Cơ cấu tổ chức mới của Văn phòng Chính phủ có 20 đơn vị

Ngày 06/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ có 20 đơn vị gồm:

1. Vụ Tổng hợp.

2. Vụ Pháp luật.

3. Vụ Kinh tế tổng hợp.

4. Vụ Công nghiệp.

5. Vụ Nông nghiệp.

6. Vụ Khoa giáo – Văn xã.

7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.

8. Vụ Quan hệ quốc tế.

9. Vụ Nội chính.

10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.

11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ 1).

12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.

13. Vụ Thư ký – Biên tập.

14. Vụ Hành chính.

15. Vụ Tổ chức cán bộ.

16. Vụ Kế hoạch tài chính.

17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

18. Cục Quản trị.

19. Cục Hành chính – Quản trị II.

20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Tất cả các đơn vị nêu trên là các tổ chức hành chính. So với cơ cấu tổ chức cũ tại Nghị định 150/2016/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức mới của Văn phòng chính phủ đã giảm 01 đơn vị là Trung tâm Tin học.

co cau to chuc cua van phong chinh phuCơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ có 20 đơn vị (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng ban hành Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc, trừ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Trung tâm Tin học tiếp tục, duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu  tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và Cục Quản trị được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng ban hành có hiệu lực thi hành.

Nghị định này có hiệu lực từ 10/10/2022.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được tư vấn, giải đáp.