Cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm? – Tư vấn CHI TIẾT nhất

Cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm? Các yếu tố cấu thành tội cố ý giết người là gì? Cố ý giết người là một trong những tội nghiêm trọng nhất không chỉ đối với pháp luật mà còn với nhân tính và đạo đức của người. Tổng đài pháp luật xin chia sẻ tất cả những thông tin quan trọng liên quan đến hành vi cố ý giết người qua bài viết dưới đây.

Cố ý giết người là gì?

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác một cách bất hợp pháp.

Đối tượng bị giết phải là người còn sống. Trên thực tế, đa phần với những vụ án giết người, bản thân tội phạm hoàn toàn nhận thức được việc “giết” là trái với đạo đức nhưng vẫn làm, chính tỏ đây là hành vi cố ý. 

Những trường hợp vô ý tước đoạt mạng sống của người khác thì không bị coi là cố ý giết người.

Xem thêm bài viết: Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý thế nào?

Các yếu tố cấu thành tội cố ý giết người

Như đã nhận định ở phần trên, hành vi giết người có thể gây ra cái chết cho người khác, vậy nên chủ thể của hành vi giết người phải là những đối tượng có đủ năng lực để gây ra hành vi này. Các yếu tố cấu thành tội cố ý giết người sẽ được xem xét dựa trên hành vi năng lực hình sự và độ tuổi nhất định của tội phạm theo quy định của pháp luật

Quyền được bảo vệ, được tôn trọng về mặt sức khỏe, tính mạng của con người được gọi là khách thể của tội giết người.

Mặt khách quan của tội phạm giết người chính là có hành vi kiên quyết, kết thúc mạng sống của người khác thông qua việc dùng mọi thủ đoạn để giết người. Đối với trường hợp làm chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì sẽ bị kết tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng.

Lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp của người phạm tội sẽ thể hiện mặt chủ quan của tội phạm đó. Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi và kết quả của việc mình làm sẽ gây ra chết người nhưng vẫn muốn hậu quả xảy ra nên cố tình thực hiện hành vi phạm tội của mình. Với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội cũng có suy nghĩ giống hành vi cố ý trực tiếp, tức hoàn toàn nhận thức và làm chủ được hành vi cũng như hậu quả. Tuy nhiên, người phạm tội không quá mong muốn hậu quả xảy ra song cũng không quan tâm đến hậu quả quá nhiều mặc cho nó có xảy ra hay không thì đều không quan trọng.

Nếu người phạm tội thực hiện hành vi là nguyên nhân gây ra hậu quả làm chết người, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả cái chết. Đó là mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

>>> Tư vấn trường hợp cụ thể về vấn đề cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm, gọi Tổng đài pháp luật 1900.633.705

Cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm?

Anh V.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Thưa luật sư, hai vợ chồng tôi kết hôn 8 năm nay mới có được 1 đứa con. Vợ tôi đã mang thai đến tháng 6 của thai kỳ, vậy mà trong một lần đi bộ qua đường bị cô B. say rượu vượt đèn đỏ tông chết. Lúc đó tôi đang trên đường đi công tác về nên không thể nghe điện thoại của vợ, khi đến bệnh viện thì vợ con tôi đã không còn. Tôi đã kiện cô B. ra tòa nhưng cô ta rất nhởn nhơ không hề có ý hối lỗi. Kể từ khi vợ mất tôi cảm thấy bứt rứt vô cùng tôi không thể ngủ được vì nhớ vợ con. Tôi muốn đòi lại công bằng cho 2 mẹ con. Luật sư cho tôi hỏi cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm?

>>> Tư vấn các quy định liên quan đến việc cố ý giết người, gọi Tổng đài pháp luật 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Chúng tôi xin được chia buồn và cảm thông với nỗi đau mà bạn phải trải qua. Trong trường hợp này của bạn, vợ con bạn đã bị chết oan mà phạm nhân không hề có thái độ ăn năn hối lỗi. Theo quy định của pháp luật tại điều Điều 123 của Bộ Luật hình sự quy định về tội giết người, phạm nhân sẽ bị phạt tù từ 12 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề nếu có hành vi giết phụ nữ mang thai mà biết là họ có thai, hành vi giết người dưới 16 tuổi. Vợ con bạn đều thuộc ở hai trường hợp này nên chắc chắn cô B. sẽ bị phạt tối thiểu 20 năm tù trở lên. Ngoài ra, cô ta còn lái xe khi say xỉn và không có thái độ ăn năn hối lỗi nên Tòa án sẽ xem xét vụ việc thật khách quan, kết hợp với các điều tra bên tổ giám định để đưa ra phán quyết công bằng nhất cho gia đình bạn. Một lần nữa Tổng đài pháp luật xin chia buồn với bạn, mong bạn có thể vượt lên được nỗi đau này và chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bạn cần.

Phân biệt tội cố ý giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người

Hai tội này nghe qua thì khá giống nhau vì vẫn có thể xảy ra hậu quả gây chết người, tuy nhiên hai tội danh này lại được phân biệt như sau: 

Tội giết người

Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người

Mục đích của hành vi phạm tội

Thực hiện hành vi với mục đích tước đoạt mạng sống của nạn nhân

Thực hiện hành vi nhằm gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội

Mức độ, cường độ tấn công

Mức độ tấn công nhanh và liên tục đủ để gây ra cái chết cho nạn nhân

Cường độ tấn công yếu hơn và không liên tục để nạn nhân chỉ bị ảnh hưởng đến thân thể chứ không chết

Vị trí tác động trên cơ thể

Các vị trí trọng yếu của cơ thể là đầu, ngực, bụng … 

Các vị trí chủ yếu khó gây nguy hiểm chết người như tay, chân, vai … 

Yếu tố cốt lõi:

Phạm nhân cố ý giết người trong tình trạng nhận thức được hành vi của bản thân mang tính chất rất nguy hiểm, đi ngược với đạo đức nhân tính của con người và thấy được hậu quả của việc giết người nhưng vẫn mong muốn việc đó xảy ra, đây được coi là lỗi cố ý trực tiếp.. 

Trường hợp lỗi cố ý gián tiếp được xác định người phạm tội cũng có suy nghĩ giống hành vi cố ý trực tiếp, tức hoàn toàn nhận thức và làm chủ được hành vi cũng như hậu quả. Tuy nhiên, người phạm tội không quá mong muốn hậu quả xảy ra song cũng không quan tâm đến hậu quả quá nhiều mặc cho nó có xảy ra hay không thì đều không quan trọng.

Phạm nhân có hành động vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ biết hành động của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng nghĩ rằng chỉ cần tác động với cường độ tấn công nhẹ hơn thì có thể kiểm soát được hành vi của mình mà không gây chết người. Tuy nhiên hậu quả chết người có thể xảy ra vì những thương tích do người phạm tội gây ra

 

Ngoài ra, để phân biệt tội cố ý giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người còn được xác định bằng hung khí tội phạm sử dụng và các tác nhân khác để xác định thời gian cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm?

Với tội cố ý giết người chưa đạt, phạm nhân hoàn toàn cố ý định hành động và mong muốn hậu quả xảy ra nhưng không thành, đây là điều nằm ngoài mong muốn của tội phạm. Đối với trường hợp cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ thực hiện hành vi với mục đích gây thương cho người khác.

Nếu phạm nhân hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình có khả năng gây chết người nhưng không quan tâm đến hậu quả ra sao, trong trường hợp nạn nhân bị thương tích thì bị kết tội cố ý gây thương tích, nếu gây chết người thì phạm nhân phạm tội giết người. 

Một số câu hỏi liên quan tới cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm?

Phạm tội giết người bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo Điều 123 của Bộ Luật hình sự quy định về tội giết người như sau:

Phạm nhân sẽ bị phạt tù từ 12 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề nếu có hành vi giết người thuộc một trong những trường hợp dưới đây: 

+ Hành vi giết người từ 02 người trở lên;

+ Hành vi giết người dưới 16 tuổi;

+ Hành vi giết phụ nữ mang thai mà biết là họ có thai;

+ Hành vi giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Hành vi giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

+ Hành vi giết người mà ngay trước hoặc sau đó lại tiếp tục thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Hành vi thực hiện hoặc bao che cho tội phạm khác;

+ Hành vi giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Hành vi thực hiện tội phạm một cách man rợ;

+ Hành vi giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

+ Hành vi giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

+ Hành vi thuê giết người hoặc giết người thuê;

+ Hành vi có tính chất côn đồ;

+ Hành vi giết người có tổ chức;

+ Hành vi tái phạm nguy hiểm;

+ Hành vi giết người vì động cơ đê hèn.

>>> Các hành vi phạm một trong những tội trên, kết hợp với kết quả quá trình điều tra của các cơ quan có thẩm quyền và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, Thẩm phán tại phiên Tòa sẽ ra quyết định mức án phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc cao nhất là tử hình.

Các hành vi phạm tội không thuộc các trường hợp trên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Người chuẩn bị phạm tội cố ý giết người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Người phạm tội cố ý giết người còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Đe dọa giết người bị đi tù mấy năm?

Hành vi đe dọa giết người sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù đến 10 năm theo quy định của pháp luật tại điều 133 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Có hành vi giết người nào không bị tử hình không?

Tội giết người là một trong những tội nguy hiểm đối với xã hội. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định giết người nhưng không phải chịu mức tử hình như sau:

Hành vi giết người là con mới đẻ.

Hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không thể kiểm soát được hành vi của mình.

Hành vi giết người người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

>>> Muốn xác định được chính xác các mức độ về cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, vì vậy bên cạnh những chi tiết ở trên các cơ quan chức năng còn phải mất thời gian điều tra vụ án, phân tích các tình huống cũng như tâm lý phạm nhân để có thể đưa ra được phán quyết hợp lý nhất.

Để được tư vấn về hành vi trong trường hợp cụ thể có bị tử hình không, liên hệ 1900.633.705

Giết người có phải bồi thường không?

Bản thân việc mất đi người thân yêu đối với mỗi gia đình đã là một mất mát rất lớn, nay nếu các gia đình còn mất đi người thân do phạm nhân cố ý giết người thì sẽ là nỗi đau ám ảnh đi theo họ cả đời không thể quên. Vậy nên việc bồi thường thiệt hại là điều khoản hiển nhiên, phạm nhân phải đền bù toàn bộ và kịp thời theo quy định tại Điều 585 Bộ Luật dân sự. Phạm nhân và người bị hại có thể tự thỏa thuận về mức độ và hình thức bồi thường, bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, ngoại trừ các trường hợp pháp luật có những quy định khác.

Các hành vi cố ý giết người phải bồi thường thiệt hại về tính mạng cho nạn nhân gồm:

+ Các chi phí hợp lý và đúng quy định để chữa trị, phục hồi, bồi dưỡng sức khỏe và các chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị hại;

+ Các chi phí hợp lý và đúng quy định về phần thu nhập thực tế bị mất trong thời gian điều trị của người chăm sóc cho người bị hại.

+ Các chi phí cho việc mai táng người khuất;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Các chi phí cho những thiệt hại khác mà pháp luật quy định;

+ Các mức bồi thường bù đắp tổn thất về mặt tinh thần. 

Vừa rồi là những thông tin Tổng đài pháp luật chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi “Cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm?”. Việc cố ý giết người là một việc làm rất nguy hiểm với xã hội và trái với đạo đức. Vậy nên, nếu có những khó khăn cần được hỗ trợ xin đừng ngần ngại mà liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.633.705 để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.