Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
Bạn có một nhóm bạn cùng chung trí hướng, các bạn đang muốn cùng nhau thành lập công ty cổ phần nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu và cơ cấu tổ chức của nó như thế nào. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Mục Lục
1. Khái niệm công ty cổ phần
Tìm hiểu: tư vấn thành lập doanh nghiệp
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.
2. Đặc điểm công ty Cổ phần:
– Công ty cổ phần phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không hạn chế số lượng (có thể là cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông) ;
– Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần.Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vào công ty cổ phần ;
– Cổ đông trong công ty cổ phần là người nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp;
Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật
3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Có thể thấy theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty cổ phần có hai cách tổ chức quản lý.
4. Cơ cấu tổ chức chung
Tham khảo thêm:
– thủ tục thành lập doanh nghiệp
– Thủ tục kế toán thuế cho công ty sửa biến tần
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần:
– Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
– Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sôự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị.
Cách tổ chức không có ban kiểm soát
Cách tổ chức này áp dụng trong trường hợp sau: Công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần hoặc ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
Cách tổ chức có ban kiểm soát
Trừ trường hợp trên, công ty cổ phần phải có Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
Các bộ phận khác của công ty Cổ phần có Ban kiểm soát giống như đối với công ty Cổ phần không có Ban kiểm soát.