Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là gì?

Trong bài viết về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, Luật NTV sẽ mang đến những thông tin pháp luật cho quý doanh nghiệp quan tâm đến việc tổ chức bộ máy công ty như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật, để quý bạn đọc nắm rõ mô hình tổ chức của các loại hình công ty.

Những điều cần biết về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại sao cần cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp cần có tổ chức vì:

– Trong tổ chức tuy có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất và tập trung nhằm tạo ra kết quả cho mục tiêu đã được xác định của tổ chức;

– Các thành viên trong tổ chức đều có một vai trò nhất định. Và đóng góp nỗ lực của mình nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu chung;

– Sự phân công lao động cho mỗi thành viên: Đảm bảo tính chuyên môn, hoạt động sâu của một thành viên vào một công việc nhất định. Phân công hợp lý sẽ tác động đến hiệu quả của tổ chức;

– Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyền lãnh đạo. Đây là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức. Đồng thời, góp phần tạo ra sự cố gắng, nỗ lực, tăng tính trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức muốn hoạt động hiệu quả và khoa học hơn.

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp mới – trọn gói

Cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có:

– Hội đồng thành viên,

– Chủ tịch Hội đồng thành viên,

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Ban kiểm soát:

+ Bắt buộc: Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vớn điều lệ và công ty con của doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc 100% vốn điều lệ.

+ Không bắt buộc: Trường hợp không thuộc loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên như trên thì việc thành lập Ban kiểm soát thực hiện theo quyết định của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai trường hợp sau sau đây:

Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu thì được tổ chức quản lý và hoạt động theo 2 mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát của cả hai mô hình trên chỉ bắt buộc nếu chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc 100% vốn điều lệ.

Trường hợp công ty do cá nhân làm chủ sở hữu thì được tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Xem thêm: Vai trò và quyền hạn của chủ tịch hội đồng quản trị?

3. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

4. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh được tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời kiêm nhiệm giám đốc và tổng giám đốc.

5. Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy định về đại diện pháp luật

Dịch vụ hỗ trợ của Luật NTV về việc tổ chức cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp

Khi bạn liên hệ với chúng tôi, gửi thắc mắc của bạn đến chúng tôi sẽ:

+ Tư vấn những thông tin pháp lý quan trọng về vai trò của các chức danh;

+ Tư vấn phạm vi quyền hạn của các thành viên trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;

+ Giúp bạn tháo gỡ những rắc rối gặp phải, giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Tham khảo thêm:  Dịch vụ thành lập công ty toàn quốc / Dịch vụ mở phòng khám tư nhân / Dịch vụ thành lập công ty toàn quốc