Cơ sở chăm sóc cuối đời có yêu cầu quý vị ký lệnh Không hồi sức (DNR) không?
Mục Lục
Cơ sở chăm sóc cuối đời có yêu cầu quý vị ký lệnh Không hồi sức (DNR) không?
Các chỉ dẫn trước là tài liệu pháp lý nhằm thông báo cho các chuyên gia y tế về các lựa chọn chăm sóc ưu tiên của bệnh nhân phòng trường hợp họ không thể tự nói lên ý kiến của chính mình. Lệnh Không hồi sức (DNR – Do Not Resuscitate) là một trong số những chỉ dẫn thường thấy nhất trong số này.
Bệnh nhân và người thân của họ có thể có thắc mắc về những chỉ dẫn này khi xem xét các dịch vụ chăm sóc cuối đời.
Có một mối lo ngại thường thấy với những người đang xem xét dịch vụ chăm sóc cuối đời là liệu các nhà cung cấp dich vụ chăm sóc cuối đời có đòi hỏi bệnh nhân phải nộp DRN để được tiếp nhận dịch vụ chăm sóc không.
Để giúp quý vị đưa ra quyết định sáng suốt hơn về dịch vụ chăm sóc cuối đời, hãy xem xét:
- DNR hoạt động như thế nào
- Ý nghĩa của việc có sẵn một DNR
- Liệu DNR có tương đồng với mục tiêu chăm sóc của quý vị hoặc người thân của quý vị hay không
Lệnh DNR hoặc DNI là gì?
Lệnh Không hồi sức có ý nghĩa đúng như tên gọi. Đây là một lệnh được bác sĩ viết ra và đặt trong biểu đồ y khoa để chỉ thị cho tất cả nhân viên y tế không cố gắng hồi sức cho bệnh nhân bị bệnh nặng trong trường hợp nhịp thở hoặc nhịp tim của họ dừng lại. Điều này có nghĩa là các bác sĩ, y tá và những người khác, bao gồm các kỹ thuật viên y tế khẩn cấp, sẽ không thực hiện bất kỳ thủ thuật cứu sống khẩn cấp nào.
Nói chung, lệnh Không hồi sức (DNR) thường được đặt trong biểu đồ y tế của bệnh nhân bị bệnh nặng trước khi xảy ra tình trạng khẩn cấp y tế.
Lệnh Không đặt nội khí quản (DNI) hoạt động tương tự như DNR (không hồi sức) kèm thêm một số mục được phép. Việc ký tên DNI cho phép nhân viên y tế cố gắng cứu sống bệnh nhân qua phương thức hồi sức tim phổi (CPR), bao gồm ép tim và thuốc tim mạch nhưng không được phép đặt ống nội khí quản. Nhiều người chọn DNI để tránh các biến chứng tiềm tàng có thể nảy sinh khi đặt nội khí quản, bao gồm sự phụ thuộc vào máy thở.
Chăm sóc cuối đời có yêu cầu phải có lệnh Không hồi sức (DNR) không?
VITAS không yêu cầu ký lệnh Không hồi sức (DNR) trước khi tiếp nhận bệnh nhân, Các cơ sở chăm sóc cuối đời được Medicare chứng nhận không yêu cầu lệnh Không hồi sức (DNR), bởi theo cách hiểu của bệnh nhân và gia đình thì bệnh nhân sẽ được chăm sóc giảm nhẹ, chứ không phải chăm sóc chữa bệnh.
VITAS và lệnh DNR: Không bắt buộc
Không có câu trả lời nào thật sự thỏa đáng cho việc một bệnh nhân bị bệnh nặng có nên được hồi sinh nếu tim hoặc phổi của họ ngừng hoạt động hay không.
Một số người có thể chưa bao giờ sẵn sàng để từ bỏ CPR và họ sẽ ghi chú ưu tiên này trong hồ sơ bệnh án của mình. Những người khác coi lệnh DNR trong biểu đồ của họ là một thứ bảo đảm rằng họ sẽ được ra đi tự nhiên khi thời khắc đó tới. Lại có người chưa bao giờ ra quyết định, để chuyện này cho người thân trong gia đình thường đang lo lắng hoặc chưa nắm rõ thông tin để đưa ra quyết định trong tình huống khủng hoảng.
Mặc dù một số cơ sở chăm sóc cuối đời có thể yêu cầu ký lệnh Không hồi sức (DNR) trước khi tiếp nhận nhưng VITAS thì không như vậy.
Bệnh nhân được chăm sóc cuối đời chấp nhận hồi sức cấp cứu là gì?
Bệnh nhân được chăm sóc cuối đời chấp nhận hồi sức cấp cứu là bệnh nhân đã chỉ ra trong các chỉ dẫn trước hoặc hướng dẫn với nhà cung cấp dịch vụ của mình rằng tất cả các biện pháp hồi sức nên được thực hiện nếu tim ngừng đập hoặc ngừng thở. Còn với DNR và DNI, bệnh nhân được chăm sóc cuối đời có thể chọn trạng thái chấp nhận hồi sức cấp cứu vì nhiều lý do cá nhân khác nhau.
Đối với một số người, trạng thái chấp nhận hồi sức cấp cứu mang đến cách thức để duy trì quyền tự chủ và kiểm soát được trải nghiệm cuối đời của mình. Những người chọn chấp nhận hồi sức cấp cứu thường tìm thấy sự thoải mái trong ý tưởng về một “lưới an toàn” cuối cùng. Bất kể lý do của bệnh nhân là gì, VITAS cam kết tôn trọng lựa chọn cá nhân và kiểm soát cơn đau và các triệu chứng theo điều kiện của bệnh nhân.
Bệnh nhân được chăm sóc cuối đời chấp nhận hồi sức cấp cứu có khả năng kéo dài sự sống không?
Bệnh nhân chấp nhận các dịch vụ chăm sóc cuối đời với tiên lượng còn sống 6 tháng trở xuống từ bác sĩ và hiểu rằng họ sẽ được chăm sóc giảm nhẹ hơn là chăm sóc điều trị bệnh. Vì những yếu tố này, nhiều bệnh nhân chọn không chấp nhận hồi sức cấp cứu. Một nghiên cứu 2017 với sự tham gia của hơn 25.000 bệnh nhân được chăm sóc cuối đời phát hiện thấy chỉ có 12,9% số bệnh nhân chọn trạng thái chấp nhận hồi sức cấp cứu.
Một nghiên cứu tương tự phát hiện thấy các bệnh nhân được chăm sóc cuối đời chấp nhận hồi sức cấp cứu gần gấp hai lần so với số bệnh nhân chọn DNR/DNI được xuất viện còn sống từ chăm sóc cuối đời trong vòng hai tuần tiếp nhận tham gia dịch vụ chăm sóc này. Dù nghiên cứu đó không đề cập tới nguyên nhân của dữ liệu thống kê này, có thể bệnh nhân đã chọn trạng thái chấp nhận hồi sức cấp cứu sẽ có nhiều khả năng cảm thấy không chắc chắn về việc đăng ký dịch vụ chăm sóc cuối đời và do đó có thể có nhiều khả năng sẽ từ chối dịch vụ sau một thời gian ngắn.
Trạng thái chấp nhận hồi sức cấp cứu ít có khả năng giúp gia tăng đáng kể khoảng thời gian sống còn lại theo dự kiến của bất kỳ bệnh nhân được chăm sóc cuối đời nhưng nó cũng sẽ không trở thành rào cản tiếp nhận dịch vụ chăm sóc mà quý vị hoặc người thân quý vị mong muốn. Trên thực tế, nghiên cứu thể hiện rằng bệnh nhân tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời khi ở giai đoạn cuối đời sống dài hơn so với mức trung bình và có chất lượng cuộc sống cao hơn so với những người không tiếp nhận dịch vụ này. Bệnh nhân sống dài hơn trong nghiên cứu này không phải nhờ các nỗ lực hồi sức.
Không hồi sức (DNR) và Hồi sức tim phổi (CPR): Những điều cần cân nhắc
Ngày nay Hồi sức tim phổi (CPR) bao hàm nhiều thủ thuật hơn so với các thủ thuật được biết đến rộng rãi trước đây như hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Những tiến bộ trong y học hiện nay cho phép có các lựa chọn tích cực hơn để cứu sống, bao gồm sốc điện bằng các bản cực đặt trên ngực (khử rung tim), mát-xa tim mở ngực hở, hỗ trợ cơ học từ máy thở và tiêm thuốc trực tiếp vào tim. Ngoài ra, không có gì đảm bảo CPR có thể phát huy tác dụng và đôi khi khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng tồi tệ hơn trước.1
Ưu điểm và nhược điểm của Hồi sức tim phổi (CPR)
Ưu điểm số một của Hồi sức tim phổi (CPR) là cứu sống quý vị. Với những người bị nghẹt thở, đuối nước, đau tim hoặc bị gián đoạn lưu lượng máu lên não vì bất kỳ lý do gì, thì mỗi phút đều rất quý giá. Hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức có thể ngăn ngừa tổn thương não vĩnh viễn. Khi CPR thành công, nó có thể giữ tổn hại ở mức tối thiểu bằng cách kích hoạt tim nhanh để máu lưu thông trở lại. Hồi sức tim phổi (CPR) có hiệu quả cao nhất ở những người khỏe mạnh mà cơ thể của họ không chịu sự tác động của tuổi già, đau ốm hay bệnh tật.
Mặt khác, cơ thể người bệnh có thể khó mà chịu được liệu pháp Hồi sức tim phổi (CPR). Ép tim ngoài lồng ngực có thể gây ra nứt hoặc gãy xương sườn. Nhiễm trùng phổi do lực từ liệu pháp Hồi sức tim phổi (CPR) có thể khiến bệnh nhân phải thở bằng máy thở. Hồi sức tim phổi (CPR) được thực hiện quá muộn hoặc không đúng cách có thể khiến bệnh nhân bị tổn thương não hoặc chết não. Ngay cả hô hấp nhân tạo cũng có thể lây lan bệnh tật, đặc biệt là nếu bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Cách tốt nhất là trò chuyện với gia đình và bác sĩ của quý vị về những gì quý vị mong muốn trước khi thực sự cần lựa chọn hoặc ra quyết định. Việc có sẵn các chỉ dẫn trước sẽ giúp giảm bớt gánh nặng buộc mọi người liên quan phải đưa ra các quyết định quan trọng vào thời điểm cuối đời.
¹Nhấp để xem nguồn