Cỏ Mần Trầu: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
Có thể tìm thấy Cỏ mần trầu ở khắp mọi miền đất nước ta Việt. Cỏ mần trâu được biết đến nhiều với khả năng kháng Glyphosate, một hoạt chất trừ cỏ thông dụng. Cây còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp làm đẹp da, bổ máu, giải độc gan. Trong số đó, công dụng chữa rụng tóc từ loại cây này đem lại hiệu quả rất tốt. Vậy cỏ mần trầu có công dụng gì? Liều dùng ra sao? Có lưu ý gì khi sử dụng? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.
Mục Lục
Danh pháp
Tên khoa học
Eleusin indica L.
Tên tiếng việt
Cỏ mần trầu, cỏ màn trầu, cỏ vườn trầu.tết suất thảo, ngưu cần thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo, hang ma (Tày),co nhả hút (Thái), hìa xú xan (Dao), cao day (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho), r’day (H’Dong).
Phân loại khoa học
Họ Lúa ( Poaceae).
Mô tả cây
Cây thảo hàng năm, cao 15-90 cm, có rễ mọc khỏe.
Thân bò dài, phân nhánh ở gốc sau mọc thẳng thành bụi.
Lá so le, hình dải nhọn.
Cụm hoa là bông gồm có 5-7 bông mọc ở ngọn và có 2 bông khác mọc thấp hơn trên cán hoa trông như những ngón tay.
Quả thuôn dài, gần như có 3 cạnh.
Sinh thái
Cây ra hoa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11.
Cây ưa sáng, ưa ẩm, có thể chịu bóng nhẹ, mọc thành đám.
Phân bố
Cỏ mần trầu là loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường hoặc bãi hoang.
Trên thế giới
Chủ yếu ở một số nước Châu Á như: Lào, Campuchia, Trung Quốc ngoài ra còn có ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác.
Tại Việt Nam
Cỏ mần trầu dễ dàng được tìm thấy ở khắp các bãi hoang, bụi cỏ ven đường ở nước ta, chủ yếu ở các bụi bãi hoang, vùng đồng bằng, trung du và các vùng núi cao.
Bộ phận dùng
Toàn cây
Thu hái, chế biến
Thu hái
Cỏ mần trầu hầu như có thể được thu hái vào tất cả các ngày trong năm. Tuy nhiên, để thu hoạch được loại cỏ này đạt chất lượng cao nhất thì nên được thu hoạch vào mùa khô hay ( đầu thu và cuối hè ).
Chế biến
Cỏ mần trầu sau khi được thu hoạch khỏi mặt đất, cần được vệ sinh sạch sẽ với nước sạch nhiều lần để loại bỏ đất và ký sinh trùng nguy hại. Trong quá rửa, loại bỏ những lá hỏng, bầm, dập. Sau đó, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, rồi thái thành từng đoạn ngắn rồi cho vào túi ni lông và dùng dần.
Bảo quản
Cần bảo quản Cỏ mần trầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu có trong cây là các hợp chất Flavonoid và Phytosterol.
Phần trên mặt đất chứa: 3-0-β-D-Glucopy ranosyl-β-sitosterol và dẫn chất 6’-0-palmitoyl.
Cành lá tươi có flavonoid.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu của Savithramma (2013) và Banglacod et al. (2012) có chỉ ra rằng trong Cỏ mần trầu còn có các thành phần khác như Saponin, Tanin, Coumarin.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu hiện đại
Tác dụng hạ sốt, chống viêm:
Hoạt chất C-glycosylflavones có trong cỏ mần trầu có tác dụng kháng viêm hiệu quả ở nhóm chuột viêm phổi hoặc cúm. Trong một số nghiên cứu trên nhóm chuột được gây sốt chủ động, khi dùng dịch chiết cỏ mần trầu (liều 600 mg/kg) thì tác dụng hạ sốt hiệu quả tương đương khi được điều trị bằng acid acetylsalicylic (với liều 100mg/kg).
Tác dụng hạ áp:
Một số nghiên cứu trên nhóm chuột được gây tăng huyết áp chủ động bởi L-NAME, khi dùng dịch chiết từ cỏ mần trầu để điều trị thì nhận thấy hiệu quả hạ áp tương đương với khi được điều trị Losartan ( với liều 12.5mg/kg).
Tác dụng kháng khuẩn:
Cỏ mần trầu có tác dụng kháng khuẩn mức độ thấp và trung bình đối với một số chủng vi khuẩn: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Salmonella choleraesuis.
Tác dụng bảo vệ chức năng thận:
Trong một nghiên cứu trên nhóm chuột được tiêm L – NAME khi được điều trị bằng dịch chiết cỏ mần trầu ( liều 200 mg/kg) hiệu quả điều trị đạt được tương đương khi dùng Losartan ( liều 12.5mg/kg) trong việc kiểm soát các chỉ số chức năng thận như: Creatinine, Urea, ion Na+ và K+.
Tác dụng hỗ trợ các rối loạn lipid máu, bảo vệ gan:
Một nghiên cứu được tiến hành trên nhóm chuột được gây béo phì chủ động, khi được điều trị với cao chiết từ cỏ mần trầu tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL và tăng HDL hiệu quả.
