Có nên đi học khóa Business Analysis không?

Trong những năm gần đây ngành Công nghệ Thông tin(CNTT) ngày càng “HOT’’ và trở nên cần thiết trong cuộc sống. Kéo theo đó là làn sóng khởi nghiệp ở mảng Công nghệ, rất nhiều Công nghệ mới nổi lên như Block Chain, Artificial Intelligence (AI), Big Data, Machine Learning, v.v. Vì làn sóng khởi nghiệp mảng Công nghệ nhiều như vậy nên nhu cầu tuyển dụng nhận sư CNTT như Developer, QC, PM và cả BA cũng rất lớn. Thời buổi công ty nhiều mà nhận sự chất lượng lại ít nên sự cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng rất cao.

Trước tiên đi vào việc có nên đi học khóa BA không thì mình cần xác định cơ bản BA là ai và BA sẽ làm gì?

Nếu bạn tìm kiếm trên facebook, diễn đàn tại Việt Nam hỏi về BA thì chắc có lẽ 10 người thì 11 ý về nghề BA. Đơn giản BA là ngành không có trong đào tạo đại học tại Việt Nam. Hiện tại BA có một ngành khá sát đó là Hệ thống Thông tin quản lý, còn lại là chưa có. Mỗi công ty vị trí BA lại làm các việc khác nhau nên góc nhìn về BA kiểu giống thầy bói xem voi. Mỗi người nói một kiểu và khi bạn hỏi như vậy rất giống đẽo cày giữa đường.

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện phân tích kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp vụ, xác định các nhu cầu và đề xuất giải pháp mang lại giá trị cho các bên liên quan. Phân tích nghiệp vụ cho phép doanh nghiệp xác định được nhu cầu và lý do thay đổi, đồng thời BA thiết kế và mô tả các giải pháp mang lại giá trị cho doanh nghiệp”

Còn hiểu dễ hơn thì BA là tập hợp những kĩ năng giúp một tổ chức thay đổi theo hướng tích cực nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một mục tiêu nào đó bằng cách giúp họ hiểu được nhu cầu, tìm ra giải pháp để đáp ứng những nhu cầu đó. Kĩ năng BA có thể áp dụng được nhiều vào vị trí khác nhau như IT BA (số lượng này chiếm khoảng 90% trên thị trường), nên các bạn IT BA thường tư vấn là BA nên biết về CNTT là như vậy đấy, ngoài ra BA còn có thể làm Product Manager, Data Analyst, Process Analyst, Requirement Engineer, Functional Consultant.v.v.

Như vậy có thể tóm gọn lại là BA là khá rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vậy nếu rộng thì phải làm sao? Rộng thì ta phải thu hẹp nó lại, phải xác định rõ mình làm BA mảng nào và định hướng như thế nào, xác định mình có gì và mình cần gì?

Ví dụ:  Một bạn đang học Đại học Ngoại Thương, tiếng anh tốt nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng mềm tốt, thích công nghệ và thích giải quyết vấn đề. Bạn rất phù hợp vị trí BA tại các công ty outsouce, Bạn có thể tận dụng tiếng anh tốt khi gặp khách hàng nước ngoài, điểm bạn cần là học về kiến thức nền tảng CNTT để làm với team kĩ thuật nội bộ, hiểu về quy trình BA, quy trình phát triển phần mềm, cơ sở dữ liệu…

Vậy khi nào bạn cần học một khóa bài bản về Business Analyst?

Trước tiên mình xin khẳng định là học thêm một môn gì đó một cách bài bản và chính thống sẽ không bao giờ là vô ích cả? Đầu tư giáo dục là đầu tư không có rủi ro và không lỗ. Kiến thức đã là của bạn thì không ai lấy được cả và sẽ có lúc dùng đến nó. Điều quan trọng là chi phí và nguồn lực bản thân có cho phép việc học BA không?

Mình xin liệt kê một số bạn nên học BA khi có điều kiện như:

  • Các bạn chưa làm BA bao giờ, đặc biệt không xuất phát điểm từ ngành liên quan đến lĩnh vực CNTT hoặc kinh tế, mới chỉ nắm khái niệm BA thì nên đi học.
  • Bạn đang làm ngành CNTT như Dev, QC, QA… cũng nên đi học để có thêm góc nhìn về Business, các bạn ngành này mạnh là hiểu về công nghệ nhưng đôi khi đó cũng là rào cản khi làm việc với team Business, các bạn trải qua sẽ hiểu chỗ này.
  • Các bạn đang làm BA rồi mà đang mông lung, làm không thể hệ thống hóa, không hiệu quả hoặc đi phỏng vấn không được đánh giá cao, điều gì cũng biết nhưng không thể hệ thống hóa hoặc hiểu sâu được thì cũng nên học khóa Business Analyst.
Vậy sau khi xác định là nên đi học hay không rồi thì bạn sẽ lựa chọn học ở đâu?

Theo mình tiêu chí để bạn lựa chọn 1 khóa học sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Uy tín của nơi đào tạo, bạn nên lựa chọn chỗ đào tạo đã uy tín, đối tác của các tổ chức lớn, địa điểm, thời gian rõ ràng và thông tin website cụ thể.
  • Đặc biệt hơn nữa là người đứng lớp. Ngành BA là phải học thật và làm thật. Các bạn có thể nghe nói rất hay nhưng kinh nghiệm không có thì vào dự án sẽ gặp khó ngày. Hãy lựa chọn khóa học có giảng viên đang làm thực tế, đào tạo bài bản, có uy tín. Có kinh nghiệm làm việc lâu trong lĩnh vực bạn đang theo học.
Cuối cùng vì sao bạn nên học khóa business analyst bài bản?
  • Học khóa BA bài bản sẽ giúp bạn có cái nhìn chung nhất, tổng thể và khách quan, đặc biệt là chương trình chuẩn quốc tế
  • Học khóa BA sẽ giúp bạn có được kĩ năng cốt lõi nhất để bắt đầu với nghề, sẽ giúp bạn có cơ hội tốt hơn trong công việc
  • Lớp học BA sẽ là nơi tuyệt vời để bạn tìm được sự hỗ trợ từ mentor uy tín và kết nối cùng đồng nghiệp
  • Lớp BA sẽ giúp bạn bớt cảnh thầy bói xem voi, mất thời gian và mất cả tiền bạc khi không thể xác định rõ mình đang đi theo nghề gì và sẽ phát triển như thế nào.

Tóm lại việc học khóa Business Analyst là rất cần thiết, việc đầu tư sớm sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian khó khăn, thời điểm lựa chọn khóa học thì mình nghĩ phụ thuộc vào thời gian và tài chính của bạn.

BA là một công việc ai cũng có thể bắt đầu làm được nhưng để làm tốt và phát triển thì không hề dễ dàng.

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Tất tần tật về chứng chỉ Business Analysis trọng tâm của IIBA

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

-Biên tập nội dung – Nguyễn Trọng Phúc-