Con ngã sưng đầu mà nhà lại không có đá để chườm, cách xử lý của bà mẹ khiến cộng đồng mạng ngả mũ bái phục vì độ sáng tạo

Mới đây, hình ảnh bé gái bị ngã sưng đầu được lan truyền trên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng được một phen “dở khóc dở cười”. Phần thì thương em bé với đôi mắt lưng tròng và phần trán sưng u, phần lại không thể nhịn cười với cách xử lý khi nhà không có đá để chườm của bà mẹ.

Được biết, bé gái trong ảnh tên là Phương Chi (7 tuổi, hiện đang sinh sống tại Hà Nội).

Con ngã sưng đầu mà nhà lại không có đá để chườm, cách xử lý của bà mẹ khiến cộng đồng mạng được phen cười “chảy nước mắt” - Ảnh 1.

Để giải quyết nhanh chóng, bà mẹ này đã nghĩ ra cách sử dụng… túi thịt trong ngăn đông lạnh để thay thế bằng đá chườm cho con.

Mẹ bé Phương Chi chia sẻ, do lục tung cả tủ lạnh không thấy chút đá nào mà tìm trong ngăn đá lại thấy túi thịt gà để sẵn trong đó nên đã nảy ra suy nghĩ dùng luôn cách đó để chườm cho bé. Vì nếu để lâu, vết sưng trên trán sẽ càng sưng to nhanh hơn.

Khi con ngã sưng đầu mà nhà lại không có đá để chườm và cách xử lý của bà mẹ khiến cộng đồng mạng được một phen cười “chảy ra nước mắt” - Ảnh 2.

Túi thịt gà được bà mẹ sử dụng để chườm vào vết sưng trên trán của con.

Con ngã sưng đầu mà nhà lại không có đá để chườm, cách xử lý của bà mẹ khiến cộng đồng mạng được phen cười “chảy nước mắt” - Ảnh 3.

Điệu bộ của bé Phương Chi lúc này khiến nhiều người vừa thương vừa buồn cười.

Bài viết sau khi được đăng tải lên một nhóm cộng đồng đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo các thành viên. Không ít người công nhận sự nhanh trí của bà mẹ, song cũng có những người cho rằng cách này không nên làm vì không thật sự đảm bảo vệ sinh. Do đó, đã có không ít người bày cách khác để xử lý trong trường hợp này.

“Nếu không có đá mà có sấu để ngăn đá thì mang ra chườm là ok nhất”

“Lần sau bạn lấy con dao nhỏ đặt vào chỗ sưng xong bỏ ra rồi lại đặt vào 7 cái nhé, hết sưng đấy… Chữa mẹo của các cụ mình cũng làm vậy cho các con mình…”

“Có cách khác mà. Mẹ nó lấy cái thìa hoặc dao hoặc vật dụng nào đó bằng sắt, hơ lên lửa, để ấm một chút rồi ấn vào đó cũng có tác dụng đỡ sưng đấy.”

“Bé đầu nhà mình trước cũng vậy. Nhà không có đá mẹ lấy lon bia trong tủ lạnh chườm. Nhanh cực kỳ luôn. Quả ổi đang sưng to đùng mà lăn cho phát hết luôn, còn hơi sưng sưng thôi.”

Cũng theo mẹ của bé gái, hiện giờ bé đã đỡ hơn rất nhiều, trán cũng bớt sưng hơn.

Quả thật, bọn trẻ đúng là rất đáng yêu, nhưng đôi khi, chúng cũng là “tâm điểm” của muôn vàn rắc rối và nuôi con luôn là một hành trình mà các bố các mẹ không phải cứ chăm chỉ, kiên nhẫn là đủ. Chúng ta còn cần phải rất nhanh trí và sáng tạo để xử lý các tình huống nữa.

Cách xử lý khi trẻ bị ngã sưng đầu cha mẹ cần nắm rõ

– Nếu thấy trẻ có vết bầm sưng, nên chườm đá tại chỗ sưng cho trẻ ngay lập tức. Chườm đá liên tục trong khoảng 15 – 20 phút. Xử trí ban đầu này sẽ giúp chỗ bầm không tiến triển nhiều hơn và giúp trẻ đỡ đau hơn hẳn. Nếu thấy bầm nhiều, chúng ta có thể chườm đá lại lần nữa 1 giờ sau đó, và làm thường xuyên, 2-3 lần một ngày, trong 1-2 ngày sau nữa. 

– Nếu thấy có trầy xước nông, nên rửa sạch bằng nước và xà phòng.

Con ngã sưng đầu mà nhà lại không có đá để chườm, cách xử lý của bà mẹ khiến cộng đồng mạng được phen cười “chảy nước mắt” - Ảnh 5.

– Nếu thấy có chảy máu ít, nên sử dụng gạc y tế sạch, hoặc miếng khăn sạch, ấn thẳng vào vết thương để cầm máu trong khoảng 10 phút, hoặc cho đến khi không còn chảy máu thêm.

– Nếu trẻ ói 1-2 lần, nên cho trẻ nghỉ ngơi, chỉ uống nước lọc nếu cần. Nếu trẻ uống được và không ói thêm, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn uống bình thường 1-2 giờ sau đó. Tiếp theo nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi, theo dõi sát trẻ trong 2 giờ đầu sau chấn thương.

– Nếu trẻ than đau tại chỗ, hoặc nhức đầu, bạn có thể cho trẻ uống giảm đau khi cần, nhưng phải đợi ít nhất 2 giờ sau chấn thương mới được bắt đầu cho uống! Khoảng cách 2 giờ này, là để giúp tránh trường hợp trẻ bị ói khi uống thuốc ngay khi đụng đầu, làm chúng ta có thể lo lắng hơn. 

– Nếu trẻ ổn định, hoàn toàn bình thường, bạn có thể theo dõi con thêm trong 48-72 giờ sau, để biết chắc không có gì cần lưu ý.

Ngoài ra các cha mẹ cũng cần nhớ là không nên chỉ tập trung vào đầu, thay vào đó hãy kiểm tra xem trẻ có bị chấn thương ở nơi nào khác hay không, đặc biệt là phần cổ.