Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Giúp ích gì cho người dân?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và chuyển đổi số quốc gia, vậy Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
3. Ngoài dân cư, còn có Cơ sở dữ liệu quốc gia nào khác?
2.2. Thực hiện thủ tục hành chính nhanh hơn, hiệu quả hơn
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ích gì cho người dân?
1.2. Thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
1.1. Khái niệm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Theo giải thích tại Điều 3 Luật Căn cước công dân:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (theo Điều 10 Luật Căn cước công dân)
1.2. Thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Căn cứ Điều 9 Luật căn cước công dân 2014, sửa đổi, bổ sung 2020, thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
– Họ, tên đệm và tên khai sinh;
– Ngày, tháng, năm sinh;
– Giới tính;
– Nơi đăng ký khai sinh;
– Quê quán;
– Dân tộc;
– Tôn giáo;
– Quốc tịch;
– Tình trạng hôn nhân;
– Nơi thường trú;
– Nơi tạm trú;
– Tình trạng khai báo tạm vắng;
– Nơi ở hiện tại;
– Quan hệ với chủ hộ;
– Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
– Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
1.3. Quản lý và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Theo Điều 10 Luật Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
Trong đó, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân.
Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý (Ảnh minh họa)
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ích gì cho người dân?
2.1. Căn cước công dân có thể thay thế nhiều loại giấy tờ
Theo Đề án phát triển ứng dụng về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia tại Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có ý nghĩa rất quan trọng trong phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong giai đoạn 2022 – 2030.
Cụ thể, trong năm 2022, Đề án đặt ra mục tiêu là bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).
Trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức…
2.2. Thực hiện thủ tục hành chính nhanh hơn, hiệu quả hơn
Cũng dựa trên Đề án phát triển ứng dụng dân cư phục vụ chuyển đổi số của Thủ tướng chính phủ, sắp tới người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa các cấp sẽ được định danh, xác thực điện tử trên hệ thống của Bộ Công an đã kết nối, tích hợp với cổng Dịch vụ công quốc gia.
Theo đó người dân không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đồng thời, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân sẽ được lưu trữ điện tử, chia sẻ, tái sử dụng; các mẫu đơn, tờ khai có thông tin công dân được chuẩn hóa thống nhất; các thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến dân cư được cắt giảm, đơn giản hóa…
Từ đó, góp phần giúp việc thực hiện các thủ tục hành chính nhanh hơn, hiệu quả hơn.
3. Ngoài dân cư, còn có Cơ sở dữ liệu quốc gia nào khác?
Từ năm 2015, Chính phủ đã có Quyết định 714/QĐ-TTg ban hành danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
Theo đó, có 6 Cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai gồm có:
– Cơ sở dữ liệu quốc giaa về dân cư;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia thống kê tổng hợp về dân số;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 phê duyệt Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập đối người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.
Trên đây là giải thích về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Nếu gặp vướng mắc liên quan, gọi ngay đến
1900.6192
để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.