Cơ thể con người sẽ ra sao nếu “đăng xuất” trên sao Hỏa?

Sao Hỏa là hành tinh có một số điểm chung so với Trái Đất, vậy thì khi chết trên sao Hỏa, điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể chúng ta?

Sao Hỏa là một hành tinh nằm trong hệ mặt Trời, thậm chí còn có nhiều điểm giống với Trái Đất chúng ta. Đã từng có nhiều nhà khoa học nêu ý định đưa con người lên sao Hỏa để sống nhưng cho tới nay, ý tưởng đó vẫn chưa hiện thực hóa được. Dựa trên khoa học, sau khi chết chúng ta hoàn toàn không biết được những gì xảy đến với cơ thể mình nhưng khi sống thì chúng ta vẫn nhận thức rằng sau này chết, cơ thể sẽ biến đổi ra sao.

Nếu như sau này, con người bắt đầu di cư lên mặt Trăng để sinh sống thì liệu sau khi “đăng xuất”, cơ thể của chúng ta sẽ biến đổi ra sao là câu hỏi mà rất nhiều người tò mò. Câu hỏi này hiện tại cũng chưa có ai giải thích chính xác nhưng NASA có một quy riêng nếu như những nhà du hành vô tình qua đời ngoài không gian.

Cựu chỉ huy Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), phi hành gia Chris Hadfield từng chia sẻ trước báo giới rằng nếu như có một phi hành gia nào đột nhiên qua đời khi đang di chuyển ngoài không gian thì sẽ được đưa vào bên trong một khoang kín khí hoàn toàn và tháo bỏ bộ đồ bảo hộ ra vì trên thực tế, cơ thể bên trong đồ bảo hộ sẽ phân hủy nhanh hơn. Việc đưa thi thể vào khoang kín khí giúp không lây lan mùi hôi. Sau đó, phi hành đoàn sẽ tiến hành đưa thi thể vào khoang đông lạnh nhằm bảo quản tốt nhất.

Đó là câu chuyện khi một người đột nhiên qua đời ở ngoài không gian, ISS sẽ giải quyết việc đó cẩn thận và trước đây, cơ quan này cũng đã từng triển khai những trường hợp mô phỏng cái chết ngoài vũ trụ. Thế nhưng nếu như chúng ta đột nhiên “đăng xuất” khỏi sao Hỏa thì sẽ là câu chuyện khác. Nếu bị giải quyết theo góc độ “thiếu tình” thì thi thể chúng ta sẽ được đẩy ra ngoài vũ trụ bao la đen thẳm. Thế nhưng làm vậy lại trái quy định với giảm thải rác vũ trụ của Liên Hợp Quốc.

Thế nếu như thi thể chúng ta không bị đẩy ra ngoài vũ trụ thì bước tiếp theo sẽ như thế nào? NASA hoàn toàn không muốn làm sao Hỏa ô nhiễm nên sẽ có một cuộc họp với các phi hành đoàn trong nhiệm vụ đó. Hỏa táng cũng có thể là phương pháp thú vị để giúp tiêu hủy hoàn toàn vi khuẩn có trong cơ thể người đến từ Trái Đất. Thế nhưng việc tạo lửa ở trên sao Hỏa cũng là một vấn đề không đơn giản.

Nếu phương án hỏa thiêu không khả thi, có thể thi thể sẽ được chôn cất ngay tại sao Hỏa. Thông thường, thi thể nếu ở trong điều kiện môi trường của sao Hỏa sẽ không dễ dàng bị phân hủy. Thời gian sẽ phân hủy thi thể sẽ trôi qua rất lâu. Ban ngày, khi nhiệt độ tăng cao, vi khuẩn sẽ bắt đầu quá trình phân hủy bình thường nhưng vào ban đêm, nhiệt độ trên sao Hỏa hạ rất thấp, thi thể sẽ đóng băng và chặn đứng quá trình phân hủy của vi khuẩn.

Khác biệt so với Trái Đất, sao Hỏa không có sự bảo vệ của bầu khí quyển và từ quyển nên sẽ bị bức xạ mặt trời phá hủy cơ thể. Thế nhưng quá trình này cũng diễn ra rất lâu chứ không nhanh như trên Trái Đất. Chính vì vậy mà thi thể chúng ta nếu bị bỏ lại trên sao Hỏa thì cũng sẽ trở thành những bộ xương còn xót lại, nhưng khác biệt là quá trình này lâu hơn. Nếu như không có các điều kiện ngoại biên tác động, những bộ xương của chúng ta có thể tồn tại tới hàng chục triệu năm trước khi biến mất.

Tóm lại, tất cả những giả thuyết trên đều nằm trên phương diện lý thuyết và các nhà khoa học cũng chưa được kiểm chứng một xác ướp thực tế trên sao Hỏa thì sẽ như thế nào. Hiện nay, nếu một phi hành gia không may qua đời ở ngoài không gian hoặc trên sao Hỏa hay bất kỳ hành tinh nào đều sẽ được NASA bảo quản cẩn trọng và sẽ mang về trái đất để không vi phạm các điều khoản của Liên Hợp Quốc và đảm bảo tính nhân đạo.

  • Xem thêm bài viết chuyên mục Khám phá