Có thể bạn chưa biết: Luật và Luật kinh tế có giống nhau không?
Mục Lục
Có thể bạn chưa biết: Luật và Luật kinh tế có giống nhau không?
Xã hội ngày càng phát triển, dẫn đến sự đa dạng các ngành nghề. Vì thế, có nhiều bạn trẻ thắc mắc Luật và Luật kinh tế có giống nhau không? Cơ hội việc làm và triển vọng nghề nghiệp có tốt không? Để có thể có sự lụa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm về luật và luật kinh tế
- Luật
Hiểu một cách tổng quát, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Là những quy định chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Luật kinh tế
Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế. Là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong nước và ngoài nước. Luật kinh tế ra đời nhằm đảm bảo duy trì, giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, giao thương trong nước và ngoài nước.
>> Có thể bạn quan tâm: Học ngành Luật kinh tế có khó không?
Luật và Luật kinh tế có giống nhau không?
Điểm giống nhau của ngành Luật và ngành Luật kinh tế
Luật kinh tế là một bộ phận nhỏ của Luật pháp. Vì thế nên sinh viên theo học ngành Luật và Luật kinh tế sẽ đều được trang bị đầy đủ những kỹ năng cơ bản. Như là:
- Phân tích pháp luật, tư duy và có tính logic
- Đàm phán
- Soạn thảo hợp đồng hay các văn bản pháp lý khác,..
- Nghiên cứu xử lý những vấn đề liên quan đến pháp lý
- Kỹ năng giao tiếp
- Khả năng phán đoán tốt, chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại
Sinh viên theo học đều sẽ có những cái nhìn bao quát về Luật pháp.
Những điểm khác nhau của ngành Luật và Luật kinh tế
Sự khác nhau về kiến thức, kĩ năng nhận được
- Ngành Luật
Theo học ngành luật sinh viên sẽ được cung cấp tất tần tật những kiến thức tổng quát trong tất cả các lĩnh vực luật. Kiến thức chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến từng nội dung luật cụ thể. Như là: Luật dân sự, luật hình sự, quy trình tố tụng,… Các môn học khác liên quan mật thiết đến các lĩnh vực pháp lý. Từ đó giúp người học nâng cao khả năng tư duy như tâm lý học, tư pháp,…
Rèn dũa những kỹ năng liên quan đến từng vấn đề luật cụ thể như: khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân,…
- Ngành Luật kinh tế
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh. Các cách xử lý những vấn đề pháp lý thực tế về kinh tế của doanh nghiệp hay của kinh tế nhà nước. Ví dụ như: tranh chấp thương mại, bồi thường hợp đồng, …
Sự khác nhau về vị trí công việc
- Ngành luật
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Chuyên viên tư vấn luật pháp
- Kiểm soát viên
- Làm trong bộ phận pháp chế trong khuôn khổ luật pháp
- Luật sư
- Thẩm phán
- …
- Ngành Luật kinh tế
Tốt nghiệp ngành luật kinh tế không khó để bạn tìm được một công việc phù hợp với bản thân. Bạn có thể trở thành:
- Chuyên viên tư vấn pháp lý, giải quyết hết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế.
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư về các vấn đề liên quan đến kinh tế.
- Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp của doanh nghiệp
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
- …
Nên học luật kinh tế ở đâu?
Sau khi đã nắm rõ được đặc điểm của hai ngành trên. Điều tiếp theo mà ai cũng quan tâm chính là nên học ở đâu?
Hiện nay, Chương trình đào tạo cử nhân đại học từ xa trường đại học Thái nguyên đang tuyển sinh ngành Luật kinh tế. Với bề dày kinh nghiệm, các thầy cô vô cùng tâm huyết. Tất cả các bài giảng được thiết kế bài bản, thống nhất về kiến thức, thông tin với chương trình đào tạo trực tiếp. Và đã được nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Bằng đại học không còn ghi hình thức đào tạo mà thay vào đó là hệ cử nhân và bằng có giá trị vĩnh viễn. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, bất kể đâu và bất cứ khi nào bạn muốn chỉ với chiếc điện thoại hay chiếc laptop của bạn. Hình thức học này vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian cho bạn
>> Có thể bạn quan tâm: Bằng đại học từ xa có giá trị không? Có tương đương với bằng chính quy?
Hy vọng qua bài viết “Luật và Luật kinh tế có giống nhau không” sẽ phần nào giúp cho bạn tìm được ngành học phù hợp với bản thân.