Cơ thể con người có khoảng bao nhiêu lít máu?
Khi được hỏi trong cơ thể con người có khoảng bao nhiêu lít máu thì hầu hết mọi người thường cho rằng ở nam giới từ 5 – 6 lít máu và ở nữ giới từ 4,5 – 5,5 lít máu. Tuy nhiên, liệu đây có phải câu trả lời chính xác? Thực ra, đây chỉ là số liệu thống kê trung bình. Còn trên thực tế, lượng máu trong cơ thể mỗi người thường không giống nhau vì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: giới tính, độ tuổi, cân nặng,…. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể để có thể xác định được lượng máu có trong cơ thể mình.
Cơ thể con người có bao nhiêu lít máu?
Thành phần máu trong cơ thể người bao gồm tế bào và huyết tương. Những tế bào này bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, hồng cầu có chức năng mang oxy từ phổi làm cho máu có màu đỏ, bạch cầu có chức năng chống lại các bệnh nhiễm trùng và tiểu cầu sẽ hình thành các cục máu đông giúp cơ thể cầm máu tốt hơn khi bị thương. Tất cả các tế bào này đều trôi nổi trong plasma lỏng, thường là nước. Còn huyết tương sẽ chứa các chất điện giải, chất dinh dưỡng, kháng thể protein, hormone giúp cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Khi nói đến lượng máu, có thể nhiều người vẫn đang thắc mắc không biết cơ thể người bình thường có bao nhiêu lít máu? Thực chất, lượng máu trong cơ thể mỗi người hầu như khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: giới tính, tuổi tác, nơi sống và tình trạng sức khỏe. Ví dụ, nam giới thường có nhiều máu hơn nữ giới dù họ có cùng cân nặng. Ngoài ra, những người thường sống ở khu vực trên cao cũng có nhiều hơn khoảng 2 lít máu so với người sống ở độ cao thấp hơn. Bởi vì không khí trên cao chứa ít oxy hơn nên cơ thể cần bổ sung thêm máu để cung cấp đầy đủ oxy cho phổi.
Các nhà khoa học đã ước tính, lượng máu trong cơ thể người sẽ bằng 7% so với trọng lượng cơ thể. Một người trưởng thành thường chứa từ 4,7 – 5,5 lít máu. Một đứa trẻ sẽ có lượng máu bằng một nửa lượng máu của người bình thường.
1. Lượng máu trong cơ thể nam giới
Không phải tất cả các loại mô đều có lượng máu như nhau, nếu một người quá gầy hoặc béo phì cũng ít nhiều ảnh hưởng đến máu trong cơ thể. Theo quy tắc gilcher, lượng máu dự kiến sẽ được tính dựa trên trọng lượng cơ thể. Chỉ cần lấy số kilogam để nhân với một trong các giá trị tương ứng để tính số lít máu. Cụ thể:
– Đàn ông bình thường có 0,07 lít/kg cân nặng.
– Đàn ông cơ bắp có 0,075 lít/kg cân nặng.
– Đàn ông béo phì có 0,06 lít/kg cân nặng.
– Đàn ông gầy có 0,065 lít/kg cân nặng.
2. Lượng máu trong cơ thể nữ giới
Tương tự đối với nam giới, lượng máu trên cơ thể nữ giới cũng được tính theo quy tắc gilcher như sau:
– Phụ nữ bình thường có 0,065 lít/kg cân nặng.
– Phụ nữ cơ bắp có 0,07 lít/kg cân nặng.
– Phụ nữ béo phì có 0,065 lít/kg cân nặng.
– Phụ nữ gầy có 0,06 lít/kg cân nặng.
3. Lượng máu trong cơ thể trẻ em
– Trẻ sơ sinh chỉ 15 – 30 phút tuổi sẽ có lượng máu trung bình là 0,077 lít/kg cân nặng.
– Trẻ sơ sinh sau 24 giờ có 0,0833 lít/kg cân nặng.
– Trẻ em ba tháng tuổi có 0,087 lít/kg cân nặng.
– Trẻ em sáu tháng tuổi có 0,086 lít/kg cân nặng.
– Trẻ từ 1 – 6 tuổi có 0,08 lít/kg cân nặng.
– Trẻ 10 tuổi có 0,075 lít/kg cân nặng.
– Trẻ 15 tuổi có 0,071 lít/ kg cân nặng.
Thiếu máu trong cơ thể gây ra những biểu hiện gì?
Việc biết được cơ thể mỗi người có bao nhiêu lít máu sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện những bệnh bất thường liên quan đến lượng máu lưu thông. Đo thể tích máu cũng giúp bạn phát hiện tình trạng thiếu máu, tăng hồng cầu, giảm thể tích máu và tăng thể tích máu. Hiện nay, trình trạng thiếu máu trong cơ thể có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi. Trước đây, bệnh này thường phổ biến ở người già tuy nhiên gần đây thiếu máu đã có dấu hiệu trẻ hóa. Khi gặp tình trạng này, bạn sẽ có một số biểu hiện như:
– Mệt mỏi, da nhợt nhạt: Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như: thường xuyên căng thẳng, đau đầu. Đồng thời, khi thiếu máu, da của bạn cũng trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống hơn.
– Khó thở, tim đập nhanh: Lượng máu trong cơ thể thấp có nghĩa là khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể đã giảm. Lúc này bạn sẽ có biểu hiện thở gấp để tiếp thêm lượng oxy hay tim tăng nhịp để bù đắp cho năng lượng bị thâm hụt. Vậy nên, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở, đánh trống ngực.
– Tê chân tay: Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể. Vậy nên, khi thiếu máu, các bộ phận ở xa tim như chân, tay sẽ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, ngứa gan và thường xuyên bị lạnh.
– Rụng tóc: Một dấu hiệu rõ rệt của những người thiếu máu đó là rụng tóc. Khi da đầu không nhận được đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến tóc rụng nhiều và với tốc độ nhanh.
– Phân đen: Một dấu hiệu khác của thiếu máu đó là phân đậm màu, trong phân có máu hoặc chảy máu từ trực tràng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng hoặc dạ dày nên khi gặp tình trạng này bạn nên đi khám ngay lập tức.
Lượng máu cơ thể sản sinh mỗi ngày là bao nhiêu?
Trung bình mỗi giây, cơ thể con người tạo ra khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu. Trong đó, tế bào gốc trong tủy xương sẽ tạo ra tế bào máu. Tế bào gốc lại có khả năng tạo ra thêm nhiều tế bào khác. Quá trình sản sinh này được diễn ra liên tục trong suốt một đời người.
Thông thưởng, cơ thể sẽ mất khoảng 24 giờ để thay thế cho lượng huyết tương đã bị mất nhưng phải cần tới từ 4 – 6 tuần để thay thế các tế bào máu đỏ bị mất. Nếu bạn mất máu hoặc truyền máu, sẽ mất vài tháng để tế bào hồng cầu có chứa sắt trở lại bình thường. Vậy nên, cần có giải pháp bù đắp lại các thành phần để việc sản sinh hồng cầu diễn ra được nhanh hơn bằng cách:
– Uống nhiều nước, có thể nhiều hơn lượng nước trung bình cơ thể cần mỗi ngày.
– Ăn các thực phẩm giàu chất sắt như: gan bò, thực phẩm tăng cường,….
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cơ thể người có khoảng bao nhiêu lít máu mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết cách tính lượng máu trong cơ thể mình cũng như những biểu hiện đi kèm của bệnh thiếu máu. Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu trên, hãy thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, giúp cơ thể sản sinh đầy đủ lượng máu để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhé.