Cô giáo dạy học bằng… Tiktok, học trò mê vì video lên ‘xu hướng’

Học sinh hào hứng, yêu thích môn học nhờ media

Thay vì giảng bài theo cách “truyền thống”, cô Dung đã mày mò, đưa ứng dụng media vào dạy học.

Chia sẻ về ý tưởng này, cô Dung cho biết, dịch bệnh kéo dài khiến cho học sinh không thể đến trường, phải học trực tuyến. Những tiết học online triền miên làm các em mệt mỏi, căng thẳng.

{keywords}

Cô Nguyễn Thị Thùy Dung, giáo viên Mỹ thuật của Trường Tiểu học và THCS Tây Hà Nội

Muốn đem lại không khí “tươi mới” cho các tiết học online, giảm áp lực và tăng kết quả học tập cho các em, cô Dung “đau đầu” tìm phương pháp giảng dạy để các em hứng thú hơn.

Qua quan sát thực tế cô Dung thấy, Tiktok đang là một kênh đang được giới trẻ yêu thích, hầu hết em đều có tài khoản này. Ngoài ra, ở lứa tuổi THCS, các em đang rất thích khám phá những thứ liên quan tới công nghệ thông tin, sử dụng những ứng dụng mà giới trẻ đang thịnh hành.

Từ lý do đó, cô Dung đã quyết định sử dụng Tiktok như một phương tiện hỗ trợ trong dạy học bộ môn Mỹ thuật. Theo đó, cô Dung thiết kế các bài giảng bằng video Tiktok, đồng thời, cũng cho học sinh tự quay, dựng video, thực hiện bài học.

“Sau một thời gian giảng dạy, một điều rất vui là các em rất hứng thú hơn với môn học. Trước đây, các em chỉ dùng tài khoản Tiktok của mình để xem những clip trên mạng, thì giờ các em đã có thể sử dụng nó vào học tập, tự tay dựng được các clip của chính mình, lên được xu hướng, các em rất vui và kết quả học tập rất tốt”, cô Dung chia sẻ.

Rất cần sự linh hoạt, sáng tạo của người giáo viên

Để các em có thể làm quen và sử dụng được ứng dụng Tiktok, cô Dung đã dành 2 buổi để hướng dẫn các em, từ cách đặt máy quay, bài trí, bố cục để lên video được đẹp mắt, cách để video lên được xu hướng.

“Thời lượng video chỉ khoảng 3 phút, nên tôi đã hướng dẫn các em cách điều chỉnh tốc độ video để có thể trình bày được hết nội dung mình cần thể hiện. Để video Tiktok lên được xu hướng thì các tài khoản phải có các nội dung chuyên sâu. Ví dụ, với bộ môn Mỹ thuật chúng ta có thể lựa chọn điểm mạnh của mình như: vẽ tranh, mẹo vẽ hình, tạo hình, tái chế, handmade… Nếu thiên về handmade, thì tôi lưu ý các em khi đi theo chủ đề này thì  tất cả các video up lên sẽ đều theo nội dung là handmade. Hoặc nếu là về vẽ tranh thì chỉ tập trung vào vẽ tranh, tùy theo năng lực và sở thích của các em. Mới đầu, các em mất khá nhiều thời gian, nhưng sau quen dần thì làm nhanh, và khi video lên được xu hướng thì các em rất hào hứng”, cô Dung chia sẻ.

{keywords}

Những sản phẩm của cô giáo mỹ thuật

Một thách thức đặt ra khi dạy học bằng Tiktok đó là các em có thể sa đà vào mạng xã hội, nghiện internet. Để giải quyết bài toán này, cô Dung đã luôn dặn dò các em  phải biết sắp xếp thời gian học tập cho hợp lý, chỉ sử dụng mạng cho học tập và nhờ phụ huynh giám sát. Cho đến thời điểm hiện tại, cô chưa nhận được phản hồi nào của phụ huynh về việc các em quá sa đà vào mạng Internet. Trái lại, nhiều phụ huynh thấy con có sản phẩm đẹp, tốt, được lên xu hướng rất vui.

{keywords}

 

Từ việc tìm tòi, khám phá các phương pháp dạy học khác nhau, cô Dung cho rằng, sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên rất quan trọng. Bản thân cô mới đầu cũng không phải là một người biết nhiều về Tiktok, nhưng khi có ý định dạy học cho học sinh, cô đã tìm hiểu, mày mò rồi truyền dạy lại cho học sinh.

Với phương pháp dạy học truyền thống, các em sẽ tiếp thu được nhiều lượng kiến thức hơn. Nhưng với Tiktok, với các ứng dụng công nghệ mới thì ngoài việc tiếp thu được kiến thức, các em còn có thể khám phá, thể hiện được màu sắc, dấu ấn cá nhân của mình. Khi làm Tiktok, sản phẩm của học sinh rất phong phú, đa dạng về chất liệu cũng như hình thức thể hiện. Mỗi học sinh có sản phẩm tốt hơn so với học phương pháp truyền thống.

{keywords}

Học sinh lớp cô Dung đang thực hành trên giá vẽ

“Tôi đồng thời cũng dạy học cho các em qua truyền hình. Tôi cho rằng, COVID-19 đem tới những khó khăn nhưng cũng đem tới những cơ hội. Chỉ cần người giáo viên có nỗ lực mong muốn đem tới những tiết dạy học tươi mới, hấp dẫn thì nhất định sẽ tìm ra cách. Có tâm huyết thì cũng có rất nhiều con đường để làm được điều mình muốn”, cô Dung chia sẻ.

Em Nguyễn Hà Linh, học sinh lớp 8C2 chia sẻ, việc sử dụng Tiktok vào môn học Mỹ thuật có ưu điểm mình sẽ tiếp xúc được với nhiều lối vẽ khác nhau, có thể tìm hiểu thông tin hay về Mỹ thuật mà thầy cô trên lớp không dạy, cũng như biết thêm nhiều họa sĩ trẻ mới, lối vẽ mới.

Về việc liệu có bị sa đà vào mạng xã hội khi học qua Tiktok, Lương Thị Hương Giang, học sinh lớp 7C1 cho biết, mới đầu chưa quen, khi hoàn thiện một sản phẩm mất khá nhiều thời gian, từ công đoạn lên ý tưởng sáng tạo, đến chọn nguyên vật liệu, rồi chuẩn bị sẵn thao tác từng bước, tiến hành quay và chỉnh sửa video… Bố mẹ cũng có lo lắng. “Và thú thực là con cũng có bị cuốn và các video trên xu hướng nhưng giờ con đã biết tự điều chỉnh lại. Và thấy đây là một cách học rất hiệu quả, hứng thú đối với con”, em Giang chia sẻ.

Em Nguyễn Minh Anh, lớp 8C1 cho biết, hằng ngày, học sinh đều sử dụng mạng xã hội để giải trí, khám phá và chia sẻ thông tin. Việc giáo viên đưa những kiến thức môn học dưới dạng video, mẹo làm sản phẩm hay mẹo làm bài… lên các kênh mạng xã hội, học sinh sẽ dễ dàng nhìn thấy và hấp dẫn với học sinh hơn. Việc học mỹ thuật qua Tiktok cũng giúp học sinh dễ dàng thu được kiến thức và cảm thấy hứng thú hơn với các giờ học, từ đó học sinh cũng có ý thức và tự giác làm bài tập nộp bài đầy đủ, đúng hạn hơn. “Con mong không chỉ môn mỹ thuật mà ở các môn học khác các thầy, cô cũng có thể cho HS được học tập nhiều hơn qua các kênh giới trẻ đang yêu thích”, Minh Anh chia sẻ.

Em Trần Ánh Tuyết Lớp 9C1 chia sẻ, với hình thức học đổi mới này, học sinh được khám phá rất nhiều cái mới, thú vị không chỉ từ giáo viên của mình mà còn từ rất nhiều người khác. Mới đầu dùng Tiktok em không biết cách sử dụng, chỉ vào xem những video của các anh chị, các bạn chia sẻ, nhưng sau khi được cô Dung hướng dẫn cách sử dụng và tạo ra một video từ Tiktok và cách xây dựng kênh thì em đã sử dụng tiktok như một công cụ để học tập, và thư giãn.

 Mai Nguyễn

Giáo viên Ngữ văn nghĩ gì khi bắt trend 'Mang tiền về cho mẹ'?

Giáo viên Ngữ văn nghĩ gì khi bắt trend ‘Mang tiền về cho mẹ’?

Khoảng hai năm trở lại đây, Rapper Đen Vâu không chỉ nhận được sự yêu mến của khá nhiều bạn trẻ mà ca từ trong một số bài hát của anh còn trở thành ngữ liệu trong đề kiểm tra hay giờ dạy của giáo viên Ngữ văn”.

Thầy giáo trẻ về quê dạy học gây 'bão' trên TikTok

Thầy giáo trẻ về quê dạy học gây ‘bão’ trên TikTok

Một đoạn video về thầy giáo trẻ quay về quê hương dạy học và chăm sóc ông bà đã thu hút tới 1,8 triệu lượt xem trên TikTok.