề bảo mật thì các ngân hàng cũng sẽ không mạo hiểm lựa chọn sử dụng các công nghệ mới.
Với những những chia sẻ về Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh trên đây, hy vọng sẽ hữu ích tới bạn.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878.
>>>>> Bài viết liên quan: