Có các các quan hệ pháp luật hành chính nào?
Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ mà có tính đặc thù, theo đó quan hệ này được phát sịnh trong quá trình của quản lý hành chính nhà nước, gắn với những hoạt động điều hành, chấp hành của nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Mời bạn tham khảo bài viết: Có các các quan hệ pháp luật hành chính nào?
Có các các quan hệ pháp luật hành chính nào?
1/ Quan hệ pháp luật hành chính là gì?
Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ mà có tính đặc thù, theo đó quan hệ này được phát sịnh trong quá trình của quản lý hành chính nhà nước, gắn với những hoạt động điều hành, chấp hành của nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.
2/ Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là cá nhân, tổ chức tham gia những mối quan hệ xã hội hoặc cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức, cá nhân mà được nhà nước trao quyền. Trong đó, tất cả các chủ thể này cần có đảm bảo đầy đủ về năng lực và quyền, nghĩa vụ phù hợp theo quy định pháp luật.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng, tuy nhiên những chủ thể này khi tham gia vào trong mối quan hệ pháp luật thì đều phải có ít nhất một bên đóng vai trò là chủ thể có thẩm quyền thuộc hành chính nhà nước.
Trong quan hệ pháp luật hành chính thì việc phân biệt quan hệ này với quan hệ khác đó là trong quan hệ này có một bên bắt buộc là bên có quyền nhân Nhà nước để có thể đưa ra những mệnh lệnh buộc bên còn lại có nghĩa vụ thực hiện, tuân theo.
Như vậy , chủ thể mà tham gia trong quan hệ pháp luật hành chính được xác định là hai bên chủ thể có những quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau, cụ thể:
– Bên chủ thể có vai trò là đối tượng quản lý thuộc quan hệ hành chính là cá nhân hoặc tổ chức. Theo đó bên chủ thể này đủ năng lực pháp luật và đồng thời đủ năng lực hành chính.
Chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật hành chính – cá nhân: được hưởng quyền, nghĩa vụ pháp lý hành chính mà nhà nước quy định cụ thể. Đây cũng là thuộc tính pháp lý hành chính có sự phản án về địa vị pháp lý hành chính của chính các cá nhân đó.
Để chủ thể có đủ năng lực hành vi hành chính đối với chru thể là cá nhân cần phải được Nhà nước thừa nhận thì họ mới được tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, chịu hậu quả pháp lý bởi hành vi chính họ mang lại.
Trong đó, năng lực hành vi hành chính có phụ thuộc vào tất cả các yếu tố: tình trạng sức khỏe, độ tuổi, khả năng về tài chính,… đồng thời cũng cần sự thừa nhận từ Nhà nước.
– Bên chủ thể có vai trò là bên quản lý nhà nước, cá nhân hay tổ chức được giao quyền/nhân danh Nhà nước để có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau.
Năng lực chủ thể cơ quan nhà nước được phát sinh do sự thành lập hoặc bị chấm dứt khi cơ quan đó giải thể theo quy định pháp luật. Năng lực được quy định tương ứng và phù hợp với nhiệm vụ cũng như chức năng, quyền hạn từ cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Năng lực chủ thể đối với công chức, cán bộ được phát sinh nếu cá nhân đó được nhà nước giao cho chức vụ hoặc một công vụ nhất định thuộc bộ máy nhà nước, sau đó sẽ năng lực chủ thể này cần phải phù hợp với chính cơ quan và cũng như vị trí công tác từng cán bộ, công chức ấy.
Đối với năng lực chủ thể của các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị là vù trang hoặc hành chính- sự nghiệp thì được phát sinh khi quyền và nghĩa vụ được quy định bởi nhà nước đối với quản lý hành chính nhà nước, sau đó khi tổ chức đó bị giải thể hoặc quy định pháp luật đó không còn thì bị chấm dứt.
Như vậy thì các tổ chức đó bởi không có chức năng về quản lý nhà nước khi tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ tham gia với tư cách là chủ thể thường. Khi nhà nước trao quyền về quản lý hành chính trong nhà nước với những công việc nhất định thì các tổ chức đó có thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính là chủ thể đặc biệt.
3/ Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính được xác định là về trật tự quản lý hành chính đối với từng lĩnh vực. Các bên khi tham gia mối quan hệ này theo đó chủ thể muốn hướng tới những đối tượng là lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất, đóng vai trò là 1 yếu tố định hướng sự hình thành, vận động một quan hệ pháp luật hành chính.
4/ Có các các quan hệ pháp luật hành chính nào?
Các quan hê phấp luật hành chính có thể được phân loại theo các căn cứ chủ yếu sau:
– Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể, các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây:
+ Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức. •
Do yêu cầu về tính thống nhất và hiệu quả hoạt động của Nhà nước nên các cơ quan, tổ chức và cán bộ, cồng chức trong bộ máy nhà nước chịu sự chi phối bởi các quan hệ lệ thuộc về tổ chức – quan hệ giữa một bên là cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền quyết định đối với bên kia về việc thành lập, giải thể cơ quan, tổ chức hoặc bầu, bãi nhiệm, bổ nhiêm, cách chức cán bộ, công chức.
Ví dụ: Quan hệ giữa Chính phủ với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc quan hệ giữa Bộ trưởng Bộ tư pháp với Thanh tra Bộ tư pháp …
cần thiết giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội dung được nhanh chóng và đúng đắn. Các quan hệ này do quy phạm thủ tục điều chỉnh.
Ví dụ: Quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phát sinh khi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ “kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên vê’ ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lí”
– Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ, các quan hê pháp luật hành chính cố thể được phân loại thành các nhóm quan hệ pháp luật hành chính về quản lí kinh tế, văn hoá, an ninh, chính tri, trật tự, an toàn xã hội, V.V.; về xử lí vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; v.v.
Trên đây là một số thông tin về Có các các quan hệ pháp luật hành chính nào? – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
5/5 – (2291 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin