Có thai mấy tháng thì bụng to? Sự thay đổi về kích thước bụng bầu
Mục Lục
3. Giai đoạn mang thai cuối thai kỳ
- Tháng thứ 7, tử cung phát triển lớn hơn nữa, thân hình mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ hay bị “chuột rút” ở cẳng chân, bí tiện, vùng lưng và vùng xương chậu đau buốt.
- Tháng thứ 8, mẹ bầu bắt đầu chửa “vượt mặt”, cân nặng cơ thể tăng nhiều, cử động tương đối nặng nề, khó khăn. Lúc này, cơ thể bắt đầu có hiện tượng phù thũng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai bao nhiêu tuần thì đạp và nhận biết như thế nào?
Những vấn đề mẹ phải đối mặt khi bụng bầu tăng kích thước
Có thai mấy tháng thì bụng to? Bụng bầu của mẹ ngày càng to đồng nghĩa với việc thai nhi ngày càng phát triển. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên thai phụ cũng sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe mẹ bầu.
Vì thế, bên cạnh chú ý bầu mấy tháng bụng to, mẹ bầu cần quan tâm những yếu tố sau:
1. Cân nặng
Bạn có thể cho rằng việc mình mang thai sẽ là cái cớ để được ăn uống thoải mái. Tuy nhiên, sự thật là bạn chỉ cần bổ sung thêm khoảng 200 calo mỗi ngày và đó chỉ là trong tam cá nguyệt cuối cùng.
Mẹ bầu không nên thoải mái quá trong việc ăn uống. Mặc dù số cân nặng tăng lên trong thời kỳ mang thai là khác nhau nhưng trung bình, các bà bầu tăng không quá nhiều.
2. Các vết rạn
Những bà bầu không phải chịu những vết rạn ở bụng, ngực, khi mang thai thực sự là những người may mắn bởi đa số đều rất dễ rạn bởi làn da bị kéo căng quá mức. Nguyên nhân đa phần đến từ việc tăng cân quá mức, và nhanh trong thời gian ngắn.
Các loại kem dưỡng ẩm, xoa bóp giàu vitamin E có thể làm dịu cơn ngứa, làm da bớt khô nhưng không thể chữa và phòng vết rạn một khi cơ địa đã bị rạn. Do đó tăng cân vừa phải là yếu tố then chốt để ngừa rạn da.
3. Trò chuyện với em bé
Không bao giờ là quá sớm để gắn kết với em bé của bạn. Ngay từ tuần thứ 16 trở đi, em bé đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài, nghe được giọng mẹ nói chuyện. Nghiên cứu cho thấy, từ 32 tuần bé sẽ nhận ra giọng nói quen thuộc, bài hát, những câu chuyện…
Vuốt ve bụng bầu cũng sẽ có tác dụng làm dịu lại nên bạn hãy dành khoảng mười phút mỗi ngày để liên kết với em bé trong chiếc bụng bầu.
4. Dấu hiệu trên bụng
Nếu để ý bạn sẽ thấy một vệt dài, đậm kéo dài trên bụng bầu của mình. Đường này được hình thành là do lượng melanin, sắc tố được sản xuất quá nhiều và thường xuất hiện phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai. Điều này hoàn toàn bình thường và nó sẽ mờ dần sau khi sinh, do đó bạn không cần quá lo lắng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Nghén nặng sinh con trai hay gái? Đoán giới tính thai nhi qua các triệu chứng ốm nghén
5. Bé đạp bụng bầu
Những chuyển động đầu tiên của em bé thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 và từ đó các chuyển động ngày càng mạnh mẽ hơn. Bạn thậm chí có thể thấy những đường lượn sóng trên bụng, xuất hiện hình dạng bàn chân, bàn tay, thậm chí là khuỷu tay. Lúc đầu bạn sẽ thấy hơi kỳ lạ nhưng thời gian sau đó, nó sẽ nhắc nhở bạn rằng có một sinh linh đang lớn lên trong cơ thể bạn.
Chú ý các dấu hiệu bất thường ở bụng bầu
Cho đến này vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung nào quy định mức kích thước “đạt chuẩn” của bụng bầu. Thực tế nếu như kích thước bụng bầu có lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với những người mẹ khác, nhưng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, đạt ổn định về cân nặng và chiều dài thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nếu nhận thấy những vấn đề sau thì người mẹ nên kiểm tra sớm để phòng tránh những diễn biến xấu xảy ra: