Cờ vây

Cờ vây

09/01/2014

 Theo: Phuocbeo

HH- Tham nhũng thì đáng căm ghét thật. Nhưng suy cho cùng thì chính các thế lực bảo thủ, trì trệ mới là nguyên nhân gốc rễ đẻ ra tham nhũng. là thủ phạm của mọi tệ nạn, thủ phạm của mọi thủ phạm…

Trong cái thời buổi “trắng đen biến hóa khôn lường” này thì cứ xem đánh cờ vậy. Quân đen hay quân trắng, thắng hay thua thì có liên quan gì đến mình nhỉ?  Dù sao thì cũng có thứ để mua vui … 

  Cờ vây là môn thể thao trí tuệ, chủ yếu thịnh hành ở các quốc gia Á Đông, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Một kỳ thủ là ông Emmanuel Lasker đã nói: “Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên Trái Đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây.

 Biết rằng, ông thường hay “khoe” về binh pháp Tàu;

biết rằng, ông vừa mới đi Tàu về;

biết rằng, ông là một quân cờ rất quan trọng trong ván cơ vây này.

 Nhưng, ông chỉ là một quân cờ “bất đắc dĩ” màu đen máu me vì cũng đã hết đường binh rồi.

Theo Wikipedia, cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều “đất”, càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và “vùng đất”. Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm “đất” để xác định thắng thua, mỗi điểm trong vùng đất sẽ được tính là một “mục” và ai nhiều “mục” hơn sẽ thắng. Trước khi đếm “đất” hai bên trao trả “tù binh” (những quân cờ bị bắt) rồi đặt các “tù binh” vào “đất” của mình, như vậy số “mục” của mỗi phe sẽ bị giảm nhiều nếu phe đó có nhiều quân bị bắt làm tù binh. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm năm mục rưỡi do bên Trắng luôn là bên đi sau.

 Luật chơi cờ vây rất đơn giản, điều chủ chốt chỉ cần nắm vững là ai chiếm được nhiều đất thì người đó thắng.

 Trên bàn cờ vây thể thao giải trí, quân trắng quân đen rõ ràng. Trên bàn cờ vây của đời thường, lúc trắng lúc đen biến hóa khôn lường, khó ai phân biệt được, ông cũng vậy. Mặc dù, ông cố tỏ ra cái vẻ bề ngoài cho dư luận tưởng rằng ông là một quân đen đích thực, trước sau như một. Cờ vây mục đích cuối cùng là chiếm được “lãnh thổ”, chiếm được là xong và quan trọng là ông có chiếm nổi được không?. Ông đang vây đối thủ hay đối thủ đã vây ông thì ông cũng quá rõ, ừ thì ai cũng biết là “cùng tất biến”, vậy đi nhé!

 Mấy hôm nay blogger Sông Hàn bỗng nhiên hóa thành triết gia khi nhắc đi nhắc lại điệp khúc “ngày mai được quyết định từ chính ngày hôm nay“… Từ 2014 – 2016, mọi người cứ cố gắng đếm được thu nhập thực sự trong túi mình là bao nhiêu, đừng đọc bản tin dự báo của  truyền thông nước nhà mà tốn thời gian mộng mơ rách việc.

 Đem điều này, điều nọ trong bộ luật ra mà tranh luận là cái trò vô bổ, buồn cười nhất!

MP

P/s: … không có thiện ác ở đây, ai nhiều “đất” hơn người đó thắng!

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…