Cỏ mần trầu: Tác dụng, cách dùng và các bài thuốc hay

Cỏ mần trầu là cây thuốc “ngàn vàng” với nhiều công dụng trị bệnh cực hay. Vậy cỏ mần trầu có tác dụng gì? Cách sử dụng cỏ mần trầu?,… Tìm hiểu ngay nhé!

Cỏ mần trầu hay còn gọi là cỏ ngàn vàng, theo đông y cây thuốc có tính bình, vị ngọt đắng, có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau. Vậy bạn có biết cụ thể cỏ mần trầu trị bệnh gì chưa? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cây mần trầu có tác dụng gì? Cách sử dụng cỏ mần trầu thế nào? Nên mua ở đâu tốt nhất? nhé!

Giới thiệu về cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là một loại cỏ dại, mọc hoang, nó còn có tên là thiên kim thảo, nghĩa là “cỏ ngàn vàng”. Tuy nhiên, lại ít người biết đây là một loại dược liệu quý, có nhiều giá trị trong y học. Cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica (L) Gaertn, thuộc họ lúa. Nó còn có nhiều tên gọi khác như: thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, cỏ chỉ tía, cây mần trầu,…

 

cỏ mần trầu

Đặc điểm

Cỏ mần trầu là cây thuốc nam quý, có rễ khỏe và đâm sâu vào lòng đất. Thuộc nhóm cây thân thảo, mọc thẳng đứng thành bụi. Thân cây phân nhánh và có màu xanh đậm, chiều cao trung bình từ 20 – 70 cm. Lá mần trầu thường mọc so le, phiến lá nhẵn, dài khoảng 20 – 30cm. Mặt dưới lá có lông nhỏ mềm. 

Cụm hoa mần trầu phân thành nhiều nhánh, mỗi nhánh như vậy gồm nhiều nan hoa xếp liền nhau. Ở đầu ngọn có 5 – 7 nhánh hoa dài mọc tỏa tròn và 2 – 3 nhánh mọc thấp ở phía dưới. Quả mần trầu thuôn dài, có 3 cạnh, kích thước khá nhỏ khoảng 3 – 4mm. Cây này thường ra hoa và kết quả vào tháng 5 – 7 hàng năm.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cỏ mần trầu có khắp ở mọi miền nước ta, nó hay mọc ở ven đường, bãi cỏ. Hầu hết, các bộ phận của cây mần trầu đều có thể dùng làm thuốc.

Cỏ mần trầu có thể thu hoạch mọi thời điểm trong năm. Sau khi thu hái, đem mần trầu rửa sạch đất, bụi bẩn và loại bỏ các lá úa, hỏng. Sau đó, cắt dược liệu thành từng đoạn ngắn rồi đem phơi khô. Bảo quản cỏ mần trầu khô cẩn thận ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu y học, cây mần trầu có nhiều hoạt chất hữu ích như: Flavonoid, Steroid, Phenol, Alcaloid, Vitamin, Bazo và Saponin.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại, mần trầu mang đến nhiều tác dụng dược lý khác nhau. Cụ thể, dưới đây sẽ là các tác dụng của cỏ mần trầu phổ biến nhất: 

 

cây mần trầu có tác dụng gì

 

Cỏ mần trầu chữa bệnh thận

Thận có nhiệm vụ lọc máu, thải các chất độc và tái hấp thụ nước. Đồng thời, nó còn điều hòa huyết áp và ổn định nồng độ natri, canxi, kali trong cơ thể. Khi thận bị tổn thương sẽ dẫn đến máu không được lọc kỹ, không thải hết cặn bã được. Từ đó, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người.  

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì chữa các bệnh về thận là một trong những công dụng của cỏ mần trầu. Từ rất lâu trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm thận, sỏi thận bằng cây thuốc này. Theo như y học hiện đại, vì có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và kháng viêm nên cây cỏ mần trầu rất có lợi cho thận.  

 

Chống viêm, hạ sốt

Một số hoạt chất được tìm thấy trong cỏ mần trầu có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả. Người ta thử dùng chiết suất C-glycosylflavones trong mần trầu để chữa các bệnh về đường hô hấp ở chuột. Kết quả cho thấy những con mắc bệnh viêm phổi và cảm cúm đã khỏi hoàn toàn. 

Bên cạnh đó, nhờ đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn cao nên công dụng cỏ mần trầu là giúp hạ sốt nhanh chóng. Khoa học chứng minh dược liệu này có khả năng hạ sốt tương đương với nhóm thuốc acetylsalicylic acid (aspirin). Y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đánh giá cao tác dụng này của nó.

