Có phải tất cả ngôi sao đều có hành tinh?
–
Chủ nhật, 26/12/2021 14:21 (GMT+7)
Nhìn vào không gian vũ trụ có vô số các ngôi sao và hành tinh nhưng không phải ngôi sao nào cũng có hành tinh xoay quanh.
Trong vũ trụ có vô số ngôi sao và các hành tinh. Ảnh: Getty/AFP
Năm 1992, các nhà thiên văn học phát hiện ra hành tinh đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt trời. Kể từ đó, kính thiên văn đã phát hiện thêm hàng nghìn ngoại hành tinh quay quanh không chỉ các ngôi sao tương tự như Mặt trời mà còn trong các hệ sao đôi, những ngôi sao nhỏ, mát mẻ được gọi là sao lùn đỏ và thậm chí cả các sao neutron siêu đặc. Có bao giờ bạn tự hỏi: Liệu có phải mọi ngôi sao ngoài kia đều có ít nhất một hành tinh quay quanh nó?
Câu trả lời là không, Jonathan Lunine, chủ nhiệm Khoa Thiên văn học tại Đại học Cornell ở Mỹ cho hay, ít nhất là theo những gì chúng ta đã biết cho đến nay.
Các nhà khoa học ước tính rằng có rất nhiều hành tinh là ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, nhưng những hành tinh đó phân bố không đồng đều. Một số ngôi sao – như Mặt trời hoặc sao lùn đỏ TRAPPIST-1 cách chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng – là nơi cư trú của hơn nửa tá hành tinh, trong khi những ngôi sao khác có thể không có hành tinh nào.
Nhưng điều gì khiến một ngôi sao sở hữu rất nhiều hành tinh trong khi những ngôi sao khác lại đơn độc một mình? Các nhà khoa học cho rằng nó bắt nguồn từ cách ngôi sao được hình thành. Khi các ngôi sao trẻ đang hình thành, chúng thường được bao quanh bởi một vòng tròn cát bụi. Các hạt này va vào nhau tạo thành các đám mây ngày càng lớn, cuối cùng có thể hình thành nên các hành tinh. Nhưng không phải ngôi sao trẻ nào cũng may mắn như vậy.
“Nếu bạn có một ngôi sao được hình thành từ một đám mây giữa các vì sao và chuyển động quay rất nhanh, khi đám mây đó đang co lại nhưng thay vì quay để tạo thành đĩa, nó có thể vỡ thành 2 hoặc thậm chí nhiều mảnh và tạo thành một hệ sao đôi hoặc hệ đa sao” – Lunine nói và cho biết thêm rằng, trong những trường hợp đó, nếu một đĩa chưa hình thành, có thể hệ thống 2 sao hoặc 3 ngôi sao không bao giờ xuất hiện một hành tinh.
Hệ thống sao đôi có thể hình thành hành tinh trong một số trường hợp với điều kiện nhất định – như trường hợp Kepler-47 và ba hành tinh của nó.
Ông Lunine nói: ”Có những hệ sao đôi ở đó có những hành tinh. Vậy những hệ thống đó có kết thúc bằng việc vật chất vỡ thành hai khối và sau đó một đĩa hình thành xung quanh một trong những khối đó, hoặc có thể là cả hai? Thứ gì đã ngăn cản điều đó?”.
Hiếm hoi hơn, một đám bụi của một ngôi sao trẻ có thể quay chậm đến mức nó chỉ đơn giản là sụp đổ thành một ngôi sao mà không bao giờ hình thành đĩa để tạo ra hành tinh. Cũng có khả năng một ngôi sao hình thành các hành tinh chỉ vì lực hấp dẫn mạnh của một ngôi sao khác có thể bắn chúng ra khỏi Hệ Mặt trời, hoặc ít nhất là đưa chúng ra quá xa để có thể phát hiện được. Đó có thể là những gì đã xảy ra với hành tinh HD 106906 b, quay quanh một hệ sao đôi ở một quỹ đạo lệch xa ngôi sao của nó hơn 18 lần so với khoảng cách giữa sao Diêm Vương và Mặt trời.
Nhà khoa học Lunine cảnh báo rằng, kiến thức của chúng ta về những ngôi sao sở hữu hành tinh phụ thuộc vào những gì chúng ta có thể phát hiện. Đó là bởi vì nhiều hành tinh được phát hiện bằng cách sử dụng phương pháp quá cảnh, dựa trên độ sáng của một ngôi sao như một dấu hiệu báo trước rằng có một hành tinh đang đi qua trước mặt nó.
Chúng ta luôn có thể nhìn vào một ngôi sao cụ thể và nói, không có một hành tinh nào quay quanh nó. Nhưng vẫn có khả năng hành tinh quá nhỏ hoặc bay quanh ở khoảng cách quá xa so với ngôi sao chủ. Và một khả năng khác là có những ngôi sao thực sự không có hành tinh nào xung quanh chúng.