Con người có bao nhiêu cái răng? Cấu tạo & Chức năng của răng người
Răng là bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Vì thế mà việc biết được con người có bao nhiêu cái răng và chức năng cụ thể của chúng là gì là điều cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá giải phẫu của răng để nắm rõ hơn vai trò của chúng đối với con người.
I – Con người có bao nhiêu cái răng?
Con người chúng ta sẽ mọc răng hai lần trong đời. Một lần là răng sữa lúc nhỏ và sau đó là răng vĩnh viễn. Số lượng răng ở hai giai đoạn này là khác nhau. Cụ thể như sau:
♦ Trẻ em có bao nhiêu cái răng?
Hệ răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu ở giai đoạn 5 tháng tuổi và kéo dài cho tới khi bé lên 3 tuổi thì mọc hoàn chỉnh.
Răng mọc ở trẻ trong giai đoạn này được gọi là răng sữa. Hàm răng sữa gồm có 20 cái, chia đều cho hai hàm trên và dưới. Trong đó bao gồm:
- 4 răng cửa
- 2 răng nanh
- 4 răng hàm
Đến khi trẻ được 6 tuổi, quá trình thay răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu. Bộ răng vĩnh viễn mọc sau này sẽ có cấu tạo khác so với răng sữa trước đây.
♦ Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Theo các nghiên cứu thực tế được thực hiện, một bộ răng đầy đủ của người trưởng thành thường là có 32 cái (tính cả răng khôn số 8).
32 chiếc răng này được chia đều thành 2 hàm. Cụ thể, mỗi hàm răng bao gồm:
- 4 răng cửa, ở giữa hàng ở phía trước miệng.
- 4 răng nanh, mỗi bên 1 chiếc ở 2 bên răng cửa hai hàm.
- 2 răng tiền hàm và 3 răng hàm ở phía sau, mỗi bên gồm 5 chiếc.
Trong bộ 3 chiếc răng hàm sẽ bao gồm răng khôn số 8. Chiếc răng này thường mọc tương đối muộn và dễ bị mọc lệch (cũng có trường hợp người không có răng khôn, hoặc thiếu răng khôn).
Do không đóng góp chức năng gì trên cung hàm & tỷ lệ bị mọc lệch tương đối lớn nên thông thường sẽ cần phải loại bỏ răng số 8.
II – Các loại răng & Chức năng của từng loại
♦ Răng cửa (8 cái)
Với 8 chiếc răng cửa (4 trên, 4 dưới) ở vị trí “mặt tiền” của hàm răng nên răng cửa luôn ảnh hưởng rất lớn tới nụ cười và khuôn mặt của mỗi người.
Ngoài ra, răng cửa cũng đảm nhận chức năng hỗ trợ răng nanh xé nhỏ thức ăn trước khi chuyển cho răng hàm để nghiền.
Bên cạnh đó, răng cửa cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng phát âm hoặc giọng nói ở người. Do vậy đây là chiếc răng cực kỳ quan trọng và đảm nhận rất nhiều vai trò.
♦ Răng nanh (4 cái)
Bên cạnh các răng cửa là 4 chiếc răng nanh, gồm 2 cái ở trên và 2 cái ở dưới. Những chiếc răng nhọn này ở khóe miệng, gần giống với răng của các loài động vật ăn thịt.
Răng nanh đảm nhận chức năng chính là để xé nhỏ thức ăn. Ngoài ra cũng ảnh hưởng 1 phần tới tính thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt
♦ Răng tiền hàm (8 cái)
Răng tiền hàm hay còn gọi là răng hàm nhỏ (răng số 4, số 5). Đảm nhận cả 2 chức năng nghiền thức ăn và xé thức ăn thì đây được coi là nhóm răng tương hỗ cho cả nhóm răng hàm và răng nanh
♦ Răng hàm (8 cái)
Nhóm răng hàm nằm ở vị trí trong cùng với vai trò là “máy nghiền” thực phẩm đã được cắt nhỏ bởi răng cửa và răng nanh. Đây là những răng lớn nhất và có bề mặt với các phần gồ lên ở hai bên và có rãnh ở giữa.
Ngoài ra, còn có một loại răng hàm khác được gọi là răng khôn, gồm 4 cái. Tuy nhiên, đa số răng khôn đều sẽ bị nhổ bỏ sau này.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
2.492 lượt đăng ký.
III – Giải phẫu cấu tạo hàm răng con người
Cấu tạo của 1 chiếc răng người gồm thân răng và chân răng. Trong đó thân răng là khu vực nằm phía trên lợi và được sử dụng chủ yếu. Chân răng nằm phía dưới lợi và liên kết với xương hàm tạo độ vững chắc cho răng.
Khi giải phẫu sâu hơn về một chiếc răng sẽ bao gồm những thành phần như sau:
- Men răng: đây là phần vỏ bên ngoài, giúp phản ánh màu sắc của răng. Men chủ yếu có cấu tạo từ canxi photphat, một khoáng chất rất chắc khỏe.
- Ngà răng: nằm bên dưới men răng. Đây là một mô cứng có chứa các ống cực nhỏ. Khi men răng bị hư hại, răng sẽ trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với nóng hoặc lạnh, dễ bị ê buốt.
- Tủy răng: là bộ phận cung cấp sự sống cho răng bằng cách cung cấp dưỡng chất thông qua hệ thống các mạch máu, dây thần kinh,…ở bên trong răng
- Xi măng chân răng: Là một lớp men mỏng phủ trên bề mặt chân răng. Xi măng chân răng liên kết với xương hàm thông qua dây chằng nha chu.
- Xương ổ răng: Là những khối xương có chức năng ổn định và neo giữ chân răng. Nếu mật độ xương không đủ mạnh hoặc suy giảm sẽ khiến cấu trúc răng lung lay.
- Dây chằng nha chu: Bộ phận chuyển tiếp giữa chân răng và xương hàm. Dây chằng nha chu như một tấm đệm giúp lực tác động khi ăn nhai không ảnh hưởng trực tiếp lên xương hàm.
IV – Lực cắn của răng người là bao nhiêu
Các nghiên cứu từng được thực hiện cho thấy, lực cắn của răng người là rất lớn và nằm trong top những loài có lực cắn lớn nhất.
Theo đó, lực cắn trung bình của răng người đạt 126 pounch/ inch vuông, đặc biệt có thể lên tới 168 pound ở răng số 7. Không những vậy, tổng lực cắn đo được trên toàn hàm là khoảng 5600 pound/inch vuông.
Từ kết quả của nghiên cứu trên so sánh cùng hàng triệu áp lực mà răng người phải chịu trong suốt cuộc đời, chưa kể đến việc nghiến răng, có thể thấy được cấu tạo của răng chắc khỏe thế nào.
Mặc dù răng rất chắc khỏe, nhưng bạn cũng không nên chủ quan trong việc chăm sóc và bảo vệ răng. Hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh để răng luôn chắc khỏe nhé!
Cơ thể của con người là một “kỳ quan” mà chúng ta luôn phải khám phá. Hy vọng rằng sau bài viết, câu hỏi con người có bao nhiêu cái răng của bạn đã có một câu trả lời thỏa đáng.
Nếu vẫn còn những thắc mắc muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực nha khoa, hãy liên hệ đến hotline 19006900 để được các chuyên gia tại Nha khoa Paris giải đáp ngay nhé!