Cơ chế tài chính là gì? Các kiến thức cơ chế tài chính quan trọng tại Việt Nam
1. Cơ chế tài chính là gì?
Cơ chế tài chính là thuật ngữ kinh tế quen thuộc, có tên Tiếng Anh là: Financial Mechanism. Tại Việt Nam, có nhiều định nghĩa khác nhau về cơ chế này như sau:
-
Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học (XB năm 2021), cơ chế tài chính là tổng thể các biện pháp, phương án giải quyết, các hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân phối hay sử dụng các nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cũng theo Từ điển này, cơ chế tài chính phải đáp ứng và phù hợp được với cơ chế quản lý kinh tế qua từng giai đoạn phát triển của xã hội.
-
“Cơ chế tài chính” cũng được hiểu là cách thức tồn tại của doanh nghiệp, chỉ hoạt động tài chính của tổng thể các hoạt động tài chính đang diễn ra và tương tác giữa chúng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức,… hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
-
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận hành doanh nghiệp, “cơ chế tài chính” là thuật ngữ để đề cập đến cách thức một doanh nghiệp, một tổ chức hoặc một chương trình kêu gọi và nhận được nguồn vốn cần thiết để duy trì hoạt động. Ví dụ, một công ty sẽ nhận được nguồn vốn bằng nhiều cách khác nhau như bán sản phẩm, dịch vụ và thu về doanh thu, lợi nhuận hay vay ngân hàng…
Khái niệm cơ chế tài chính
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nhắc tới “cơ chế tài chính” với ý nghĩa ở khái niệm thứ ba, gắn liền với nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng thuật ngữ “cơ chế tài chính” để dễ dàng thiết lập các thông lệ và quy định các sử dụng nguồn vốn để duy trì hoạt động mà không phải tham khảo quy trình nhận tiền ở mỗi lần sử dụng nguồn tiền nhận được.
2. Các hình thức cơ chế tài chính tại Việt Nam
Có nhiều hình thức cơ chế tài chính khác nhau, phổ biến nhất là ba hình thức dưới đây:
-
Tạo ra doanh thu: doanh nghiệp SMEs có thể tạo ra doanh thu bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ do công ty sản xuất, cung cấp tới cho khách hàng.
-
Bán cổ phiếu: Với các tập đoàn lớn, cơ chế tài chính được biểu hiện qua việc tạo và bán cổ phiếu để cho phép dòng tài nguyên tăng lên dựa trên giá trị cảm nhận được của công ty.
-
Vay ngân hàng: Doanh nghiệp có thể vay tiền từ ngân hàng hoặc các tổ chức, quỹ tín dụng khác để cung cấp cho công ty nguồn vốn phát triển ban đầu, tuy nhiên vẫn phải trả lại đầy đủ (kèm theo lãi suất) sau đó.
Ngoài ba hình thức trên, cơ chế tài chính cũng được thể hiện qua việc các tổ chức từ thiện, tổ chức phi lợi nhuận hay NGOs sử dụng các hình thức như gọi vốn hỗ trợ từ chính phủ, kêu gọi gây quỹ, quyên góp qua sự kiện hoặc các chiến dịch thiện nguyện từ các doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Vay ngân hàng là hình thức cơ chế tài chính phổ biến
3. Sự khác biệt giữa cơ chế tài chính và cơ chế quản lý tài chính tại Việt Nam
Tại Việt Nam, “cơ chế tài chính” và “cơ chế quản lý tài chính” thường được sử dụng thường xuyên để thay thế cho nhau. Xét về thực tiễn, việc sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ này không gây ra ảnh hưởng hay những hậu quả nặng nề cho người dùng. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, “cơ chế tài chính” và “cơ chế quản lý tài chính” vẫn có sự khác biệt mà những người chủ doanh nghiệp, nhà kinh tế học, chuyên gia về đầu tư cần nắm rõ.
Khác với “cơ chế tài chính”, “cơ chế quản lý tài chính” là hệ thống các quy định, nguyên tắc, các biện pháp và chính sách tác động lên hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp… nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính diễn ra và đạt được mục tiêu đã định.
-
Mục tiêu của cơ chế quản lý tài chính là tổ chức điều chỉnh lại cơ chế cũ đã tồn tại, vận động và phát triển các hoạt động tài chính để phù hợp với tình hình thực tiễn để đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.
-
Mục tiêu của cơ chế tài chính là nhằm kêu gọi vốn để doanh nghiệp có thể hoạt động bền vững và phát triển.
Cơ chế tài chính là hệ quả của cơ chế quản lý tài chính. Những vấn đề tồn đọng của cơ chế tài chính là “bài toán” mà cơ chế quản lý tài chính là “lời giải”. Nhiệm vụ của cơ chế quản lý tài chính là phải không ngừng thay đổi và hoàn thiện, giải quyết được các vấn đề của cơ chế tài chính doanh nghiệp.
Có thể thấy, “cơ chế tài chính” là một thuật ngữ quan trọng chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ để có thể giúp cho hoạt động gọi vốn đạt hiệu quả tốt. Hy vọng qua bài viết này, độc giả của Aura Capital sẽ có thêm kiến thức hữu ích và vận dụng chúng hiệu quả để mang lại những giá trị kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.