Công Chức Là Gì? Phân Biệt Các Khái Niệm Liên Quan Đến Công Chức
Ngoài ứng tuyển vào làm việc cho công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở thuộc quyền quản lý của nhà nước cũng là một lựa chọn không tồi. Khi đảm nhiệm các vị trí thuộc diện này, bạn có thể bắt gặp các khái niệm về công chức, viên chức.
Vậy cụ thể công chức là gì? Làm thế nào để phân biệt các khái niệm liên quan đến công chức nhà nước? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!
Công chức là gì
Đầu tiên, công chức là gì? Theo khoản 1, Điều 4 Luật cán bộ công chức ban hành năm 2008:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Công chức
Công chức được chia ra nhiều loại khác nhau, chủ yếu dựa trên trình độ học vấn và đào tạo. Cụ thể:
- Công chức loại A với trình độ đào tạo từ bậc đại học trở lên.
- Công chức loại B với trình độ đào tạo ở bậc cao đẳng và trung học.
- Công chức loại C với trình độ đào tạo cơ sở.
- Công chức loại D với trình độ đào tạo ở dưới bậc cơ sở.
Các công chức nhà nước chịu trách nhiệm quản lý của cơ quan chính phủ. Họ được ban cho tên gọi, chức vụ và chức danh phù hợp với từng lĩnh vực và cơ sở ban ngành phụ thuộc. Các công chức có nghĩa vụ thực hiện và thi hành công vụ theo trách nhiệm của từng vị trí. Ngoài ra, họ cũng được nhận nhiều quy chế khác nhau về khen thưởng và xử phạt phù hợp với tiêu chuẩn nghĩa vụ của từng chức vụ cụ thể.
Đọc thêm: Bậc Lương Thạc Sĩ & Vai Trò Của Bằng Thạc Sĩ Đối Với Công Chức
Công chức, cán bộ, viên chức khác nhau như thế nào?
“Cán bộ công nhân viên chức” – Đây chắc hẳn là cụm từ mà bạn hay nghe thấy khi nhắc đến các nhân viên làm việc cho chính phủ. Vậy làm sao để phân biệt các khái niệm này? Chúng có gì khác nhau. Dưới đây, Glints sẽ giúp bạn phân biệt công chức, viên chức và cán bộ thông qua bộ Luật cán bộ công chức được ban hành vào năm 2008:
Đầu tiên, theo điều 4, khoản 1: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Về viên chức: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Cán bộ công nhân viên chức
Kết hợp hai khái niệm trên với những gì chúng ta đã tìm hiểu về công chức ở phần đầu, sự khác biệt cơ bản giữa ba chức danh này chính là chế độ tuyển dụng và phương thức bầu cử. Ngoài ra, giữa họ còn có sự khác biệt về mức lương, quyền lợi, hạn chế và trách nhiệm công việc theo vị trí.
Làm thế nào để trở thành công chức
Ở hầu hết các nước trên thế giới, quá trình tuyển chọn công chức thường được diễn ra thông qua hình thức xét tuyển. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, để trở thành công chức, bạn còn phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản. Cụ thể, dựa theo Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 58 Luật Viên chức ban hành năm 2010:
- Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự); Có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; Khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức.
- Viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức; đồng thời quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng.
- Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức khi bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch được bổ nhiệm; đồng thời được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cán bộ, công chức được điều động về làm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
Trở thành công chức
Dựa trên văn bản của chính phủ, ta có thể tổng hợp các điều kiện cơ bản để trở thành công chức như sau:
- Có ít nhất 5 năm làm việc tại một đơn vị công lập
- Có kinh nghiệp, nghiệp vụ và trình độ tương ứng với vị trí ứng tuyển
- Nhu cầu tuyển dụng đến từ các cơ quan quản lý có vị trí mà ứng viên công chức ứng tuyển.
Nếu thoả mãn cả 3 điều kiện trên và vượt qua kỳ thi công chức, cánh cửa đến với sự nghiệp trong các cơ quan chính phủ và biên chế của bạn đang cực kỳ rộng mở.
Kết luận
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu công chức là gì cũng như một vài cách cơ bản để phân biệt các khái niệm về cán bộ công nhân viên chức. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có một góc nhìn mới về các vị trí nghiệp vụ nhà nước. Nếu có hứng thú với các nội dung tương tự, hãy cùng đón chờ thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác đến từ Glints nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả