Cổ vật là gì ? Khái niệm cổ vật được hiểu như thế nào ?

Theo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên

1 Khái niệm chung về cổ vật

Cổ vật là đồ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được chế tạo ít nhất từ 100 năm trở lên.

Thông thường, vật cổ có niên đại sản xuất càng lâu năm càng quý hiếm, nhất là đối với những vật là duy nhất không có cái thứ hai (vật độc nhất).

Việc định đoạt các tài sản là cổ vật như: bán, tặng, đổi… phải tuân theo các quy định của pháp luật. Chủ sở hữu cổ vật bị hạn chế quyền định đoạt: khi chủ sở hữu cổ vật đem bán cổ vật thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua đối với một tài sản nhất định thì khi bán tài sản, chủ sở hữu cổ vật đó phải dành quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân đó. Người tìm thấy cổ vật phải giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và họ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

2 Cố vấn pháp lý là gì ? Khái niệm về cố vấn pháp lý

Cố vấn pháp lý cá nhân hay pháp nhân là thành viên của hiệp hội hay tổ chức pháp lí, tư vấn cho khách hàng, biên tập những văn bản có tính chất pháp lí, cung cấp những dịch vụ pháp lí khác như trợ giúp cho khách hàng trong quan hệ với các cơ quan công quyền hoặc với cơ quan tư pháp.

Luật sư, luật gia, người có trình độ, kiến thức pháp luật thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn, giải thích về pháp luật cho cá nhân, cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức khác; xử lí những việc của khách hàng liên quan đến pháp luật như đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong các giai đoạn tố tụng hoặc trong giao dịch với các cơ quan nhà nước, bào chữa cho bị cáo trước toà án.

Tại các cơ quan quản lí nhà nước, cố vấn pháp lí là chức vụ được bổ nhiệm hoặc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm có nhiệm vụ nghiên cứu, góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Bộ phận cố vấn pháp lí có thể được tổ chức ở các cơ quan, tổ chức kinh tế để thực hiện nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn về pháp luật, được uỷ quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức trước Toà án, trọng tài và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

3 Quyền và nghĩa vụ của cá nhân tổ chức đối với di sản văn hóa

Theo quy định của Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa được chia làm 3 nhóm theo từng loại chủ thể khác nhau. Cụ thể như sau:

Điều 14, 15, 16 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với di sản văn hóa

Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nói chung đối với di sản văn hóa bao gồm:

Điều 14:

Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa bao gồm:

Điều 15

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này;

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;

3. Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa bao gồm:

Điều 16

Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;

3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Điều 25 Nghị định 98/2010 /NĐ-CP (sửa đổi bổ sung 142/2018/NĐ-CP)

Điều 25. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

c) Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

2. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;

b) Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này cấp;

c) Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;

d) Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

Điểm 19. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và hằng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở địa phương mình.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tiếp nhận thông báo việc chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đó và kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

5. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Điều 26 Nghị định 98/2010 /NĐ-CP (sửa đổi bổ sung 142/2018/NĐ-CP)

1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

Sửa đổi điểm a

Điểm a khoản 1 Điều 26 được sửa đổi như sau:

“a) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật”

b) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điểm d)Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP Điều 26 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 như sau:

“4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

a) Chủ cửa hàng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ (Phụ lục IV);

Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.”

a) Chủ cửa hàng phải gửi hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

Đơn xin cấp chứng chỉ;

Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ mail: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê