Con làm toán 10-3-2=5 bị cô gạch sai, mẹ đi kiện nhưng đồng tình khi nghe giải thích

Toán Tiểu học tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không đọc kĩ đề bài, các bé dễ dẫn đến làm sai.

Toán tiểu học không hề khó nhưng cần có sự chính xác tuyệt đối cả về cách giải và kết quả. Đó là mấu chốt vấn đề mà các bậc cha mẹ nên luôn nhắc nhở con em mỗi khi thực hiện bất kì một phép toàn, bài toán nào đó vì dù có đưa ra kết quả chính xác nhưng cách tính sai thì vẫn bị đánh giá là sai.

Đó cũng là một trường hợp mới xảy ra cách đây không lâu của một em bé tiểu học khiến bài toán của em bị cô giáo chấm sai nhưng nhiều người không hiểu vấn đề sai ở đâu.

Con làm toán 10-3-25 bị cô gạch sai, mẹ đi kiện nhưng đồng tình khi nghe giải thích - 1

Cụ thể, em học sinh lớp 1 làm bài kiểm tra môn Toán như sau: “Nếu bạn ăn 3 cân muối trong 10 cân muối, và sau đó ăn thêm 2 cân muối nữa. Thì tổng cộng bạn sẽ ăn được bao nhiêu cân muối?”.

Với bài toán này, bạn học sinh tiểu học đưa ra đáp án rằng “10 – 3 – 2 = 5”. Bé vô cùng chắc chắn với đáp án của mình nhưng lại bị cô giáo gạch đi, đánh dấu mực đỏ rằng sai. Cậu bé thắc mắc về cách chấm bài của cô giáo nhưng không dám hỏi nên mang bài kiểm tra về hỏi mẹ.

Người mẹ cũng khá bất ngờ về cách chấm bài của cô giáo vì như cô suy nghĩ thì kết quả là 5 của con trai là hoàn toàn chính xác, liệu cô giáo có sự nhầm lẫn gì ở đây. Bà mẹ liền mang bài kiểm tra của con trai … “đi kiện” nhưng nhanh chóng bẽ bàng vì lời giải thích cặn kẽ của cô giáo.

Con làm toán 10-3-25 bị cô gạch sai, mẹ đi kiện nhưng đồng tình khi nghe giải thích - 2

Cô giáo nói rằng đáp án bằng 5 là hoàn toàn chính xác, song cách giải của bé lại là sai.

Theo đó, bài toán yêu cầu tổng cộng bạn ăn bao nhiêu cân muối => Học trò phải tính tổng số muối đã ăn. Tức là thực hiện phép cộng: 3 + 2 = 5 (cân).

Còn nếu muốn để cho ra kết quả “10 – 3 – 2 = 5”, yêu cầu đề bài phải sửa thành: “Bạn còn bao nhiêu cân muối”.

Như vậy đối với môn toán học việc đưa ra kết quả và cách giải chính xác là vô cùng quan trọng. Như vậy bài kiểm tra của các bé mới được tính rằng đúng, bằng không nếu kết quả đúng mà giải sai cũng bị chấm là sai hoặc giải đúng cho kết quả sai vẫn bị tính là sai.

Trên thực tế những tình huống như thế này xảy ra khá nhiều và nguyên nhân là do trẻ chưa hình thành kĩ năng và thói quen đọc kĩ câu hỏi khi làm bài. 

Trong một bài toán, nếu các con làm vội vàng mà không xem xét đề bài kĩ càng sẽ dẫn đến sai lệch trong đáp án. Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng kỹ năng tính toán của con tốt nhưng không hiểu sao luôn làm sai các bài toán ứng dụng. Một bài toán ứng dụng như trên sẽ chứa nhiều dạng thông tin và cả gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. Một khi học sinh nắm vững các thông tin từ đề bài, công thức áp dụng và tính toán cẩn thận, đáp án đưa ra sẽ chính xác. Vì vậy, điều kiện tiên quyết trước khi bắt tay làm bài là đọc kĩ các câu hỏi.

Con làm toán 10-3-25 bị cô gạch sai, mẹ đi kiện nhưng đồng tình khi nghe giải thích - 3

Con làm toán 10-3-25 bị cô gạch sai, mẹ đi kiện nhưng đồng tình khi nghe giải thích - 4

Nếu trẻ hình thành thói quen đọc kĩ yêu cầu đề bài thì sẽ dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi, đồng thời cũng giúp trẻ tự tin hơn trong học tập. Tiểu học là giai đoạn quan trọng để học sinh hình thành những thói quen tốt, những hành vi tốt – ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này. Vậy làm thế nào để giúp trẻ quen với việc xem xét kĩ lưỡng câu hỏi trong các bài toán tiểu học cũng như các vấn đề gặp trong cuộc sống?

– Đọc câu hỏi là bước đầu tiên để trau dồi thói quen xem xét câu hỏi nghiêm túc

– Rèn luyện thói quen đọc hiểu

– Đánh dấu các điểm chính và phụ trong khi đọc

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/con-lam-toan-10-3-25-bi-co-gach-sai-me-di-kien-nhung-xau-ho-khi…Nguồn: https://phunuvietnam.vn/con-lam-toan-10-3-25-bi-co-gach-sai-me-di-kien-nhung-xau-ho-khi-giai-thich-512022105164234240.htm

Theo Chi Chi (Phụ Nữ Việt Nam)