Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

Đánh giá post

Dưới đây là mẫu Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được Luận Văn Tốt tìm kiếm, thu thập để đăng tải lên cho các bạn sinh viên có nhu cầu, nếu các bạn đang tìm một cơ sở lý luận ngành kế toán thì đây là một bài mẫu hay cho các bạn tham khảo.

Ngoài ra, nếu các bạn có nhu cầu cần tìm dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập thì hãy liên hệ với dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt nhé, bên mình hỗ trợ tư vấn đề tài miễn phí, lập dàn bài chi tiết, hỗ trợ trọn gói bài làm bao mộc, dấu,…. Hãy liên hệ zalo để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời các bạn nhé.


                                                                                                                ………………………………………………………………………………………

1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1 Chi phí sản xuất

Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi ra để mua yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc liên quan trực tiếp đến quá trình cung cấp dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về sử dụng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ bao gồm lương phải trả lao động trực tiếp và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương phải trả.
Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ nhưng không liên quan trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng,…
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
a) Khái niệm
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định mà chi phí cần tập hợp. Các phạm vi này có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc đối tượng chịu chi phí. Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là yêu cầu quản lý và đối tượng tính giá thành, loại hình sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất.
b) Ý nghĩa
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất theo yêu cầu quản lý sản xuất.

Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmCơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.2 Giá thành sản phẩm

Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Phân loại giá thành
a) Phân loại giá thành theo thời điểm xác định
Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch.
Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng thực phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
b) Phân loại nội dung cấu thành giá thành
Giá thành sản xuất: Phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất.
Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũng phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể:
– Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất.
– Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
– Đặc điểm sử dụng sản phẩm, bán thành phẩm.
– Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định trong doanh nghiệp.
– Khả năng và trình độ quản lý, hạch toán,…
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc… là một đối tượng tính giá thành. Nếu trong doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng… là một đối tượng tính giá thành. Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo cũng có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành của quá trình sản xuất. Ở những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
Các yêu cầu quản lý, đặc biệt là yêu cầu thông tin cần thiết cho việc ra quyết định kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp cũng là một căn cứ quan trọng trong việc xác định đối tượng tính giá thành. Điều này thể hiện rõ tính mục đích cụ thể của thông tin kế toán. Tuy nhiên, việc xác định đối tượng tính giá thành còn phụ thuộc và khả năng quản lý nói chung và trình độ hạch toán của doanh nghiệp.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

XEM THÊM DỊCH VỤ CHỈNH SỬA ĐẠO VĂN

a) Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thường được áp dụng đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành.

Công thức:
Tính tổng trong kỳ

b) Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau.
Công thức:

c) Tính giá thành theo phương pháp định mức
Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, doanh nghiệp đã xây dựng và quản lý được định mức, trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viên tương đối vững.
Công thức:

Tính giá thành theo phương pháp định mức
Tính giá thành theo phương pháp định mức
d) Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau
Công thức:

Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm.

1.3 Cơ sở lý luận về kế toán mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gồm 2 mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh vá các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Nghĩa là giá thành là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất ở bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ còn còn chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí.
Xét về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một, vì cùng hao phí về lao động sống và lao động vật hóa. Nhưng xét về mặt lượng, thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau.

 

…………………………………………………………………………………

Trên đây là mẫu Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, của Luận Văn Tốt với mục tiêu muốn gửi đến các bạn các bài hay và chỉnh chu nhất, nếu bạn nào đang có nhu cầu tìm bài liên quan thì đây là một bài mẫu bổ ích, phù hợp nhất dành cho các bạn. Nếu các bạn có khó khăn, chưa thể hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình, thì hãy liên hệ với Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt để chúng tôi được hỗ trợ tận tình và làm bài trọn gói bao mộc, dấu cho các bạn nhé.

Nguyễn Thị Hiền Luận Văn TốtNguyễn Thị Hiền Luận Văn Tốt

Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ  trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ  loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận  https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149