Cơ là gì? Cấu tạo và tính chất của cơ? Sinh học lớp 8
Cơ là mô mềm có ở hầu hết các loài động vật, cơ có chức năng tạo ra lực và chuyển động. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và tính chất của cơ qua bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê nhé!
Mục Lục
1. Cơ là gì?
Cơ (sinh học) là các mô mềm chứa các sợi protein actin và moypsin. Cơ là mô mềm có ở hầu hết các loài động vật. Tế bào cơ có các sợi protein actin và myosin trượt lên nhau, tạo độ co giãn, làm thay đổi chiều dài và hình dạng của tế bào cơ. Cơ có chức năng tạo ra lực và chuyển động, chủ yếu là duy trì và thay đổi tư thế cũng như hoạt động của các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như sự co bóp của tim và di chuyển thức ăn trong ruột.
Chức năng chính của cơ bắp là tạo ra lực và chuyển động. Ngoài ra, cơ bắp cũng chịu trách nhiệm duy trì và thay đổi các tư thế, khả năng vận động hoặc chuyển động các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa, tạo ra nhu động ruột, co bóp tim. Không có cơ sinh học, con người không thể sống được. Cơ thể có ba loại cơ chính là cơ xương (hay còn gọi là cơ vân), cơ tim và cơ trơn. Có hơn 700 cơ khác nhau, mỗi cơ gồm hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn các sợi cơ nhỏ. Mỗi sợi cơ dài khoảng 40 mm và được điều khiển bởi một dây thần kinh. Ngoài ra sức mạnh của cơ phụ thuộc chủ yếu vào số lượng các sợi cơ hiện có. Để cung cấp năng lượng cho cơ, cơ thể chuyển hóa thức ăn để tạo ra adenosine triphosphate (ATP), và các tế bào cơ biến ATP thành năng lượng cơ học.
2. Cấu tạo của cơ
Giải phẫu cấu tạo cơ bao gồm giải phẫu tất các các cơ trong cơ thể. Cụ thể cấu tạo cơ sinh học như sau:
- Các loại cơ: Con người và các động vật có xương sống khác có ba loại cơ chính, bao gồm cơ xương (cơ vân), cơ trơn và cơ tim.
- Cơ xương (cơ vân): Cơ xương là loại cơ được kết nối với xương thông qua các gân với nhiệm vụ tạo ra các chuyển động của cơ thể. Có hơn 600 loại cơ xương và chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể (ở nam giới là 42% và nữ giới là 36%).
- Cơ tim: Cơ tim là cơ không tự chủ, có cấu trúc giống cơ xương nhưng chỉ được tìm thấy ở tim. Cơ này tạo ra một màng chán ở tim và tạo ra nhịp đập ổn định, nhịp nhàng để bơm máu đi khắp cơ thể thông qua các tín hiệu từ não bộ. Cơ tim cũng tạo các xung điện để tạo ra sự co bóp tim và được kích thích bởi các yếu tố xung động, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên khi sợ hãi.
- Cơ trơn: Cơ trơn là cơ không tự chủ, được tìm thấy ở thành của một số cơ quan như thực quản, phế quản, dạ dày, ruột, tử cung, niệu đạo, bằng quang, mạch máu và da. Tương tự như cơ tim, cơ trơn không tự chủ và có thể đáp ứng với các xung động và kích thích thần kinh.
- Các loại sợi cơ xương:
- Các sợi cơ trong cơ xương được phân thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào đặc tính, hình thái và sinh lý. Với các đặc tính nhất định, các sợi cơ được phân loại thành:
- Sợi cơ co giật chậm với lực thấp và sợi cơ mệt mỏi chậm
- Sợi cơ co giật nhanh với lực cao và sợi cơ mệt mỏi nhanh chóng
- Sợi cơ trung gian, là sợ cơ với lực trung bình, ở giữa hai loại trên
- Với các đặc tính hình thái và sinh lý nhất định, các sợi cơ được phân loại theo các tiêu chí như:
- Số lượng ti thể có trong sợi cơ
- Số lượng glycolytic trong sợi cơ
- Số lượng lipid và các enzym trong sợi cơ
- Nguồn năng lượng của sợi cơ, chẳng hạn glycogen hoặc chất béo
- Màu sắc mô học
- Thời gian và tốc độ co của cơ
- Các sợi cơ trong cơ xương được phân thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào đặc tính, hình thái và sinh lý. Với các đặc tính nhất định, các sợi cơ được phân loại thành:
Không có tiêu chuẩn cụ thể để phân loại các sợi cơ. Các đặc tính được lựa chọn để phân loại sợi cơ phụ thuộc vào các cơ cụ thể. Mật độ của mô cơ xương động vật có vú là khoảng 1.06 kg / lít. Trong khi đó, mật độ mô mỡ (chất béo), là 0.9196 kg / lít. Điều này có nghĩa là các mô cơ trong cơ thể dày đặc hơn các mô mỡ khoảng 15%.
3. Tính chất của cơ
- Cơ có tính chất co và dãn
- Cơ co theo nhịp gồm 3 pha: pha tiềm tang, pha co, pha dãn
- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày => tế bào cơ co ngắn lại => bắp cơ phình to lên.
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh
4. Hệ cơ hoạt động như thế nào?
Đầu tiên, tín hiệu sẽ được truyền từ hệ thần kinh trung ương xuống các dây thần kinh ngoại biên và đến vùng tiếp xúc giữa thần kinh và cơ gọi là synap thần kinh cơ, chất dẫn truyền thần kinh sẽ được tiết ra ở đây:
- Chất dẫn truyền thần kinh vượt qua khoảng synap, liên kết với một protein trên màng tế bào cơ và tạo ra một điện thế hoạt động trong tế bào cơ.
- Điện thế hoạt động nhanh chóng lan rộng dọc theo tế bào cơ và đi vào tế bào cơ thông qua ống T.
- Các điện thế hoạt động mở cửa các kênh canxi của cơ.
- Các ion canxi sẽ chảy vào tế bào chất, nơi chứa các sợi actin và myosin. Các ion canxi liên kết với các phân tử troponin-tropomyosin nằm trong các rãnh của các sợi actin, troponin sẽ thay đổi hình dạng và trượt tropomyosin ra khỏi rãnh, làm lộ các vị trí gắn actin-myosin.
- Myosin tương tác với actin bằng các cầu nối chéo. Do đó, cơ tạo ra lực và rút ngắn lại.
- Sau khi các điện thế hoạt động đã qua, các cửa canxi đóng lại và bơm canxi nằm trên lưới nội bào sẽ loại bỏ canxi từ tế bào chất.
- Khi canxi được bơm lại vào lưới nội bào, các ion canxi đi ra khỏi troponin, làm cho troponin trở lại hình dạng bình thường và cho phép tropomyosin phủ lên các vị trí liên kết actin-myosin trên sợi actin.
- Vì không có sự liên kết, cầu nối chéo không thể hình thành và cơ giãn ra.
Sự co cơ được quy định bởi mật độ của ion canxi trong tế bào chất. Trong cơ xương, ion canxi hoạt động bằng cách tác động vào các sợi actin. Chúng di chuyển phức hợp troponin-tropomyosin khỏi các vùng liên kết, cho phép actin và myosin tương tác với nhau và tạo ra sự co cơ.
5. Chức năng chính của cơ:
Cơ đóng vai trò quan trọng trong mọi chức năng của cơ thể. Các loại cơ khác nhau trong hệ thống cơ đều nhằm các mục đích cụ thể, chẳng hạn như:
- Tính di động: Cơ xương chịu trách nhiệm cho sự chuyển động của cơ thể. Cơ xương co giật nhanh dẫn đến các chuyển động ngắn về tốc độ và sức mạnh. Trong khi cơ xương co giật chậm thường tạo ra các chuyển động dài.
- Tạo tính ổn định cho cơ thể: Các xơ xương bảo vệ cột sống và giúp cơ thể ổn định. Các nhóm cơ này bao gồm cơ bụng, cơ lưng và cơ xương chậu. Nhóm cơ này càng khỏe, cơ thể càng ổn định.
- Quyết định tư thế: Cơ xương kiểm soát tư thế, sự linh hoạt và sức mạnh của cơ thể. Khi cơ cổ, lưng hoặc cơ hông yếu có thể gây đau khớp, viêm khớp và mất sự liên kết trong cơ thể.
- Lưu thông máu: Cơ trơn và cơ tim là các cơ không tự chủ, giúp tim đập và hỗ trợ lưu thông máu khắp cơ thể.
- Hô hấp: Cơ hoành là cơ chính hoạt động để tạo ra hơi thở bình thường. Tuy nhiên trong các hoạt động, chẳng hạn như tập thể dục, cơ thể cần các cơ phụ bao gồm cơ bụng, cổ và lưng để hỗ trợ tạo ra hơi thở bình thường.
- Tiêu hóa: Cơ trơn bên trong đường tiêu hóa tạo qua quá trình tiêu hóa thức ăn. Các cơ này bao gồm miệng, thực quản, bụng, ruột, trực tràng và hậu môn. Các cơ trơn co lại và thư giãn khi cơ thể tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, các cơ này cũng đẩy thức ăn ra khỏi cơ thể thông qua quá trình đại tiện.
- Tiểu tiện: Cơ xương và cơ trơn tạo nên hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, dương vật hoặc âm đạo và tuyến tiền liệt. Tất cả các cơ này hoạt động để giải phóng nước tiểu sau đó co lại. Khi các cơ này thư giãn, cơ thể có thể nhịn tiểu.
- Quan sát: Hốc mắt được tạo thành từ 6 cơ xương để hỗ trợ quá trình cử động mắt. Các cơ bên trong mắt được tạo thành từ cơ trơn. Tất cả các cơ này hoạt động cùng nhau để tạo ra tầm nhìn. Nếu các cơ này bị hỏng hoặc suy giảm chức năng, tầm nhìn sẽ bị suy giảm hoặc thậm chí là mù lòa.
- Sinh con: Trong tử cung có chứa cơ trơn. Cơ này sẽ phát triển và căng ra khi người phụ nữ mang thai. Đến lúc chuyển dạ, cơ trơn sẽ co lại và giãn ra để đẩy em bé qua đường âm đạo.
6. Các vấn đề thường gặp ở cơ
Có rất nhiều vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến cơ sinh học, chẳng hạn như:
- Chuột rút cơ bắp, thường xảy ra khi mất nước, cơ bắp căng cứng, hàm lượng magie và kali thấp, rối loạn thần kinh, rối loạn chuyển hóa hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Yếu cơ, xảy ra do một số vấn đề ở hệ thống thần kinh dẫn đến các thông tin từ não không thể truyền đến cơ hiệu quả. Một số bệnh lý thần kinh vận động có thể gây yếu cơ chẳng hạn như bệnh nhược cơ hoặc bệnh đa xơ cứng.
- Bất thường cơ bẩm sinh, là tình trạng một người sinh ra với một nhóm cơ không phát triển đúng cách.
- Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, vượt quá ngưỡng chịu đựng. Một số trường hợp nặng có thể dẫn tới rách cơ. Tình trạng này khiến các cơ liên quan căng cứng, không có khả năng thư giãn. Người bệnh sẽ bị đau buốt, cử động khó khăn. Bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể bị căng cơ, phổ biến là ở cơ chân hoặc tay, thắt lưng, cổ và vai. Thông thường, người bệnh sẽ bị căng cứng cơ bắp sau các hoạt động thể chất, tập luyện thể thao hay khi mang vác vật nặng sai tư thế. Những vùng cơ bị căng sẽ sưng lên, xuất hiện các vết bầm tím đi kèm, gây đau nhức cho người bệnh.
- Đau cơ còn hiểu đơn giản là đau nhức trong cơ. Bệnh liên quan đến một vùng nhỏ hay toàn bộ cơ thể với mức độ từ nhẹ đến nặng. Hầu hết những cơn đau thường hết sau một thời gian ngắn, một số trường hợp bệnh có thể tồn tại lâu hơn. Đau cơ có thể gặp ở bất cứ đâu trong cơ thể, gồm đau cơ bắp chân, đau cơ bắp tay, đau bắp chân, đau cơ đùi, cổ, lưng, thậm chí tay.
7. Biện pháp sơ cứu chấn thương cơ
Để giảm các triệu chứng chấn thương cơ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp sơ cứu như:
- Nghỉ ngơi và tạm dừng các hoạt động thể chất: Người bệnh nên dừng ngay các hoạt động tập luyện hay công việc khi bị căng cơ để nghỉ ngơi. Bạn hạn chế vận động các vùng cơ bị tổn thương trong một vài ngày, tránh làm tổn thương tiến triển nặng hơn.
- Chườm đá trong 20 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày: Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm sưng cơ. Lưu ý nên đặt đá vào trong 1 chiếc khăn nhỏ hoặc túi chườm rồi mắt chườm lên vị trí bị căng cơ. Thời gian chườm đá là khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần cách nhau 60 phút, thực hiện khoảng 1 – 3 ngày.
- Băng ép cơ để giảm sưng: Người bị thương có thể sử dụng băng thun hoặc băng vải y tế để quấn quanh vùng cơ bị căng cho tới khi tình trạng sưng thuyên giảm. Bạn không nên quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn máu.
- Nâng cao cơ để hạn chế lưu lượng máu lưu thông và giảm sưng: Nên đặt vùng cơ tổn thương cao hơn tim. Biện pháp này giúp giảm sưng, đau và viêm cơ hiệu quả.
- Các loại thuốc: thuốc giảm đau, NSAIDS, thuốc làm tăng serotonin và norepinephrine (chất dẫn truyền thần kinh mà điều hòa việc ngủ, đau và chức năng miễn dịch) có thể dùng ở liều thấp.
- Liệu pháp vận động; Liệu pháp mát xa: thư giãn vùng cơ thể bị đau, chườm đá để giảm đau.
Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi.