Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những cơ sở và loại hình nào?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những cơ sở và loại hình nào?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những cơ sở và loại hình nào? Căn cứ vào Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp, hiện nay cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm…
CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Kiến thức của bạn:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những cơ sở và loại hình nào theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp?
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
1. Giáo dục nghề nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp thì giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
2. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định về mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, theo đó đề cập đến 2 mặt là: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Còn mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
-
Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
-
Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
-
Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ vào Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp, hiện nay cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
-
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
-
Trường trung cấp;
-
Trường cao đẳng.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
-
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
-
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
-
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những cơ sở và loại hình nào quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
vote