Cơ Sở Lý Thuyết Về Thiết Kế Và Điều Hành Tour Du Lịch Mới Nhất

?Có phải nội dung về nội dung Cơ Sở Lý Thuyết Về Thiết Kế Và Điều Hành Tour Du Lịch làm bạn rất đau đầu?‍♀️? Có phải bạn đang vất vả trong việc tìm kiếm tài liệu cho bài khóa luận về Thiết Kế Và Điều Hành Tour Du Lịch?, nếu đúng vậy thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Như chúng ta đã biết Du Lịch hiện nay là ngành rất thu hút và đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế nước ta, nhưng để đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác là một vấn đề luôn đặc ra cho ngành du lịch. Mong rằng nội dung dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình hoàn thành bài khóa luận về Thiết Kế Và Điều Hành Tour Du Lịch

 ?Trong quá trình làm bài nếu các bạn cần thêm tài liệu tham khảo thì nhắn tin Zalo/tele : 0909232620 để Team Luận Văn cung cấp miễn phí cho các bạn, hoặc các bạn cần một bài khóa luận hoàn chỉnh ( với mọi đề tài ) thì hãy liên hệ để nhận tư vấn viết khóa luận giá rẻ của chúng tôi bạn nhé?

1. Chương trình du lịch

1.1. Khái niệm chương trình du lịch

 Khái niệm du lịch: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” (Luật Du lịch 2017)

Hiện nay, trong các tài liệu về khoa học du lịch chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch (CTDL). Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chương trình du lịch trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Theo những quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp hội các hãng lữ hành Vương quốc Anh trong cuốn “Kinh doanh du lịch lữ hành” nhận định. “Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số các dịch vụ nơi ăn, ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông hoặc nơi ăn, ở và nó được bán với mức giá gộp và thời gian của chương trình phải nhiều hơn 24 giờ.”

Tại Việt Nam, theo nhóm nghiên cứu bộ môn Du Lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân trong giáo trình “Quản trị kinh doanh lữ hành” thì định nghĩa chương trình du lịch như sau: “Chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết với các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tới tham quan. Mức giá của chuyến du lịch bao gồm giả của hầu hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện lịch.”

Theo luật du lịch Việt Nam 2017 thì “chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.”

Ta có thể hiểu chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hoá được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thoả mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định và bán trước khi tiêu dùng của khách.

1.2. Đặc điểm và các yếu tố cấu thành một chương trình du lịch

* Đặc điểm của chương trình du lịch

Theo Nguyễn Văn Hợp (2020) cho rằng chương trình du lịch là một sản phẩm đặc biệt, có những đặc điểm cơ bản như:

“CTDL là một sản phẩm vô hình, du khách không thể nhìn thấy, sờ thấy, hoặc mô tả trước khi họ sử dụng sản phẩm đó. Kết quả khi mua chương trình du lịch là sự trải nghiệm về nó, chứ không phải sở hữu nó.

Chất lượng của một chương trình du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tiêu chuẩn của nơi lưu trú, tính hiệu năng của dịch vụ vận chuyển, chất lượng của các bữa ăn trong chương trình, thái độ của người hướng dần … và kể cả mong muốn sử dụng mức độ chất lượng dịch vụ như thế nào từ phía du khách.

CTDL là một sản phẩm không thể đầu cơ tích trữ và cũng không thể để dành nếu không được bán thì sẽ không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chương trình du lịch nếu không được sử dụng tại một thời điểm xác định, nó vĩnh viễn chỉ nằm trên một văn bản nào đó và không mang lại hiệu quả kinh tế.

CTDL là phương tiện chính kết nối du khách với địa điểm DL và các điểm DV. Bên cạnh đó chương trình du lịch cũng có thể linh hoạt thay đổi tuỳ mong muốn của DK trong quá trình sử dụng.

CTDL có tính dế bị bắt chước. Vì quá trình KD phải phổ biến rộng khắp, ít giữa được bí mật sản xuất riêng. Đồng thời việc sao chếp chương trình du lịch là rất dễ dàng, bên cạnh đó cũng chưa có luật rõ ràng để bảo vệ quyền sở hữu các chương trình du lịch.”

* Các yếu tố cấu thành một chương trình du lịch

“Yếu tố lịch trình

Lịch trình của chương trình du lịch là kế hoạch chi tiết các hoạt động sẽ được thực hiện trong một chương trình du lịch. Nó thể hiện rõ về thời gian, địa điểm sẽ diễn ra một hoạt động cụ thể. Lịch trình du lịch phải chi tiết từng giờ, từng buổi, từng ngày, từng hoạt động trong chương trình du lịch.

Lịch trình du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công hay thất bại của cả chương trình du lịch. Khách du lịch có cảm nhận được giá trị của chuyến đi hay không là phụ thuộc vào chất lượng của lịch trình.

Lịch trình của chương trình du lịch cũng là yếu tố nền tảng để xác định các dịch vụ sẽ sử dụng trong chương trình du lịch và có ảnh hưởng đến việc tính giá thành của chương trình du lịch đó.

Lịch trình được xây dựng trên cơ sở tuyến, điểm du lịch. Khi xây dựng lịch trình phải đảm bảo tính khoa học về không gian, thời gian, mục đích, ý nghĩa cho mỗi hoạt động. Việc xây dựng một lịch trình du lịch đòi hỏi người xây dựng phải có kiến thức tốt về hệ thống tuyến điểm, có am hiểu thực tế thì việc xây dựng lịch trình mới đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả sử dụng của chương trình du lịch.

Yếu tố dịch vụ

Một chương trình du lịch được cấu thành từ sự kết hợp của rất nhiều dịch vụ thành phần như: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, dịch vụ hướng dẫn, các dịch vụ bổ sung khác… Do đó, chất lượng của chương trình du lịch phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của các dịch vụ thành phần.

Trong một chương trình du lịch các dịch vụ sẽ không thể tách rời, nó luôn luôn phải được thể hiện trong chương trình du lịch. Số lượng các dịch vụ và chất lượng các dịch vụ thể hiện chất lượng của chương trình du lịch và ảnh hưởng nhiều nhất đến giá của chương trình du lịch đó.

Yếu tố DV cũng tạo nên sự khác biệt giữa chương trình du lịch này với chương trình du lịch khác, tạo nên tính cạnh tranh trên thị trường du lịch và ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm của khách hàng.

Khi lựa chọn các DV để đưa vào chương trình du lịch, nhà xây dựng chương trình du lịch phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa một DV vào xây dựng chương trình du lịch. Những DV được đưa vào chương trình du lịch phải là những DV cần thiết cho chương trình, những DV tạo nên giá trị ý nghĩa cho chuyến đi, những DV thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng và những DV đáp ứng được nhu cầu chiến lược kinh doanh của đơn vị lữ hành.

Yếu tố về giá bán

Trên tổng thể một văn bản của một chương trình du lịch thì yếu tố giá bản chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ, nhưng có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của khách hàng. Giá bán cho một chương trình du lịch thường được ấn định trên đơn vị một người. Mỗi chương trình du lịch sẽ có một giá bán khác nhau phụ thuộc vào nội dung của lịch trình và số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ thành phần trong chương trình.

Giá bán được đưa ra sau khi thiết kế chương trình du lịch tính toán tất cả các chi phí cho những chuyến đi cũng như mong muốn lới nhuận và phụ thuộc vào chiến lược KD của DN.” (Nguyễn Văn Hợp, 2020)

Cơ Sở Lý Thuyết Về Thiết Kế Và Điều Hành Tour Du Lịch

XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Nông Thôn

1.3. Phân loại chương trình du lịch

* Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh

“Có 3 loại bao gồm: chương trình du lịch chủ động, chương trình du lịch bị động, chương trình du lịch kết hợp.

Chương trình du lịch chủ động: Là loại chương trình mà DN lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngày thực hiện, ấn định mức giá. Sau đó, mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình. Chỉ có các DN lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng. Thông thưởng, chương trình du lịch chủ động được xây dựng để nhằm tới thị trường khách lẻ, tức là bán cho từng nhóm khách nhỏ hay từng cá nhân, sau đó tập hợp các nhóm khách lại và thực hiện chung chương trình ấy.

Chương trình du lịch bị động. Là loại chương trình mà DN lữ hành chỉ xây dựng chương trình sau khi có yêu cầu cụ thể của đối tác thường là một tập thể, cơ quan hay đơn vị. Hai bên tiến hành thỏa thuận và thực hiện sau khi đã ký kết hợp đồng chương trình sẽ được thực hiện. chương trình du lịch loại này thường ít rủi ro vì DN lữ hành đã nắm được gần chính xác khoảng lợi nhuận trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Nhưng để thực hiện bản được nhiều loại chương trình du lịch loại này đòi hỏi DN phải xây dựng được một mạng lưới thị trưởng đủ lớn.

Chương trình du lịch kết hợp: Là sự hoà nhập của hai loại chương trình trên. DN chủ động nghiên cứu và xây dựng chương trình du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động marketing, quảng cáo khách du lịch sử tìm đến với DN lữ hành. Trên cơ sở chương trình có sẵn, hai bên thỏa thuận kỹ kết hợp đồng và thực hiện CT.

* Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng

Có 5 loại bao gồm: chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng, CT có hướng dẫn viên từng chặn, chương trình du lịch độc lập đầy đủ, CT độc lập tối thiểu, CT tham quan.

CTDL trọn gói có người tháp tùng có các đặc điểm nổi bật sau:

Bao gồm hầu hết các thành phần dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, giải trí và các dịch vụ khác đã được sắp đặt ở mức tối đa.

Giá trọn gói của tất cả các dịch vụ chi phi thường thấp hơn so với dịch vụ cùng loại của các chương trình du lịch khác. Giá tính theo đầu khách ở buồng đôi, giá theo thời vụ du lịch.

Một chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng tiêu biểu phải được sắp xếp trước và liên kết bởi các thành phần sau:

Phương tiện vận chuyển: Trong chương trình du lịch tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể mà sử dụng các phương tiện, chẳng hạn có thể kết hợp giữa hai loại máy bay ô tô, máy bay tàu thủy, tàu hỏa ô tô hoặc chỉ một loại tàu hỏa, hoặc chỉ ô tô.. Đặc điểm của phương tiện vận chuyển như là chủng loại, thứ hạng, nhà ga, bến cảng, sân bay, uy tín của các hãng vấn chuyển. DV vận chuyển được xác định là thành phần chính quan trọng nhất của chương trình du lịch trọn gói.

Nơi ở: Được sắp xếp vào thành phần quan trọng thứ hai của chương trình du lịch trọn gói vì nó thỏa mãn nhu cầu thiết yếu là chỗ lưu trú. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà nơi ở có thể là các loại hạng cơ sở lưu trú, chủng loại buồng, giường

Lộ trình: Được sắp xếp vào thành phần quan trọng thứ ba của chương trình du lịch trọn gói. Nó bao gồm số điểm dừng, thời gian tại mỗi điểm, thời gian và khoảng cách giữa điểm đi và điểm đến các hoạt động cụ thể của từng buổi từng ngày với thời gian và không gian là được ấn định trước.

Bữa ăn: Được sắp xếp vào thành phần quan trọng thứ tư của chương trình du lịch trọng gói. Nó bao gồm các bữa ăn, nơi ăn, thực đơn, có thể chọn món ăn hoặc không, các loại nước uống có cồn.

Tham quan giải trí: Là thành phần không chỉ quan trọng mà nó còn là thành phần đặc trưng để thoả mãn nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí của khách. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể lựa chọn các đối tượng tham quan, các loại hình vui chơi giải trí khác.

Quản lý và hướng dẫn viên: Là thành phần làm gia tăng giá trị của các DV đoen lẻ nói trên, làm thoả mãn sự mong đợi của khách trong chuyến đi. Nó bao gồm việc tổ chức, thông tin và kiểm tra.

Các thành phần khác: Như các hàng hoá biếu, tặng, các DV bổ sung khác như nước uống cho cả hành trình, bảo hiểm,…

Chương trình du lịch chỉ có hướng dẫn viên tại điểm đến: Đây là một dạng của chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng. Loại chương trình này có đặc điểm tương tự như loại chương trình du lịchcó người tháp tùng nhưng khác biệt ở chỗ không có người tháp tùng trong suốt hành trình mà tại mỗi điểm đến trong chương trình có người đại diện của DN lữ hành hướng dẫn và trợ giúp khách. Loại chương trình này có thể gồm nhiều hoặc chỉ một điểm đến.

Chương trình du lịch độc lập đầy đủ theo đơn đặt hàng của khách. Khác với chương trình du lịch phụ thuộc, chương trình du độc lập kết, sắp đặt các theo yêu cầu của khách. Loại chương trình này có các đặc điểm nổi bật là: Đáp ứng chính xác mong muốn của khách, tất cả mọi chi tiết trong suốt quá trình đi du lịch đều được lên kế hoạch trước, tiêu dùng độc lập theo sở thích riêng. Giá của chương trình là giá tất cả các dịch vụ cấu thành chương trình và được bán theo giá trọn gói. Giá thường đắt hơn so với các chương trình du lịch khách có các DV cùng thứ hạng, cùng lượng và cùng thời gian.

Chương trình du lịch độc lập tối thiểu theo đơn đặt hàng của khách. Loại chương trình này là một biến dạng của chương trình du lịch độc lập đầy đủ, chỉ khác ở chỗ giới hạn hai dịch vụ cơ bản. Chương trình này có các đặc điểm nổi bật như sau: Bao gồm hai dịch vụ cơ bản là vận chuyển và lưu trú. Giá trọn gói bao gồm chi phí về máy bay, chi phi lưu trú, chi phí vận chuyển từ nhà ga/cảng đến khách sạn và ngược lại. Tổng chi phi trọn gói của chương trình này có thể thay đổi tùy thuộc vào tuyển điểm du lịch, lựa chọn khách sạn, ngày khởi hành, thời gian của chuyến đi và các dịch vụ không bắt buộc. Chi phi cho các dịch vụ trong chương trình này thường đắt hơn so với chi phi của các dịch vụ cùng loại trong chương trình du lịch trọn gói đi theo đoàn có người tháp tùng. Không đi theo đoàn có tổ chức, không có hướng dẫn viên, khách tự đi và tự định liệu các hoạt động theo sở thích của mình và có nhiều sự lựa chọn.

Chương trình du lịch tham quan. Đây là loại chương trình với mục đích chủ yếu là thưởng ngoạn các giá trị của tài nhiên và nhân văn tại một điểm du lịch trong thời gian ngắn. Chương trình du lịch tham quan có các đặc điểm sau đây: Phục vụ cho một chuyến tham quan ngắn ở một điểm hay khu du lịch nào đó. Độ dài của chương trình có thể vài giờ hoặc trong ngày với phạm vi hẹp. Phần lớn các chương trình loại này đều có hướng dẫn viên của DN đi kèm hoặc có dịch vụ hướng dẫn tham quan tại chỗ. Giá của chương trình là giá trọn gói của các dịch vụ phục vụ cho quá trình tham. Loại chương trình này có thể bán tách rời và có thể được bán kèm theo với các sản phẩm của hãng vận chuyện hàng không, đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, hoặc là các cơ sở kinh doanh lưu trú.

* Căn cứ vào mức giá

Có 3 loại bao gồm: Giá trọn gói, giá của các dịch vụ cơ bản, giá tự chọn.

Chương trình theo mức giá trọng gói: Boa gồm tất cả các DV, hàng hoá có trong chương trình du lịch và giá của chương trình du lịch là giá trọn gói. Đây là hình thức chủ yếu của chương trình du lịch do các công ty lữ hành tổ chức.

Chương trình theo mức giá cho các dịch vụ cơ bản: Chỉ bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản. Hình thức này thường do các hãng hàng không bán cho khách du lịch công vụ. Giá chỉ bao gồm vé máy bay, chi phí lưu trú, và chi phí vận chuyển tới khách sạn.

Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn. Với hình thức này khách du lịch có thể tùy ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển. Khách có thể lựa chọn từng thành phần riêng lẻ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của cả một chương trình tổng thể. Loại chương trình này đáp ứng đúng các mong muốn của từng các nhân khách du lịch, nhưng rất khó khăn và phức tạp trong việc tổ chức thực hiện của doanh nghiệp lữ hành.

* Căn cứ vào mục đích của chuyến du lịch và loại hình du lịch

Mỗi mục đích của chuyến đi và mỗi loại hình du lịch có chương trình du lịch tương ứng, ví dụ: Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh; Chương trình du lịch theo chuyên để Văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán; Chương trình du lịch công vụ, du lịch MICE; Chương trình du lịch tàu thủy (Cruise Line); Chương trình du lịch tôn giao, tín ngưỡng; Chương trình du lịch sinh thái; Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm leo núi lặn biển đi xuyên rừng rậm…” (Lê Hồ Quốc Khánh, 2019)

Cơ Sở Lý Thuyết Về Thiết Kế Và Điều Hành Tour Du Lịch Mới Nhất

Nếu đã theo dõi đến đây thì chắc hẳn nội dung Cơ Sở Lý Thuyết Về Thiết Kế Và Điều Hành Tour Du Lịch rất phù hợp với bài làm của các bạn, vậy hãy theo dõi hết phần còn lại của bài viết nhé!!!

2. Thiết kế chương trình du lịch

2.1. Khái niệm thiết kế chương trình du lịch

Theo Nguyễn Hoàng Long (2014): “Thiết kế chương trình du lịch là việc sắp xếp các hoạt động của du khsch, các điểm tham quan theo trình tự, thời gian nhất định và hợp lý.”

2.2. Quy trình thiết kế chương trình du lịch

“Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thời gian rỗi của thị trường du lịch: Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến việc đi du lịch của du khách. Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người dần dần được cải thiện. Xu hướng chung trong giai đoạn phát triển hiện đại là giảm bớt thời gian làm việc và tăng thời gian nhận rồi. Để tìm cách gia tăng thời gian rồi của du khách tiềm năng, nhiều chuyên gia kinh tế du lịch đã chia thời gian ngoài giờ làm việc thành các khoản thời gian có mục đích khác nhau.

Thời gian nhàn rỗi có thể tăng lên nếu con người sử dụng hợp lý quỹ thời gian và có chế độ làm việc đúng đắn. Thời gian rồi còn được tăng lên bằng cách giảm thời gian của các công việc ngoài giờ khác như giảm thời gian mua sắm, thời gian tụ tập để ăn uống. Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian giành cho du lịch, thể thao, nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian rỗi. Do vậy, du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời gian ngoài giờ làm việc.

Nghiên cứu khả năng tài chính của du khách: Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thành toàn cho các nhu cầu du lịch trong nước và nước ngoài. Khi đi du lịch và lưu trú ngoái nơi cư trụ thường xuyên của mình, khách du lịch là người tiêu dùng, ở đó có khá nhiều loại dịch vụ, hàng hoa để du khách mua sắm.

Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, họ phải có điều kiện và vật chất đó là một trong những điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì khi đi du lịch khách phải chi trả rất nhiều loại dịch vụ và và xu hướng của con người khi đi du lịch là phải tiêu nhiều tiền. Chính vì vậy, thu nhập của người dân là yếu tố quan trong và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch.

Nghiên cứu trình độ dân trí của thị trường du lịch: Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của dân cư ở một đất nước, một vùng. Nếu văn hóa của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của con người ở đó tăng lên. Mặt khác, nếu trình độ văn hóa của cư dân ở một đất nước cao thì khi phát triển du lịch đất nước đó sẽ phục vụ du khách một cách chu đáo và bài bản hơn.

Trình độ dân trí còn thể hiện qua cách ứng xử với môi trường xung quanh, bằng thái độ của du khách với người dân địa phương, và của cư dân địa phương với du khách. Nếu du khách hoặc cư dân địa phương có trình độ hiểu biết thì sẽ làm cho giá trị các chuyển đi được tăng lên. Ngược lại, chính các hành vì thiếu văn hóa của họ sẽ là nhân tố có thể làm cản trở sự phát triển của du lịch.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường cung

Nghiên cứu về các tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với ngành du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch từ nhiên. Các giá trị văn hóa, lịch sử chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển ở một điểm, một vùng hay một quốc gia

Các tài nguyên có giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt với du khách có trình độ hiểu biết cao. Thông thường giá trị tài nguyên này thu hút cả khách nội địa muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc mình và cả du khách quốc tế muốn tăng sự hiểu biết về quốc gia khác khi họ đến.

Các tài nguyên có giá trị kinh tế cũng có sức hấp dẫn đối với phần lớn khách du lịch vì khách du lịch hay so sánh những thành tựu kinh tế của đất nước mình đến thăm so với những năm trước hoặc có sự so sánh giữa quốc gia mà khách tới thăm và đất nước mình.

Bên cạnh đó tài nguyên chính trị cũng có giá trị phát triển du lịch, giúp cho du khách hiểu biết hơn về thể chế chính trị cách vận hành của bộ máy nhà nước tại nơi họ đến. Bên cạnh đó tài nguyên mang tính chính trị đó là những thành tựu trong đường lối lãnh đạo của một đất nước. Khi nền chính trị ổn định thì làm cho tình hình an ninh của một đất nước ổn định, giúp cho việc đi du lịch an toàn hơn.

Các tài nguyên mang giá trị tự nhiên có ý nghĩa to lớn cho hoạt động tham quan du lịch. Tài nguyên tự nhiên mang tới cho du khách những giá trị to lớn như nâng cao tinh thần và thế lực khi đến tham quan những tài nguyên này.

Nghiên cứu về sự sẵn sàng đón tiếp: Sự hiện diện của các cơ quan, tổ chức du lịch là điều kiện thể hiện sự sẵn sàng đón tiếp du khách tại nơi họ đến. Các cơ quan, tổ chức du lịch đó sẽ quan tâm đến việc đi lại và bảo đảm đủ sức phục vụ trong thời gian khách lưu trú. Ngoài ra các đơn vị cung ứng dịch vụ bổ trợ, các tổ chức du lịch còn có trách nhiệm gìn giữ các giá trị thiên nhiên và văn hóa, lãnh đạo trực tiếp đến việc kinh doanh du lịch, tuyên truyền quảng cáo du lịch ở trong và ngoài nước, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch.

Các điều kiện và cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng đến lịch sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, thể hiện bởi các thiết bị, tiện nghỉ ở nơi du lịch, các cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức du lịch và cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất không phải do tổ chức du lịch xây dựng nên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng,…Đây là cơ sở quan trọng vì nó gắn liền mật thiết với hoạt động du lịch, quyết định sự phát triển Dl và chất lượng phục vụ DL.

Các điều kiện về kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng tiếp đón khách DL phải kể đến việc cung ứng hàng hoá, lương thực thực phẩm cho các tổ chức KD du lịch và khách du lịch.

Bước 3: Xây dựung chương trình khung

Để xây dựng được chương trình khung, trước tiên phải xây dựng được hệ thống tuyến, điểm cơ bản của chương trình du lịch trên cơ sở xác định được quỹ thời gian và mức độ tối đa của chương trình du lịch.

Tuyến, điểm của chương trình du lịch thể hiện ngay trong tên của chương trình du lịch, bao gồm một số điểm tài nguyên du lịch có trong chương trình. Thông thường tuyến du lịch được lập ra căn cứ vào nhiều yếu tố như các điểm, các trung tâm du lịch khác nhau, độ dài thời gian, chặng đường, địa hình, cảnh quan, điều kiện dịch vụ du lịch

Mức giá của chương trình du lịch là mức giá áp dụng cho mỗi chương trình du lịch.

Độ dài thời gian của chương trình du lịch là số ngày mà chương trình đó thực hiện. Các chương trình du lịch thường có độ dài thời gian khác nhau, có thể kéo dài vật ngày tới vài tháng. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí cho chương trình du lịch.

Thời điểm tổ chức chương trình du lịch là mốc thời gian cụ thể mà chương trình đó được bắt đầu thực hiện hoặc một khoảng thời gian nhất định được dự địng tổ chức thức hiện.

Bước 4: Xây dựng chương trình chi tiết

Sau khi xây dựng chương trình khung, các công ty lữ hành phải nếu hàng xây dựng chương trình chi tiết đó là việc xây dựng những điểm du lịch cụ thể, bắt buộc có trong chương trình. Từ đó xác định lịch trình chi tiết của chương trình du lịch. Các yếu tố để xây dựng một chương trình chi tiết bao gồm:

Khoảng cách vận chuyển: Các dịch vụ trong chương trình. Các điều kiện phục vụ đi lại ăn uống, lưu trú được thể hiên trong lịch trình chi tiết của một chương trình du lịch.

Để xây dựng chương trình chi tiết phải dựa vào nội dung tương ứng trong nhu cầu của của khách du lịch thông qua các chi tiêu của chương trình du lịch như: Thời điểm tổ chức chuyến du lịch có liên quan tới thời gian rỗi của du khách. Mục đích đi du lịch của du khách có ảnh hưởng đến việc xây dựng tuyến trong một chương trình du lịch. Mức giá của một chương trình du lịch có ảnh hưởng lớn đến khả năng thành toàn của du khách.

Phương tiện vận chuyển, lưu trú trong một chương trình du lịch chịu tác động về yêu cầu chất lượng phục vụ của khách du lịch. Ngoài ra còn có một số yếu tố không thể thiếu được khi xây dựng chương trình chi tiết đó là lựa chọn nhà cung cấp các sản phẩm du lịch

Lựa chọn thì nguyên du lịch: Căn căn cứ vào giá trị đích thực của tài nguyên du lịch bao gồm. Uy tín và sự nổi tiếng của tài nguyên du lịch. Mang lại sự cảm nhân về tri giác, tinh thần. Tài nguyên du lịch phải phù hợp với mục đích chương trình du lịch, có đáp ứng được sự mong đội cua du khách hay không? Các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật an ninh và giao thông đi lại ở nơi có tài nguyên du lịch.

Lựa chọn phương tiện vận chuyển: Căn cứ vào khoảng cách giữa các điểm du lịch, điều kiện giao thông, phương tiện giao thông có thể tham gia trong quá trình vận chuyền, tốc độ vận chuyển và khả năng thanh toán.

Lựa chọn khác sạn: Vị trí và thứ hạng khách sạn, chất lượng phục vụ, mức giá phù hợp, mối quan hệ giữa công ty và khách sạn.

Lựa chọn nhà hàng: Vị trí, phong cách ẩm thực, mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh quan, sự phong phú và giá cả phù hợp.” (Nguyễn Hoàng Long, 2014)

2.3. Nguyên tắc xây dựng chương trình du lịch

* “Nguyên tắc 1: Phân tích quy mô môi trường

Phân tích quy mô môi trường bao gồm việc nghiên cứu môi trường hiện tại và môi trưởng trong tương lai gần, các xu hướng liên quan cũng như ảnh hưởng của chúng đến ngành du lịch. Phân tích qui mô môi trường bao gồm:

Phân tích môi trường kinh tế. Những yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch là: Tỉ giá hối đoái, tình trạng lạm phát, thuế, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia và trên thế giới, khả năng đầu tư của công ty du lịch.

Phân tích môi trường chính trị – xã hội: Cần cẩn trọng xem xét các nguy cơ chiến tranh, khủng bố, nội chiến, bất ổn về an ninh, bất ổn về chính trị – xã hội tại địa điểm đến là rất quan trọng trong chiến lược phân tích môi trường của nhà thiết kế tour. Yêu tố này ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định đi du lịch của du khách.

Phần tích môi trường sinh thái: Luôn chủ động nghiên vấn đề môi trường toàn sinh thái nơi đến là nguyên tắc không thể bỏ qua. Môi trường sinh thái vừa phải được xét trên góc độ cảnh quan sinh thái vừa phải được nhắc tới ở khía cạnh an toàn sinh thái. Xem nơi đến có thật sự an toàn không có sự cố về sinh thái nào xảy ra như dịch bệnh, hỏa hoạn, động đất, bão lũ xảy ra hay không do đó cần phải phân tích kỹ lưỡng khi xây dựng chương trình du lịch.

* Nguyên tắc 2: Phân tích quy mô thị trường

Phân tích thị trường bao gồm phân tích thị trường hiện tại, phân tích thị trường tiềm năng và lập kế hoạch cho sản phẩm. Theo các chuyên gia trong ngành du lịch thì phân tích thị trường bao gồm 3 nhiệm vụ chính:

Đo lường và dự báo thị trường: Xác định số lượng du khách hiện tại và trong tương lai cho một sản phẩm tour.

Xác định phân khúc thị trường: Xác định những khúc đoạn chính cho sản phẩm nhằm lựa chọn được thị trường trong điểm tốt nhất.

Phân tích khách hàng: Xác định đặc điểm của du khách, những nhu cầu, thị hiếu, sự cảm nhận, hành vi của họ nhằm thay đổi sản phẩm tour cho phù hợp.

* Nguyên tắc 3: Phân tích tình hình cạnh tranh

Phân tích tỉnh hình cạnh tranh phải đặt được các mục tiêu sau:

Xác định được nhóm khách có khả năng sinh lời mà được phục vụ bởi các đối thủ cạnh tranh.

Xác định được những lợi thế cạnh tranh độc quyền của doanh nghiệp mà các đối thủ cạnh tranh không có. Những yếu điểm trong chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể khai thác được.

Những phân tích về môi trường vĩ mô, thị trường, tình hình cạnh tranh sẽ giúp cho nhà thiết kế tour xác định được xu hướng và những thay đổi của ngành du lịch hiện tại cũng như trong việc ra quyết định đi du lịch của khách. Từ đó tìm ra những cơ hội tốt và định hướng được những hiểm họa trong kinh doanh

* Nguyên tắc 4: Phân tích nguồn lực

Mục tiêu của phân tích nguồn lực là nhằm đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của chính DN cũng như của địa điểm du lịch. Từ những kết quả của sự phân tích, nhà điều hành tour phải tận dụng và phát huy được những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của DN song song với việc khai thác các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.

* Nguyên tắc 5: Nguyên tắc định giá

Một sản phẩm tour du lịch có thể được định giá theo 4 nguyên tắc: Định giá theo chi phí; Định giá theo cạnh tranh; Định giá theo nhu cầu; Định giá theo phân khúc sản phẩm.

* Nguyên tắc 6: Khuyến cáo các chiến lược  phát triển và tư vấn phát triển

Một chương trình du lịch có thể được xác định và thiết lập các chiến lược phát triển cụ thể phụ thuộc vào thời điểm tung ra thị trường cũng như tùy thuộc vào địa điểm thực hiện chương trình. Các ý kiến tư vấn phát triển được xác định là giai đoạn điều chính của một chương trình du lịch sau khi đã bán cho khách và nhân các thông tin phản hồi.

Các chiến lược phát triển gồm: Các cơ quan nghiên cứu, các DN trong quá trình tìm hiểu, kinh doanh cần đưa ra các khuyến cáo với các cơ quan quản lý, các DN hay cộng đồng dân cư về chiến lược phát triển du lịch của địa phương hay tư vấn chiến lược phát triển kinh doanh của các DN để khai thác và phát huy tối ưu niềm năng của các địa phương, các DN.” ( Nguyễn Văn Mạnh, 2010)

Nhầm hỗ trợ đa dạng tài liệu tham khảo cho các bạn cũng như ý tưởng hay khi làm bài chúng tôi gửi đến các bạn Cơ Sở Lý Luận Về Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch, cùng nhau tham khảo nhé!!!

3. Điều hành chương trình du lịch

3.1. Khái niệm điều hành chương trình du lịch

Theo Nguyễn Văn Hợp (2020): “Tổ chức và sắp đặt các dịch vụ trong chương trình tour đã thỏa thuận/ hợp đồng giữa công ty và khách hàng. Thiết lập và cập nhật hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm: phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác đáp ứng với yêu cầu của khách hàng và phù hợp tiêu chuẩn tour đã thiết kế.”

3.2. Quy trình điều hành chương trình du lịch

“Bước 1: Tiếp nhận đầy đủ hồ sơ bàn giao tour từ các bộ phận liên quan kinh doanh, khách lẻ,.. với đầy đủ thông tin về khách hàng, mức độ dịch vụ yêu cầu.

Bao gồm: Hợp đồng; Chương trình chi tiết; Chiết tính được duyệt; Phiếu yêu cầu điều hành tour, trong đó ghi rõ những thông tin chi tiết về khách hàng, dịch vụ (nếu có) yêu cầu đặc biệt cần lưu ý (nếu có); Danh sách tên, ngày tháng năm sinh, giới tính (nếu có).

Bước 2: Chuẩn bị dịch vụ bao gồm trong tour: vận chuyển, lƣu trú, nhà hàng ăn uống, hướng dẫn viên, vật dụng cho tour, bảo hiểm, chi phí tour.

Phương tiện vận chuyển (xe/ tàu/ máy bay). Tùy theo tuyến, điểm đến của tour mà liên hệ với nhà cung cấp xe/ tàu/ vé máy bay định giá và đặt dich vụ phù hợp.

Yếu tố cần xác định về phía tour là:

+ Lộ trình, thời gian, địa điểm đón, số lượng dự kiến;

+ Về phía nhà cung cấp dịch vụ là giá cả, chủng loại, số lƣợng, thời hạn đặt cọc (nếu có).

Việc định giá, kiểm tra giá nên tiến hành trước hoặc trong quá trình sales làm việc với khách hàng để đảm bảo độ chính xác của dịch vụ

Luôn kiểm tra, theo dõi sau đó và chuẩn bị phương án dự phòng trong mọi trường hợp.

Trong trường hợp vận chuyển bằng đường hàng không: Luôn kiểm tra tình trạng chỗ, loại vé, điều kiện hoàn huỷ, đổi tên kèm theo loại giá, cập nhật thông tin khách hàng, thời hạn đặt cọc, thời hạn xuất vé.

Bước 3: Cập nhật thông tin thường xuyên với các nhà cung cấp dịch vụ và bộ phận kinh doanh

Dựa trên hệ thống khách sạn và theo yêu cầu tour, liên hệ với bộ phâjn đặt phòng, kinh doanh kiểm tra tình trạng available của khách sạn.

Thông số yêu cầu trên booking: Số lượng phòng; loại phòng, cơ cấu giường, số người; ngày nhận phòng; ngày trả phòng; đơn giá thanh toá; giá đã bao gồm hay không VAT; phí dịch vụ, ăn sáng,…

Kiểm tra hạn đặt cọc và hình thức thanh toán; Yêu cầu xác nhận bằng văn bản kể cả khi huỷ, hoãn booking.

Bước 4: Xác nhận dịch vụ cuối cùng

Xác nhận và kiểm tra, điều chỉnh dịch vụ nếu cần thiết trước khi khởi hành tối thiểu 24 giờ.

Hoàn tất việc chuẩn vị công cụ, vật dụng khác cho tour.

Bước 5: Bàn giao tour cho hướng dẫn viên

Bàn giao bằng văn bản đầy đủ  và cụ thể. Bàn giao: Chương trình; Chi tiết dịch vụ và người liên lạc; Danh sách xếp phòng; Danh sách đoàn- thông tin cần thiết về khách hàng; Chi phí đi tour; Vật dụng cho tour; mẫu phiếu đánh giá; Báo cáo tour mẫu.

Lập hợp đồng hướng dẫnc ông tác viên dài hạn hoặc từng tour. Yêu cầu quyết toán, bàn giao chứng từ tour hợp lê, thanh toán công tác chi phí trong vòng 03 ngày sau khi kết thúc tour.

Thông báp với hướng dẫn viên những yêu cầu về tác phong. Chuyên môn nghiệp vụ của công ty, quy định về hoá đơn, thủ tục thanh toán, các khảon phát sinh.

Bước 6: Theo dõi quá trình tour diễn ra

Luôn theo dõi tiến trình tour, đặc biệt những thời điểm nhạy cảm như ngay sau khi đón khách ngày đầu tiên, ngay sau thời điểm nhận phòng, ăn tối đầu tiên,… kịp thời tác động hoặc điều chỉnh hợp lý nếu cần thiết.

Động viên tinh thần hướng dẫn viên và đội ngũ nhân sự làm việc trên tour.

Bước 7: Kết thúc

Quyết toán với hướng dẫn viên; Quyết toán với kế toán.

Tập hợp thông tin phản hồi từ hướng dẫn viên, phiếu ý kiến khách hàng, báo cáo tour.

Chuyển số liệu phát sinh cho bộ phận kinh doanh tiến hành thanh lý hợp đồng.

Đánh giá hướng dẫn viên, chất lượng tour, dịch vụ.

Rút kinh nghiệm.

Lưu hồ sơ tour đầy đủ.” (Nguyễn Văn Hợp, 2020)

4. Giá thành và giá bán của chương trình du lịch

4.1. Khái niệm giá thành của chương trình du lịch

 Theo Nguyễn Hoài Nhân (2015) cho rằng: “Giá thành của một chương trình du lịch là tất cả những chi phí trực tiếp mà DNLH phải chi trả để thực hiện chương trình .Chi phí cho một khách gọi là giá thành, chi phí cho cả đoàn gọi là tổng chi phí.”

4.2. Phương pháp xác định giá thành chương trình du lịch

* “Nhóm chi phí cố định cho cả đoàn

Chi phí cố định là chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn khách mọi thành viên trong đoàn đều tiêu dùng chung. Loại chi phí này thường tính cho cả đoàn khách.

Ví dụ: Vận chuyển, phí hướng dẫn viên, các hoạt động khác: lửa trại, sân khấu hóa…

* Nhóm chi phí biến đổi cho 1 khách

+ Chi phí biến đổi là chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được quy định cho từng khách, chúng gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng khách. Các chi phí biến đổi tính cho một khách.” (Nguyễn Hoài Nhân, 2015)

Ví dụ: lưu trú, ăn uống, bảo hiểm cá nhân, vé tham quan, khăn, nón, nước, lệ phí sân bay.

4.3. Công thức tính giá thành chương trình du lịch

“Cách 1 giá thành cho một khách:  Z = b + (Đ / N)

Cách 2 giá thành cho cả đoàn khách: Z = N * b + Đ

Trong đó:

N: Số khách trong đoàn.

B: Chi phí biến đổi cho 1 khách.

Đ: Chi phí cố định cho 1 đoàn khách.” (Nguyễn Hoài Nhân, 2015)

4.4. Phương pháp xác định giá bán chương trình du lịch

* “Công thức tính giá bán:

Gv = Z + Cb + Ck

Gbo = Gv + P

Gb = Gbo + T

T = Gbo * 10%

Trong đó:

Gv: giá vốn; Gbo: Giá bán chưa thuế; Gb: giá bán có thuê.

Cb: Chi phí bán hàng; Ck: chi phí khác ( phí quản lý, phí khảo sát thiết kế).

P: lợi nhuận định mức cho công ty lữ hành; T: thuế VAT” (Nguyễn Hoài Nhân, 2015)

1.4.5. Phương pháp xác định điểm hoà vốn

“Điểm hoà vốn: Là một số khách tham gia nhất định,với mức giá bán dự kiến. Doanh thu từ việc bán chương trình du lịch đúng bằng toàn bộ chi phí tổ chức chương trình.

Công thức tính điểm hoà vốn:

Qhv = Đ/(Gb – b)

Trong đó:  Qhv: là điểm hoà vốn.

Đ: chi phí cố định cho cả đoàn khách.

Gb: giá bán cho 1 khách ( có thuế hoặc không thuế).

B: chi phí biến đổi cho 1 khách.” (Nguyễn Hoài Nhân, 2015)

Qua nội dung Cơ Sở Lý Thuyết Về Thiết Kế Và Điều Hành Tour Du Lịch trên đây và kiến thức mà các bạn học được thì các bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình làm bài thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Zalo/tele : 0909232620 để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé.Còn ngay bây giờ hãy tải miễn phí phần nội dung này nhé!!

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN

Dịch vụ hỗ trợ luận văn tập hợp hơn 50 thành viên tốt nghiệp loại giỏi đại học, cao học, thạc sĩ. Với tinh thần và trách nhiệm cao, luôn đặt uy tín và chất lượng bài viết lên hàng đầu. Team luận văn cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ với kinh nghiệm hơn 10 năm sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài của mình liên hệ mình qua website : https://teamluanvan.com/