Con Cò Lặn Lội Bờ Sông ❤️️ Nội Dung Bài Thơ + Ý Nghĩa

Con Cò Lặn Lội Bờ Sông✅Bài Thơ Con Cò Lặn Lội Bờ Sông, Cảm Nhận Bài Ca Dao Con Cò Lặn Lội Bờ Sông Hay Nhất.

Bài Thơ Con Cò Lặn Lội Bờ Sông

Con cò lặn lội bờ sông
Cò ơi sao lại quên công mẹ già
Hỏi rằng ai đẻ cò ra
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi
Nhớ khi đi ngược về xuôi
Mẹ đi bắt tép mẹ nuôi được cò
Những ngày mưa lũ gió to
Công mẹ bắt tép nuôi cò cò quên
Vợ con cò để hai bên
Công cha nghĩa mẹ cò quên hết rồi
Cò ơi cò bạc như Vôi
Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao
Cò ơi cò nghĩ thế nào
Mẹ đi bắt tép thụt vào hố sâu
Nuôi cò cò lớn bằng đầu
Nhớ khi cò bé bú bầu sữa ngon
Nhớ khi còn bé cỏn con
Bây giờ cò lớn có còn nhớ không
Vì đâu có cánh có lông
Mà cò đã vội quên công mẹ già
Hỏi rằng ai đẻ cò ra
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi. . .

Cùng chủ đề, mời bạn đón đọc 💚 Công Cha Như Núi Thái Sơn 💚 để tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ của mình nhé!

Giải Thích Ý Nghĩa Câu Con Cò Lặn Lội Bờ Sông

Từ hình ảnh con cò lặn lội dưới sông tìm kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, nhân dân ta đã so sánh ngầm với sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ. đọc đến bài ca dao trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời ngược xuôi để lo cho cuộc sống gia đình với đàn con nheo nhóc, kiếm ăn ban ngày không đủ cò phải đi kiếm ăn cả ban đêm.

Bài ca dao nói về những vất vả lo toán, những tần tảo của mẹ để nuôi con khôn lớn. Mẹ vất vả, hi sinh cho con và gửi gắm ở con những ước mơ khát vọng, mong con khôn lớn trưởng thành. Qua bài ca dao, bản thân mỗi người ý thức được cần phải biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.

Thohay.vn gửi tặng bạn 👉Bài Thơ Nhớ Lời Cha Mẹ, Cha Mẹ Dặn Con ❤️️50+ Bài Thơ Dạy Con

Cảm Nhận Bài Ca Dao Con Cò Lặn Lội Bờ Sông

Trong mỗi chúng ta, bất kỳ ai được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trong cuộc đời này đều do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mà có. Câu ca dao từ ngàn xưa của tổ tiên ta đã ca ngợi công ơn trời biển ấy, của các bậc sinh thành đến hôm nay vẫn khắc sâu trong tim mỗi người Việt Nam:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ HIẾU mới là đạo con​

Bốn câu ca dao đã gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của cha mẹ, về đạo làm con. Câu ca dao ngàn đời nay đã in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Thế nhưng, trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu. Một trong những bài thơ viết về đề tài này là bài thơ về “Con cò” của một bà lão 93 tuổi ở Ninh Thuận. Những câu thơ của bà đã làm rung động hàng triệu trái tim người đọc:

Con cò lặn lội bờ sông.
Cò ơi sao lại quên công mẹ già?
Hỏi rằng ai đẻ cò ra,
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi?
Nhớ khi đi ngược về xuôi,
Mẹ đi bắt tép, mẹ nuôi được cò.
Những ngày mưa lũ gió to,
Mẹ đi bắt tép nuôi cò, cò quên.
Vợ con cò để hai bên,
Công cha nghĩa mẹ cò quên mất rồi.
Cò ơi cò bạc như vôi,
Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao.
Cò ơi cò nghĩ thế nào?
Mẹ đi bắt tép lọt vào hố sâu.
Nuôi cò, cò lớn bằng đầu.
Nhớ khi còn bé bú bầu sữa non.
Nhớ khi còn bé cỏn con,
Bây giờ cò lớn, cò còn nhớ không?
Vì đâu có cánh có lông?
Mà cò đã vội quên công mẹ già.
Hỏi rằng ai đẻ cò ra,
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi?​

Bốn câu mở đầu bài thơ là lời người mẹ già trách móc đứa con bất hiếu:

Con cò lặn lội bờ sông.
Cò ơi sao lại quên công mẹ già?
Hỏi rằng ai đẻ cò ra,
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi?​

Ở đây, các đại từ nghi vấn: “Sao lại”, “ai” cùng với từ: “Mà” đã góp phần nhấn mạnh lời trách móc của tác giả. Công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn. Không có cha mẹ thì sẽ không có những người con trong gia đình. Người mẹ đã phải trải qua chín tháng mười ngày mang thai với bao gian nan, vất vả, phải chịu nhiều cơ cực để sinh ra con. Để sinh được một người con, người mẹ phải vượt cạn một mình, bất chấp sự nguy hiểm của tính mạng. Khi sinh ra một hài nhi đỏ hỏn, mẹ đã phải chắt chiu từng dòng sữa để nuôi con. Khi tác giả viết: “Hỏi rằng ai đẻ cò ra?”, câu thơ đã làm lay động trái tim người đọc. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ thức trắng đêm để chăm con “chỗ khô nhường con, chỗ ướt mẹ nằm”. Rồi khi con ốm, con đau, mẹ quên ăn, quên uống, lo lắng từng giây từng phút. Rồi khi con lớn lên từng ngày, khi con trưởng thành, cha mẹ vui mừng, hạnh phúc. Thế mà khi đã trưởng thành, con lại quên công ơn bố mẹ. Hai câu thơ là hai câu hỏi như lời cảnh báo nghiêm khắc:

Con cò lặn lội bờ sông.
Cò ơi sao lại quên công mẹ già?
Hỏi rằng ai đẻ cò ra,
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi?​

Rồi tác giả nhắc đến những ngày mẹ lặn lội trong gian khổ để nuôi con. Các hình ảnh: “Đi ngược về xuôi”, “mẹ đi bắt tép”, “những ngày mưa lũ gió to”, “bắt tép nuôi cò”, “bằng đồi núi cao”, “mẹ đi bắt tép lọt vào hố sâu”, “bú bầu sữa non”, “bé cỏn con”, “quên công mẹ già” đã góp phần ca ngợi công ơn trời biển của người mẹ đối với người con. Khi con dần dần lớn lên, mẹ lo cho con tất cả: Từ bữa tép, bát cơm mỗi ngày.. mẹ đều lo cho con tất cả, vượt mọi nhọc nhằn gian khổ, hy sinh:

Nhớ khi đi ngược về xuôi,
Mẹ đi bắt tép, mẹ nuôi được cò.
Những ngày mưa lũ gió to,
Mẹ đi bắt tép nuôi cò, cò quên.​
Và đặc biệt là hình ảnh:
Cò ơi cò nghĩ thế nào?
Mẹ đi bắt tép lọt vào hố sâu.​

Đã gây cho người đọc ấn tượng về sự hy sinh cao cả của người mẹ, hy sinh tất cả vì tương lai của con. Biết bao người đọc đã khóc khi đọc hai câu thơ đó, nước mắt đã chảy trên gò má những người đọc, đây là những giọt nước mắt cảm động trước sự hy sinh vô bờ bến của người mẹ, càng thương người mẹ bao nhiêu thì càng trách móc, lên án người con bất hiếu bấy nhiêu. Đây cũng là những giọt nước mắt đầy xúc động khi được câu thơ của bà mẹ già động tới chỗ cao sâu của tâm hồn người đọc. Các cụm từ: “Lọt vào hố sâu”, “bắt tép nuôi cò”, “mưa lũ gió to”, “đi ngược về xuôi” đã khắc sâu thêm chủ đề của bài thơ. Đó là những hình ảnh tiêu biểu nhất được tác giả chọn lọc để miêu tả sự gian khổ của một người mẹ đã sống vì con tất cả, đó cũng là nét vẽ của một bức tranh giàu sức sống, sinh động và chân thực. Đó cũng là những hình tượng tiêu biểu của hiện thực, là cái tinh chất được chọn lựa, chắt lọc ra từ đời sống trực tiếp thể hiện tình cảm của bà 93 tuổi ở Ninh Thuận.

Nhịp điệu chậm rãi, giọng thơ từ tốn, hơi thở nhẹ nhàng quyến rũ. Và như chúng ta đã biết theo đạo lý làm con của tổ tiên ta, chữ “hiếu” hay (đạo làm con) ngay từ thời xa xưa đã rất được coi trọng. Chữ “hiếu” là một nền tảng về đạo đức, là một trong những tiêu chuẩn để rèn luyện và đánh giá nhân cách của một con người. Nói một cách khác, chữ “hiếu” là đạo làm con, là việc người con luôn tôn trọng, trân quý. Người đã sinh thành dưỡng dục ra mình, đó là sự tự giác, tự nguyện khi người con suy nghĩ và hành động về trách nhiệm đối với những đấng sinh thành, đây cũng là quyền lợi cao đẹp mà người con có được trong đời. Nhưng trong bài thơ “Con cò” thì người con lại là người con bất hiếu, không hề nghĩ đến công lao của bố mẹ mình. Tác giả đã dùng một cặp lục bát mà câu lục có ý đối lập với bát:

Vì đâu có cánh có lông?
Mà cò đã vội quên công mẹ già.​

Hình ảnh “có cánh có lông” là hình ảnh ẩn dụ nói về việc người con đã trưởng thành. Rồi lại sự đối lập giữa câu lục với câu bát ở cặp thơ lục bát khác:

Những ngày mưa lũ gió to,
Mẹ đi bắt tép nuôi cò, cò quên.​

Đây là những câu thơ đẹp, có hình ảnh điển hình cho tâm trạng tác giả. Cảm xúc của tác giả đã trực tiếp kích thích trí tưởng tượng và đến lượt nó, thì trí tưởng tượng lại làm cho cảm xúc thêm phong phú. Và còn đây nữa:

Nuôi cò, cò lớn bằng đầu.
Nhớ khi còn bé bú bầu sữa non.​

Chung quy lại, đây là thằng con ích kỷ, vô ơn, chỉ nghĩ đến bản thân mình và vợ con mình mà quên ơn những người đã sinh thành, dưỡng dục mình:

Vợ con cò để hai bên,
Công cha nghĩa mẹ cò quên mất rồi.​
Và tác giả đã cảnh cáo nghiêm khắc:
Cò ơi cò bạc như vôi,
Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao.​

Cách so sánh: “Bạc như vôi”, “bằng đồi núi cao” thật là những hình ảnh đầy ám ảnh, khắc khoải, giàu chất suy ngẫm. Cần nhắc lại rằng trong bài thơ “Con cò”. Tác giả đã hai lần dùng cặp thơ lục bát:

Hỏi rằng ai đẻ cò ra,
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi?​

Trong cả bài thơ, tình cảm của tác giả rất chân thành, nghiêm túc, thủ thỉ, tự nhiên như một lời tâm sự, không hề đao to búa lớn, mặc dù nói về đứa con bất hiếu. Nhưng lại gây được ấn tượng mạnh, làm rơi nước mắt hàng triệu người. Cảm ơn bà cụ 93 tuổi đã làm cho người đọc một bài thơ có giá trị. Tin rằng bài thơ sẽ sống mãi, bất chấp sự tàn phá của thời gian. /.

Giới thiệu đến bạn một số bài ❤️️Thơ Về Cha Mẹ Hay❤️️ và ý nghĩa!