Điều trị chứng rối loạn lipid máu

Khi cho một nhóm chuột bị béo phì sử dụng chiết xuất từ cỏ mần trầu, qua một thời gian người ta đo được chỉ số glucose và cholesterol toàn phần giảm đáng kể. Đồng thời, lượng cholesterol tốt (HDL) có xu hướng tăng cao. Vì thế, người ta cho rằng tác dụng cỏ mần trầu ngoài việc ổn định lượng lipid máu thì nó còn hỗ trợ và chữa bệnh tiểu đường rất tốt. 

 

Tăng cường chức năng gan

Khi chỉ số AST và ALT tăng cao có thể gây ra các căn bệnh như: xơ gan, viêm gan cấp hoặc mạn tính,… Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng gan bị tổn thương nghiêm trọng. 

Tuy nhiên, thật may mắn khi tác dụng của cây cỏ mần trầu là giúp phục hồi và còn tăng cường chức năng gan. Theo các chuyên gia, chiết xuất từ loại cỏ này có thể kháng lại các virus trong tế bào gan, kích thích khả năng thanh lọc gan. Đồng thời, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại khác.

 
Tác dụng hạ huyết áp 

Tác dụng cỏ mần trầu là ổn định và hạn chế tình trạng huyết áp cao. Một vài chiết xuất tìm thấy từ cây mần trầu có khả năng hạ huyết áp hiệu quả tương đương Losartan (thuốc trị tăng huyết áp). Vì thế, người cao tuổi hoặc những người có tiền sử bệnh huyết áp thường được khuyên nên dùng thuốc sắc từ cỏ mần trầu mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

Một số bài thuốc dân gian hiệu quả từ cây mần trầu

Bạn có biết cỏ mần trầu trị bệnh gì chưa? Theo đông y, cây cỏ mần trầu có tính mát, vị ngọt nhạt, hơi đắng. Do đó, tác dụng của cỏ mần trầu là giúp ra mồ hôi, chữa sốt cao, mát gan, thanh nhiệt, lợi tiểu,… Cỏ này dùng được cả khi tươi và khi khô, tùy thuộc vào từng loại bệnh. Sau đây là một vài bài thuốc kinh nghiệm sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi uống nước cỏ mần trầu có tác dụng gì? Hãy cùng tham khảo nhé!

 

 tác dụng của cỏ mần trầu

 

Trị nhiệt miệng

Chuẩn bị: Cỏ mần trầu, rau sam, rau ngót, rau dền, rau má, rễ cỏ tranh, cây muồng trâu, cây ké, cam thảo, cỏ mực, cây đậu sang mỗi vị lấy 30g, 20g vỏ quýt, 5g bí đao, 1 củ sả, 3 lát gừng.
Cách làm: Sơ chế tất cả các nguyên liệu trên rồi để ráo. Sau đó đem sắc với nước, đổ nước ngập mặt và cách dược liệu khoảng 5cm. Đun sôi với lửa nhỏ, khi thấy nước gần cạn còn cỡ 1 bát thì dừng lại. Uống nước này ngày 3 lần, dùng liên tục 3 – 5 ngày nhiệt miệng sẽ khỏi ngay.

 

Chữa bạc tóc

Chuẩn bị: 10g cỏ mần trầu, 25g rễ khúc khắc, vỏ thân đỗ trọng và vỏ thân ngũ gia bì mỗi vị 15g, 5g rễ cam thảo, 5g nhân trần. 
Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch sau đó cho vào ấm. Sắc thuốc cùng với 1,5 lít nước, đun đến khi nước sôi thêm 15 phút thì tắt bếp. Dùng thuốc sắc này trong ngày, để đạt hiệu quả tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn khoảng 20 phút. Vào mùa lạnh, bạn có thể cho thêm 2g gừng vào sắc cùng để giúp cơ thể ấm hơn.
Lưu ý: Khi dùng bài thuốc này người bệnh cần kiêng ăn rau muống, đậu xanh và các chất kích thích.  

Làm mát gan, giải độc, hạ men gan

Chuẩn bị: 20g cỏ mần trầu tươi. Đem đi rửa sạch sau đó sắc với 1 lít nước uống. Kiên trì sử dụng nước sắc này mỗi ngày bạn sẽ thấy bệnh được cải thiện tích cực. 

 

Điều trị huyết áp cao

Dân gian thường truyền tai nhau rằng cỏ mần trầu chữa cao huyết áp cực kì tốt. Do đó, để trị bệnh này bạn chỉ cần chuẩn bị 500g cỏ mần trầu khô (lấy cả rễ). Đem rửa thật sạch và cắt nhỏ, sau đó cho vào cối giã nát. Đổ 1 bát nước sôi vào dược liệu rồi lọc lấy nước cốt, có thể thêm ít đường vào để dễ uống hơn. Nên uống nước này vào mỗi buổi sáng và tối trước bữa ăn.

