Cơ chế quản lý kinh tế là gì? Hoạt động và chính sách hiện nay
Việt Nam đang dần hội nhập, đưa đất nước từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường. Đây là một bước ngoặt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Hiện nay Việt Nam đang được thực hiện cơ chế quản lý kinh tế dưới sự điều khiển của nhà nước, vậy cơ chế quản lý kinh tế là gì , quản lý nhà nước về kinh tế là gì? Cùng Timviec365.vn tìm hiểu cơ chế quản lý kinh tế và những thông tin xung quanh qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế là gì?
Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế là gì?
Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ quy luật vận hành của một hệ thống hay bất cứ một sự vật hiện tượng hay một định luật, quá trình nào đó xảy ra trong xã hội, trong tự nhiên, cơ chế đây là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố, các yếu tố kết thành hệ thống và nhờ việc tương tác mà hệ thống này hoạt động.
1.1. Bản chất cơ chế kinh tế
Khi áp dụng cơ chế vào kinh tế ta có khái niệm cơ chế kinh tế.
Từ khái niệm của cơ chế chúng ta có thể hiểu cơ chế kinh tế là việc diễn biến xảy ra trong hệ thống kinh tế, đó là chỉ quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này sự tương tác giữa các thành phần kinh tế, các bộ phận trong ngành, các mặt cấu thành nền kinh tế trong quá trình vận động của mọi bộ phận, tạo nên sự vận hành của cả hệ thống kinh tế.
Cơ chế kinh tế có thể hiểu đơn giản hơn đây là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế tạo nên sự vận động cũng như sự phát của kinh tế.
1.2. Bản chất cơ chế quản lý kinh tế là gì?
Theo như khái niệm từ cơ chế kinh tế, có thể hiểu cơ chế quản lý kinh tế là sự theo dõi, điều hành các tương tác, sự thay đổi, sự phát triển cũng như sự phát triển của kinh tế, về bản chất của cơ chế quản lý kinh tế đây là sự tương tác giữa các hình thức quản lý, các biện pháp quản lý khi chúng đồng thời tác động lên đối tượng quản lý, ngoài ra ta cũng có thể hiểu cơ chế quản lý là sự diễn biến của quá trình quản lý. Trong diễn biến quá trình quản lý thì có sự tác động của nhiều biện pháp quản lý lên đối tượng, và thu được những kết quả, sự khắc phục tiêu cực và đẩy mạnh tích cực.
Hiểu đơn giản nhất về cơ chế quản lý kinh tế là sự tương tác giữa các nguyên tắc, sự phân phối cũng sự phối hợp giữa các biện pháp quản lý, các công cụ hỗ trợ quản lý được sử dụng đồng thời trong quá trình tác động lên các đối tượng kinh tế cần quản lý.
1.3. Yếu tố cấu thành
1.3.1. Yếu tố cấu thành cơ chế kinh tế
Cơ chế kinh tế có thể hiểu đơn giản hơn đây là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế vậy các yếu tố cấu thành cơ chế bao gồm:
– Quan hệ giữa sản xuất
– Cơ cấu các ngành kinh tế
– Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và việc tổ chức sản xuất
1.3.2. Yếu tố cấu thành cơ chế quản lý kinh tế
– Cơ chế của đối tượng quản lý
– Cơ chế của chủ thể quản lý
1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế là gì?
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có sự can thiệp của pháp luật thông qua hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế. Mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế nhằm phát triển đất nước, đưa kinh tế đất nước đi lên, dựa trên cơ sở các nguồn lực tiềm năng trong và ngoài nước để đất nước có thể mở cửa và hội nhập.
Đây là một dạng của quản lý xã hội, nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước sử dụng các hệ thống cũng như công cụ thích hợp để quản lý cũng như thực hiện chức năng của mình để thay đổi cũng như quản lý nền kinh tế nước ta hiện nay.
2. Cơ chế quản lý kinh tế việt nam hiện nay
Cơ chế quản lý kinh tế việt nam hiện nay
Hiện nay Việt Nam đang được thực hiện cơ chế quản lý kinh tế dưới sự điều khiển của nhà nước, đất nước đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã giúp cho nền kinh tế Việt nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Việt nam thoát nghèo, ra khỏi tình trạng đói kém, từ nước chưa phát triển sang nước đang triển và có xu hướng phát triển đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
2.1. Những hoạt động của nhà nước trong cơ chế quản lý kinh tế
Để chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có những hoạt động nổi bật:
– Xây dựng được mối quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất
+ Quan hệ sản xuất: Nhà nước cần xây dựng một chế độ sở hữu với nhiều loại hình sở hữu, sẽ làm giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng đất nước.
+ Với nhiều thành phần kinh tế, nhưng Nhà nước vẫn phải xác định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty cổ phần nhà nước ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, cùng với đó, khối kinh tế tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế.
– Xây dựng lực lượng sản xuất đó là xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Biểu hiện ở 2 mặt:
+ Xây dựng một phương thức quản lý sản xuất theo hướng chuyên môn hoá tập trung, hợp tác, liên hiệp hoá, đồng thời đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật theo hướng cơ khí hoá, tự động hoá, hoá học hoá. Xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp với lợi thế so sánh của đất nước, qua đó tạo ưu thế cho đất nước trong các quan hệ quốc tế. Phát triển kinh tế mở, đa dạng hoá và đa phương hoá các loại kinh tế.
+ Nước ta có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, có vai trò lớn trong lịch sử đã góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày nay thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại xuất hiện nhiều cơ hội thuận lợi cho các quốc gia chậm phát triển hội nhập với môi trường mới với nhịp độ phát triển cao, nhưng muốn thích ứng phải tìm được con đường đi mới, phù hợp, đó chinh là nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng về phương thức kinh doanh vận hành theo cơ chế thị trường với sự quản lý điều hành của Nhà nước theo định hướng XHCN. Để chuyển đổi nền kinh tế, Nhà nước ta cần đổi mới các phương thức quản lý Nhà nước về kinh tế, và đặc biệt phải xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng cho hoàn chỉnh.
2.2. Vì sao nhà nước cần tham gia quản lý cơ chế quản lý kinh tế
– Nhà nước có bản chất giai cấp, kinh tế là nơi tôn tại các giai cấp vì cuộc đấu tranh giai cấp, do đó Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế. Mặt khác, Nhà nước là một công cụ của giai cấp, Nhà nước không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp, nó phải can thiệp vào nơi diễn ra cuộc đấu tranh đó để đóng vai trò công cụ của mình. 0,5đ – Nếu kinh tế quốc dân là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi ích vật chất phổ biến, thường xuyên và cơ bản như:
+ Mâu thuẫn cơ bản giữa các doanh nhân với nhau trong quá trình sản xuất, phân chia lợi nhuận, quyền lãnh đạo công ty…
+ Mâu thuẫn giữa các chủ thợ ở các doanh nghiệp có sự bóc lột lao động. Đó là mâu thuẫn về tiền công lao động, điều kiện lao động.
+ Mâu thuẫn giữa giới sản xuất, kinh doanh với toàn thể cộng đồng. Mâu thuẫn này diễn ra khi giới kinh doanh sử dụng các tài nguyên của cộng đồng mà không tính tới lợi ích chung, cung cấp hàng hóa kém chất lượng…
Các mâu thuẫn trên rất thường xuyên và phổ biến, nó xảy ra ở hậu hết mọi nơi, mọi lúc và mọi người.
– Tính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tế, hoạt động kinh tế cần nhiều điều kiện chủ quan và khách quan, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để làm kinh tế như ý chí làm giàu phải phù thuộc vào chế độ kinh tế, chính trị,… hay tri thức làm giàu thì phải có Nhà nước giúp sức từ đào tạo học thức, đến tầm nhìn chiến lược, thông tin và pháp luật quốc tế. Phương tiện sản xuất kinh doanh mà đặt biệt là vốn, và kết cấu hạ tầng thì chỉ Nhà nước mới đảm bảo được. Cuối cùng là môi trường kinh doanh là cái rất quan trọng, Nhà nước phải đảm bảo tính mạng, tài sản và môi trường sản xuất an toàn,….
– Sự có mặt của kinh tế nhà nước trong kinh tế quốc dân, đây là lý do trực tiếp nhất, khiến Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế quốc dân.
+ Kinh tế nhà nước bao gồm tài nguyên quốc gia, dự trữ quốc gia về tiền, vàng bạc, đá quý, kết cấu hạ tầng, vốn nhà nước trong doanh nghiệp…
+ Nhà nước cần có kinh tế riêng của mình vì Nhà nước cần có lực lượng kinh tế làm công cụ quản lý xã hội khi các công cụ kinh tế thích hợp để sản xuất và cung ứng những hàng hoá mà khu vực từ không cung ứng được. Và đặt biệt, Nhà nước cần có thực lực kinh tế để thực hiện các chính sách xã hội.
3. Một số chính sách quản lý kinh tế hiện nay của Nhà nước
Một số chính sách quản lý kinh tế hiện nay của Nhà nước
3.1. Chính sách tài khóa
Đây là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xử lý của Nhà Nước đối với các quan hệ tài chính, chính phủ sẽ hướng tới mục đích duy trì tổng cung của toàn đất nước tương đương với tiềm năng phát triển của nền kinh tế, từ đó bỏ được tình trạng suy thoái hoặc tình trạng tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế, đưa đất nước tới sự phát triển ổn định và bền vững.
Mục tiêu của nhà nước khi thực hiện chính sách tài khóa để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra chính sách tài khóa sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất kinh tế.
3.2. Chính sách tiền tệ
Đây là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc được Nhà nước đề ra và thực hiện nhằm ổn định cũng như giải pháp tiền tệ, ổn định nền kinh tế. Việc điều tiết khối lượng tiền tệ là công cụ để điều tiết nền kinh tế, việc này ảnh hưởng đến giá cả và lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là sự tác động quan trọng đến sự tăng trưởng sản lượng về mặt ngắn hạn, cũng như tác động dài hạn đến sản lượng tiềm năng, do đó chính sách tiền tệ là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, tránh lạm phát.
3.3. Chính sách thu nhập
Đây là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc được Nhà nước đề ra và thực hiện nhằm ổn định cũng như giải pháp về việc làm và thu nhập. Chính sách thu nhập sẽ phải bao quát toàn xã hội, khuyến khích, tạo thuận lợi cho việc sử dụng lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng chất lượng công việc, tạo sự ổn định lâu dài cũng như nâng cao trình độ lao động.
3.4. Chính sách kinh tế đối ngoại
Đây là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc được Nhà nước đề ra và thực hiện nhằm ổn định cũng như giải pháp cân bằng thanh toán cũng như giữ cho kinh tế không bị thâm hụt.
Cấu thành chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm các biện pháp: ổn định tỷ giá, quy định về thuế, bảo hộ mậu dịch,…
Thông qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã nắm bắt được phần nào khái niệm cơ chế quản lý kinh tế là gì, cùng những thông tin xung quanh cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Cùng theo dõi Timviec365.vn để có thêm những thông tin bổ ích.
Chia sẻ: