Cơ sở lưu trú du lịch là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch là gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch? Đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch như thế nào? Luật Minh Khuê nghiên cứu và chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Cơ sở lưu trú du lịch là gì?

Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

Có các loại cơ sở lưu trú du lịch sau đây:

1. Khách sạn.

Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.

a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;

b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;

c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;

d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.

2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.

6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.

7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Theo quy định tại Điều 49 Luật du lịch, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Trong đó điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch được hướng dẫn tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

2.1. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn

– Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.

– Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.

– Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.

– Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

– Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

2.2. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch

– Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

– Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

2.3. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch

– Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

– Người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

2.4. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch

– Tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu.

– Có điện, nước sạch; có thiết bị thu gom rác thải, nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường.

– Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

– Người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển.

2.5. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà nghỉ du lịch

– Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước.

– Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm, vệ sinh riêng.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

– Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

2.6. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

– Có đèn chiếu sáng, nước sạch.

– Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.

– Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

2.7. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với bãi cắm trại du lịch

– Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung.

– Có nước sạch.

– Có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu.

– Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.

– Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

3. Thủ tục đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.

Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:

a) Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;

b) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.

3.1. Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

c) Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

3.2. Trình tự công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Mẫu đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

>>> Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL

TÊN DOANH NGHIỆP
TÊN CƠ SỞ DỊCH VỤ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

… … …, ngày … …tháng… …năm… ….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Kính gửi: …………….(1)……………..

Căn cứ Luật Du lịch, sau khi nghiên cứu Tiêu chuẩn Quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị ……….(1)………. xem xét, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch.

1. Thông tin chung về cơ sở lưu trú du lịch

– Loại, tên cơ sở lưu trú du lịch: ………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

– Điện thoại: …………………………………………Fax:………………………………………………

– Email: ………………………………………………Website:………………………………………..

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số: …………….……………., cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………………………………

– Có cam kết, giấy chứng nhận về:

(1) Đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

(2) Phòng cháy, chữa cháy;

(3) Bảo vệ môi trường;

(4) An toàn thực phẩm.

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

– Tổng vốn đầu tư ban đầu: ……………………………………………………………………………..

– Tổng vốn đầu tư nâng cấp (nếu có):………………………………………………………………….

– Tổng diện tích mặt bằng (m2):………………………………………………………………………….

– Tổng diện tích mặt bằng xây dựng (m2):…………………………………………………………….

– Tổng số buồng:

STT

Loi bung

S lượng bung

Giá công bố (VND)

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

– Dịch vụ có trong cơ sở lưu trú du lịch:

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

3. Người quản lý và nhân viên phục vụ:

– Tổng số: …………………………………………………………………………………………………….

Trong đó:

Ban giám đốc:…………………………….. Lễ tân:…………………………………………………….

Bếp:………………………………………… Buồng:……………………………………………………

Bàn, bar:…………………………………… Bộ phận khác:…………………………………………..

– Trình độ:

Trên đại học:……….(người)     Đại học:…………..(người)     Cao đẳng:………….(người)

Trung cấp:…………(người)      Sơ cấp:……………(người)    THPT:……………….(người)

– Chứng chỉ khác: ………………………………….(người)

– Được đào tạo nghiệp vụ (%):…………………………………………………………………………..

– Được đào tạo ngoại ngữ (%):………………………………………………………………………….

4. Hạng đề nghị:

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung trong Đơn đề nghị và thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng cơ sở lưu trú theo đúng hạng đã được công nhận.

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …….

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT HOẶC CHỦ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Tổng cục Du lịch (đối với hạng 4 sao trở lên); Sở Du lịch/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố… (đối với hạng từ 1-3 sao).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê