Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới

Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới nội dung bài viết này được luận văn Master thu thập và tìm kiếm từ nhiều nguồn dữ liệu chất lượng và sàng lọc qua những thông tin nào chính xác, đảm bảo tính thống nhất, nên các bạn sinh viên có thể hoàn toàn yên tâm kham thảo bài viết. Nội dung bài viết bao gồm: một số khái niệm của kinh doanh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới.

Nếu các bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài hay tìm công ty thực tập và viết bài trọn gói, các bạn có thể kham thảo dịch vụ hỗ trợ viết chuyên đề của luanvanmaster.com Zalo 0973287149

1. Một số khái niệm của kinh doanh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới

1.1. Khái niệm chung về bảo hiểm

  • Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ (2005) định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.
  • Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Bộ Tài chính, 2000).
  • Bảo hiểm là một sự thỏa thuận hợp pháp thông qua đó một cá nhân hay tổ chức (Người tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng góp một khoản tiền nhất định (Phí bảo hiểm) cho tổ chức khác (Người bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản bồi thường hoặc chi trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra (Hồ Sỹ Sà, 2000).

1.2. Khái niệm về bảo hiểm xe cơ giới

  • Theo Bộ Tài chính (2016), Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự có tham gia giao thông.
  • Bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm dành cho xe ô tô, xe tải, xe máy và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Đây được xem là sự bảo vệ về mặt tài chính khỏi các thiệt hại về thể chất hoặc thương tật do tai nạn giao thông gây ra và các trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh từ đó (Bộ Tài chính, 2016).

Hiệu Quả Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới

1.3. Khái niệm về dịch vụ: Hiệu Quả Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới

  • Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật. (Quốc hội, 2012).
  • Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công. (Từ điển Tiếng Việt, 2004).
  • Dịch vụ là một hoạt động hoặc là một chuỗi hoạt động ít nhiều có tính chất vô hình thường, nhưng không cần thiết, diễn ra trong các mối tương tác giữa khách hàng và nhân viên dịch vụ và/hoặc các nguồn lực vật chất hoặc hàng hóa và/hoặc các hệ thống cung ứng dịch vụ được cung cấp như là các giải pháp giải quyết các vấn đề của khách hàng (Gronroos, 1984).
  • Dịch vụ là một quá trình gồm các hoạt động hậu đài và các hoạt động phía trước, nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau. Mục đích của việc tương tác này là nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng theo cách khách hàng mong đợi, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng (Bùi Nguyên Hùng, 2004).
  • Từ các quan điểm khác nhau, có thể đưa ra một khái niệm về dịch vụ như sau: “Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong các sản phẩm vô hình nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người” (Nguyễn Thị Nguyên Hồng, 2014).
  • Tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng trong ngành dịch vụ liên tục được nâng cao. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các sản phẩm để lựa chọn, và xu hướng cạnh tranh đã thúc đẩy việc cải thiện các tiêu chuẩn dịch vụ và nâng cao kỳ vọng của khách hàng (ví dụ, xem Leonard và Sasser,1982). Ngoài ra, khách hàng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với chất lượng dịch vụ mà họ trải nghiệm (Albrecht và Zemke, 1985). Kỳ vọng là mong muốn hoặc nhu cầu của người tiêu dùng, là những gì họ tin rằng một sản phẩm dịch vụ nên cung cấp dựa trên kinh nghiệm trước đây của một công ty và đầu tư vào hỗn hợp tiếp thị của công ty, bao gồm bằng chứng vật chất, quy trình và con người (Booms và Bitner, 1981). Môi trường vật chất bao gồm hàng hóa tiện lợi và đầu mối hữu hình, có thể cần thiết hoặc ngoại vi cho dịch vụ đã mua; Quy trình đề cập đến hệ thống cung cấp dịch vụ; “Con người” bao gồm những nhân viên phục vụ đó (bao gồm liên hệ khách hàng và nhân viên văn phòng), những người là một phần của quá trình sản xuất dịch vụ. Ban lãnh đạo cũng nhận thức rõ hơn về nhu cầu của người tiêu dùng. Những tiến bộ công nghệ đã cho phép các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa khách hàng và công ty tại các đầu mối liên hệ, chẳng hạn như sử dụng máy ATM và điểm giao dịch điện tử. Ngoài ra, hệ thống thông tin quản lý/tiếp thị ngày càng phức tạp cho phép ban lãnh đạo thực hiện các ý tưởng hướng đến khách hàng mà gần như không thể thực hiện được một thập kỷ trước, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu để khai thác và phân khúc khách hàng.

1.4. Khái niệm về chất lượng

  • Mặc dù thuật ngữ chất lượng được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có định nghĩa chung được thống nhất về nó, vì các định nghĩa khác nhau về chất lượng sẽ được xác định là phù hợp theo hoàn cảnh khác nhau (Garvin, 1984; Reeves và Bednar, 1994; Seawright và Young, 1996; Russell và Miles, 1998; Beaumont và Sohal, 1999; Sebastianelli và Tamimi, 2002; Ojasalo, Năm 2006). Một số nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng được định nghĩa là xuất sắc, giá trị (Feigenbaum, 1951), sự phù hợp với các thông số kỹ thuật (Shewhart, 1931; Levitt, 1972), sự phù hợp với yêu cầu (Crosby, 1979), sự phù hợp để sử dụng (Juran, 1974; 1988), các thuộc tính mong muốn của sản phẩm, tránh tổn thất, không thua lỗ (Taguchi, 1987) và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng (Ryall và Kruithof, 2001; ISO 9000, 2005). Tuy nhiên các định nghĩa về chất lượng phổ biến rộng rãi không phải lúc nào cũng được chấp nhận trong các hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, các định nghĩa rộng (ví dụ: đáp ứng kỳ vọng, xuất sắc) rất khó để xác định. Trong khi các định nghĩa hẹp (ví dụ: tuân thủ các thông số kỹ thuật, tránh tổn thận, hạn chế thua lỗ) là không đủ toàn diện để nắm bắt được sự phong phú và phức tạp của khái niệm (Reeves và Bednar, 1995).
  • Juran (1951) và Juran and Godfrey đã đưa ra một định nghĩa được sử dụng rộng rãi về chất lượng (Garvin, 1984 đặt tên nó là phương pháp tiếp cận dựa trên người dùng) đáp ứng tất cả các kỳ vọng của khách hàng, trong đó chất lượng được định nghĩa là tính thích hợp để sử dụng. Tuy nhiên, yêu cầu của khách hàng liên tục đang thay đổi (Bowie and Bottle, 2004) và những gì khách hàng kỳ vọng ngày hôm nay không phải là những gì họ kỳ vọng ngày hôm qua và sẽ không phải là những gì họ sẽ kỳ vọng vào ngày mai (Hoyle, 2007). Tương tự như vậy, những gì doanh nghiệp có thể làm nhằm đáp ứng kỳ vọng của khách hàng ngày hôm nay không phải là những gì có thể làm để đáp ứng kỳ vọng cho khách hàng ngày hôm qua hoặc những gì có thể làm cho khách hàng vào ngày mai (Ryall và Kruithof, Năm 2001). Theo nghĩa đó, bất kỳ nỗ lực nào để đưa ra một định nghĩa hợp lệ về chất lượng đều cần sự nghiên cứu và đánh giá yêu cầu của khách hàng tại thời điểm đó (Hoyle, 2007).
  • Tuy nhiên, thực tế cho thấy thường thì khách hàng không biết kỳ vọng của họ là gì, đặc biệt là với các sản phẩm và/hoặc dịch vụ họ mua hoặc sử dụng thường xuyên (; Lawrence và Reeves, 1993). Vì lý do này, xác định chất lượng là đáp ứng kỳ vọng của khách hàng được coi là định nghĩa phức tạp nhất về chất lượng và khó đo lường nhất (Reeves và Bednar, 1994). Do đó, theo Routio’s (2009), việc xác định chất lượng dựa trên kỳ vọng của khách hàng làm cho định nghĩa không đáng tin cậy. Trong khi đó, những gì khách hàng yêu cầu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được xác định và được đáp ứng (có thể dễ dàng đo lường), vì vậy định nghĩa thích hợp của chất lượng là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng mà không phải kỳ vọng của khách hàng (Reeves và Bednar, 1994).

XEM THÊM

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Bán Hàng Trong Khóa Luận

1.5. Khái niệm về chất lượng dịch vụ

  • Khái niệm về dịch vụ đã được định nghĩa từ những năm 1980 bởi Churchill và Surprenant (1982) cùng với Parasuraman và cộng sự (1985), người đã phổ biến lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng thông qua việc đo lường cung cấp dịch vụ thực tế của công ty với sự phù hợp với mong đợi của khách hàng. Với tiền đề này, Parasuraman và cộng sự (1988) sau đó mở rộng khái niệm dịch vụ thành năm khía cạnh của chất lượng dịch vụ bao gồm các yếu tố hữu hình, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, sự đảm bảo và sự đồng cảm. Các tác giả Lehtinen và Lehtenin (1982) và Groonroos (1984) trong nghiên cứu của mình đã phát triển các khía cạnh khác của chất lượng dịch vụ so với các tác giả trước đây, đó là nhấn mạnh rằng chất lượng dịch vụ có thể được xác định bởi ba thành phần chính bao gồm: chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh.
  • Theo mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988), chất lượng dịch vụ đã được mô tả bao gồm năm yếu tố cụ thể là: tính hữu hình, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, sự đảm bảo và sự đồng cảm. Các khía cạnh hữu hình của chất lượng dịch vụ đã được giới thiệu bởi Fitzsimmons và Fitzsimmons (2014) bao gồm vật liệu và thiết bị và cơ sở vật chất của công ty, điều kiện môi trường vật chất, vật liệu được sử dụng để liên lạc và những thứ tương tự. Độ tin cậy bao gồm khả năng của doanh nghiệp để cung cấp những gì đã cam kết với khách hàng (Parasuraman và cộng sự, 1988).
  • Một khía cạnh khác của chất lượng dịch vụ là khả năng đáp ứng. Yếu tố này thường đo lường khả năng đáp ứng khách hàng với sự sẵn lòng và nhanh chóng trong dịch vụ của công ty (Parasuraman và cộng sự, 1988). Định nghĩa này đã được điều chỉnh bởi Johnston (1997) theo đó chất lượng dịch vụ là dịch vụ với tốc độ nhanh chóng để giải quyết các vấn đề của khách hàng, giảm thiểu việc phải xếp hàng dài và thời gian chờ đợi. Hơn nữa, trong khía cạnh này, khái niệm về mức độ nhanh chóng trong việc giải quyết các nhu cầu và khiếu nại của khách hàng. Yếu tố thứ tư của chất lượng dịch vụ là sự đồng cảm. Parasuraman và cộng sự (1985) định nghĩa sự đồng cảm là khả năng của công ty thông qua nhân viên của mình để cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp cho khách hàng cũng như giải quyết các nhu cầu và khiếu nại của khách hàng. Những yếu tố này đã được áp dụng trong nghiên cứu của Ananth và cộng sự (2011), và các phát hiện cho thấy chất lượng dịch vụ có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng của khách hàng khi áp dụng nghiên cứu với đối tượng là các ngân hàng tư nhân. Nhà nghiên cứu Johnston (1997) trong nghiên cứu của mình cũng chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ có thể được xác dựa trên sự đồng cảm là sự sẵn lòng của nhân viên chào đón khách hàng và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

1.6. Khái niệm về dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới

  • Bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm dành cho xe ô tô, xe tải, xe máy và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Đây được xem là sự bảo vệ về mặt tài chính khỏi các thiệt hại về thể chất hoặc thương tật do tai nạn giao thông gây ra và các trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh từ đó (Bộ Tài chính, 2016).
  • Theo Bộ Tài chính (2016), Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự có tham gia giao thông.

1.7. Khái niệm về chất lượng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới

  • Là sự đo lường mức độ dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới được đưa đến khách hàng tương xứng với sự mong đợi của khách hàng tốt đến đâu. Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng một cách đồng nhất (Nguyễn Văn Định, 2007).
  • Là việc các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới đáp ứng mức độ nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ (Nguyễn Văn Định, 2007).
  • Chất lượng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới là sự cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới, người đánh giá chất lượng dịch vụ là khách hàng (Nguyễn Đình Phan, 2002).
  • Chất lượng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới được xem xét trước tiên là doanh nghiệp bảo hiểm có đưa lại cho khách hàng tính nhất quán và đáng tín nhiệm về dịch vụ không, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết và có thực hiện đúng những gì đã cam kết không. Chất lượng dịch vụ đến từ việc cảm nhận của khách hàng về trình độ, năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên mà họ tiếp xúc (Phạm Thị Nga, 2005).

XEM THÊM

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong DN

1.8. Khái niệm về hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh

Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới

Khái niệm hoạt động kinh doanh

  • Theo Bùi Đức Tuân (2005) thì khái niệm hoạt động kinh doanh được định nghĩa là những hoạt động phù hợp và nằm trong khuôn khổ của pháp luật của các tổ chức, cá nhân với mục tiêu thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên thị trường làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh còn được các tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
  • Qua đó, cho thấy đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu hàng đầu đó chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh vì đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo doanh nghiệp của thể duy trì hoạt động và phát triển, đạt được lợi nhuận cao. Do vậy, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với các daonh nghiệp. Như vậy để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc đầu tiên là phải hiểu rõ khái niệm về hiệu quả kinh doanh.

Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh

  • Theo Đỗ Hoàng Toàn (1994) thì hiệu quả kinh doanh có thể được định nghĩa như sau “Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế – xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho pháp, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể”
  • Theo tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2012) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh thì đã tiếp cận khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh cụ thể như sau “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá một cách chính xác khi nó được đặt trong mối quan hệ nhân quả với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định thì có thể tạo ra hiệu quả ở mức độ như thế nào. Từ đó, có thể mô tả hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới dạng công thức chung nhất như sau:

H = K/C

Trong đó:

H: Hiệu quả hoạt động kinh doanh

K: Kết quả đạt được

C: Chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả K

  • Thông qua những khái niệm trình bày ở trên có thể thấy khái niệm về hiệu quả kinh doanh đã được các tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và mục tiêu nghiên cứu. Trong nghiên cứu này hiệu quả hoạt động kinh doanh được hiểu là yếu tố phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định và đo lường bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
  • Hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ cho ta biết việc kinh doanh của doanh nghiệp đang ở trình độ nào mà nó còn là cơ sở để các nhà quản trị xem xét, đánh giá và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi làm bất kỳ việc gì. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế. Bởi vì suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình, mọi giai đoạn, mọi hoạt động kinh doanh. Tất cả những đổi mới, những cải tiến về nội dung và phương pháp cũng như biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự có ý nghĩa khi làm tăng được kết quả kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về hiệu quả sản xuất kinh doanh :
  • Quan điểm thứ nhất: theo nhà kinh tế học người Anh – Adam Smith : Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá, ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh vì cho rằng doanh thu có thể tăng do chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất nếu có kết quả, có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan niệm này cũng có hiệu quả (Nguồn tài liệu: Mai Ngọc Cường, 1999, Lịch sử các học thuyết kinh tế, nhà xuất bản thống kê TP. HCM)
  • Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh doanh là tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí (Nguồn tài liệu: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liên, 2001, Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính).
  • Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được chi phí đó (Nguồn tài liệu: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liên, 2001, Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính).
  • Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vưc và mọi thời điểm. bất kỳ một quyết định nào cũng cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép là giải pháp hiện thực có cân nhắc tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể nhất ( Nguồn tài liệu: PGS. TS. Nguyễn Văn Công, 2005, chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra và phân tích BCTC, NXB tài chính Hà Nội).
  • Từ những quan điểm khác nhau như trên của các nhà kinh tế, ta có thể đưa ra một khái niệm thống nhất chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau:
  • Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo càng trở nên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới

2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

  • Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt hoạt động kinh doanh đóng vai trò là một công cụ hiệu quả giúp thực hiện các các nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp bắt buộc phải huy động các nguồn lực mà doanh nghiệp khi tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào nhằm tạo ra kết quả đáp ứng được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
  • Trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và tác động đến mọi mặt của nền kinh tế như hiện nay thì con người ngày càng tìm được ra nhiều phương pháp kinh doanh hiệu quả nhằm tốn ít chi phí nhất nhưng vẫn đạt được kết quả cao nhất.
  • Động cơ chính của các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh đó là tìm kiếm lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì lợi nhuận được coi là mục tiêu kinh doanh, là động lực để doanh nghiệp không ngừng vận động và tìm kiếm những giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh bên cạnh lợi ích cho phép các nhà quản trị đánh giá tính hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của tổ chức thì còn giúp cho các nhà quản trị phân tích và tìm ra các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung, điều chỉnh thích hợp và kịp thời trên cả hai khía cạnh là tăng kết quả kinh doanh và giảm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức.
  • Hiệu quả hoạt động kinh doanh với vai trò phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp để tạo ra kết quả kinh doanh. Do vậy, xét cả về lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả hoạt động kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng và là hoạt động không thể thiếu trong mọi tổ chức nhằm kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả và giúp các nhà quản trị lựa chọn được phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, các nhà quản trị doanh nghiệp trong một số trường hợp còn coi hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ và mục tiêu để thực hiện. Đối với các nhà quản trị thì tính hiệu quả là yếu tố đầu tiên cần được xem xét khi nói đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong mọi doanh nghiệp vì hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoài vai trò là công cụ thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh thì con là mục tiêu để quản trị kinh doanh.

3. Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới

  • Dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới là dịch vụ bảo hiểm mà chủ xe cơ giới phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho công ty cung cấp dịch vụ để rồi có khả năng công ty cung cấp dịch vụ sẽ phải trả một khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả này thường lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí bảo hiểm mà chủ xe cơ giới trả cho công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm
  • Dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít. Hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.
  • Thông qua việc huy động được đủ số phí cần thiết để giải quyết chi trả bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm. Càng nhiều người tham gia dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới thì quỹ bảo hiểm xe cơ giới sẽ càng lớn, việc chi trả trở nên dễ dàng hơn.

Tải miễn phí

Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang tìm kiếm nguồn tài liệu chất lượng kham thảo để hỗ trợ cho bài khóa luận sắp tới phải nộp cho nhà trường, chúc các bạn có một bài viết hay, chuẩn mực và đạt điểm tối đa. Ngoài ra mình luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận tốt nghiệp liên quan các bạn có thể theo dõi trên website, cần hỗ trợ gì thêm về viết bài các bạn kết nối zalo mình để được hỗ trợ dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp

Số điện thoại : 0973287149

Zalo/Tele : 0973287149