 

Chữa tóc khô cứng, giảm rụng tóc

Dân gian ta thường có câu “Bồ kết sạch gàu, mần trầu tốt tóc”. Sở dĩ được ví như vậy là vì cỏ mần trầu có tác dụng chăm sóc tóc cực kì tốt. Ngày xưa, ông bà ta thường dùng mần trầu để trị rụng tóc, giúp tóc mềm mượt và hạn chế chẻ ngọn hiệu quả. 
Cách thực hiện: Lấy cỏ mần trầu, hương nhu, vỏ bưởi mỗi loại 100g cùng 10 quả bồ kết. Cho 2 lít nước vào và đun sôi kỹ, dùng nước này để gội đầu. Nên gội từ 2 – 3 lần trong vòng 3 tuần bạn sẽ thấy tóc ít gãy rụng và còn mềm mượt hơn trước.

 

lá mần trầu

 

Bài thuốc chữa sốt cao

Khi tình trạng sốt cao kéo dài, khiến bệnh nhân mệt mỏi, hôn mê, co giật thì hãy dùng bài thuốc sau. 
Chuẩn bị: Mần trầu 100g (không lấy hoa và rễ). Sắc với 500ml nước với lửa nhỏ đến khi còn 300ml thì dừng lại, thêm vào một ít muối. Chia thành nhiều lần để uống hết trong ngày. 

 

Chữa sỏi tiết niệu

Khi bị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang người bệnh có thể dùng bài thuốc sau đây: 40g cỏ mần trầu khô, 20g bông mã đề, 16g sinh địa, cam thảo, cù mạch, mộc thông, chi tử mỗi vị 8g cùng với lá tre (15-20 lá). 
Cách làm: Sắc với 1 lít nước, đến khi sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc này, chia làm 3 lần và uống trong ngày. Uống đều đặn trong vòng 10 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.
Lưu ý: Nếu trường hợp đái ra máu thì nên thêm 20g rễ cỏ tranh, còn đái buốt thì thêm 12g hoạt thạch sắc cùng bài thuốc trên.

 

Điều trị các bệnh về gan, chữa vàng da 

Chuẩn bị: 30g sơn chi ma và 60g cây cỏ mần trầu tươi. 
Cách làm: Rửa sạch hai loại trên, để ráo rồi cho vào ấm, sắc cùng 1 lít nước. Mỗi ngày uống 3 lần, nên uống liên tục trong vòng 1 tháng để tình trạng bệnh mau chóng cải thiện.

 

Xem thêm: Thực phẩm dưỡng sinh

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cỏ mần trầu

Cây mần trầu là vị thuốc gần gũi, dễ tìm và còn trị được nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên để có thể dùng dược liệu này một cách hiệu quả nhất bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

 

  • Mần trầu khi mua về cần rửa thật sạch rồi mới sử dụng, vì nó là cỏ mọc dại nên có rất nhiều bụi bẩn bám vào.

  • Những người có cơ địa nhạy cảm và trẻ nhỏ nên lưu ý khi sử dụng dược liệu này. 

  • Không dùng cây cỏ mần trầu quá liều lượng và sử dụng trong thời gian dài. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết cách sử dụng tốt nhất. 

 

Cỏ mần trầu mua ở đâu tốt?

Cỏ mần trầu có mặt ở khắp đất nước ta, vì thế bạn có thể dễ dàng tìm mua vị thuốc này ở những cửa hàng thảo dược hoặc nhà thuốc đông y. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng bán cây mần trầu nguyên chất. Để mua cỏ mần trầu đảm bảo chất lượng, bạn hãy chọn những nơi chuyên bán cây thuốc uy tín và có nhiều người biết đến.

 

cây mần trầu

 

Hiện nay, nhà thuốc An Quốc Thái chính là địa chỉ bán thuốc danh tiếng và đáng tin cậy nhất. Cửa hàng này đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc phân phối thuốc bắc, thuốc nam trên cả nước. Nếu bạn có nhu cầu mua vị thuốc mần trầu để chữa bệnh thì hãy nhanh tay đặt hàng theo thông tin liên lạc sau: 

 

  • Hotline: 0926 456 456.

  • Website: https://caythuoc.vn/

  • Địa chỉ:  62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Q.Tân Bình, TP. HCM.

  • Giá bán cỏ mần trầu: 100.000 đồng/kg.

 

Trên đây là bài viết về cây cỏ mần trầu có tác dụng gì, cách sử dụng cỏ mần trầu hiệu quả và các bài thuốc kinh nghiệm từ dược liệu này. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn. Đừng quên chia sẻ đến người thân và bạn bè. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Theo dõi https://tuyetyennhuadao.com/ thường xuyên để cập nhật thêm các tin tức hữu ích khác nhé!