Tác dụng chăm sóc tóc:
Trong cỏ mần trầu có chứa ranosyl-β-sitosterol và palmitoyl có tác dụng ức chế hoocmon DHT- một loại hoocmon khiến cho tóc mỏng hơn, dễ gãy rụng và tóc chậm mọc. Hoocmon DHT còn ngăn chặn các nang tóc phát triển khiến cho quá trình mọc tóc bị chậm lại. Nhờ đó giúp tác dụng bảo vệ và ngăn chặn những tác nhân xấu từ bên trong và bên ngoài cơ thể gây ảnh hưởng tới chất lượng tóc.
Ngoài ra trong cỏ mần trâu còn có acid cyanhydric. Đây là hoạt chất tác động trực tiếp lên mái tóc giúp chắc khoẻ, bóng mượt.
Nhờ những tác dụng trên, cỏ mần trâu thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, nổi bật lên là Dầu gội dược liệu Thái Dương 7, nhờ vào những tác dụng:
- Sạch gàu ngay sau khi gội lần đầu tiên và 7 ngày tiếp theo không gội, không gầu, không ngứa.
- Sạch tóc và da đầu, dưỡng tóc, giúp tóc suôn mềm, không cần dùng thêm dầu xả.
- Thoáng mát da đầu.
- Phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là người hay rụng tóc và người bị hói.
Theo Y Học Cổ Truyền:
- Trị táo bón
- Giải độc cơ thể
- Chữa các chứng bệnh liên quan đến cao huyết áp
- Điều trị lao phổi
- Chữa động thai ở phụ nữ đang mang thai.
- Ngăn ngừa bạc tóc và rụng tóc sớm
Tính vị, tác dụng
Cỏ mần trầu có tính bình, vị ngọt hơi đắng, không độc, có tác dụng hạ nhiệt, ra mồ hôi, tiêu viêm, cầm máu, làm mát gan.
Công dụng và liều dùng
Công dụng
Tại Việt Nam
- Cỏ mần trầu thường được sử dùng trong điều trị tăng huyết áp, ho khan, lao phổi, mệt mỏi do lao lực, sốt âm ỉ dai dẳng về chiều.
- Còn dùng cho phụ nữ có thai dễ bị động thai, buồn phiền, nhức đầu, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, tức ngực, nóng sốt.
- Bên cạnh đó còng dùng uống để điều trị mụn nhọt, trẻ em tưa lưỡi, các chứng nhiệt độc.
- Phòng ngừa các hội chứng viêm não truyền nhiễm, thống phong;
- Điều trị viêm gan vàng da, viêm niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm tinh hoàn, viêm thận.
- Khi dùng ngoài điều trị các tổn thương do té, ngã, cầm máu khi bị chó cắn.
- Ngoài ra, còn dùng để trị các chứng rụng tóc, bạc tóc sớm,..
Trên thế giới
- Ở Trung Quốc, những kết quả nghiên cứu trên lâm sàng từ cỏ màn trầu đã chứng minh nó có tác dụng pòng chứng viêm não truyền nhiễm, chữa đau khớp, bệnh gút, người viêm gan, vàng da, viêm ruột, kiết lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn.
- Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch à dùng cho bệnh nhân hen suyễn.
- Ở Philippine thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch 7 gàu, chống rụng tóc.
- Ở Bangladesh thì dùng rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung.
- Ở Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu giã nhỏ đắp lên da để trị bong gân
Liều dùng
Liều dùng 16-20g Cỏ mần trầu, sắc lấy nước uống hoặc hoàn tán; thường dùng kèm với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
Một số bài thuốc
- Chữa cao huyết áp
Dùng toàn bộ cây Cỏ mần trầu, rửa thật sạch với nước, thái nhỏ, cân lấy 500g, giã nát, sau đó thêm 1 bát nước sôi để nguội (khoảng chừng 300ml ), vắt lấy nước cốt, lọc qua vải sạch, thêm 1 ít đường, mỗi ngày có thể uống 1-2 lần sáng và chiều.
- Phòng ngừa viêm não truyền nhiễm
Cỏ mần trầu khô thái mỏng, cân lấy 30g, dùng như uống trà trong vòng 3 ngày, sau đó ngưng dùng trong 10 ngày, sau đó uống tiếp 3 ngày nữa.
- Viêm gan vàng da
Cỏ mần trầu tươi, rửa sạch, cân lấy 60g dùng cùng rễ tổ kén đực 30g sắc nước uống.
- Viêm tinh hoàn
Cỏ mần trầu tươi, rửa sạch, cân lấy 60g, thêm khoảng độ 10 cùi vải, sắc nước uống.
- Chữa cảm nóng sốt, mẩn đỏ cả người, tiểu ít
Dùng 16g Cỏ mần trầu tươi dùng kèm với 16g rễ Cỏ tranh, sắc nước uống.
Những lưu ý khi sử dụng Cỏ mần trầu
Khi sử dụng cỏ mần trầu cần lưu ý
- Rửa sạch cỏ mần trầu với nước trước khi sử dụng vì đây là loài dược liệu mọc hoang bụi bãi nên bám nhiều bụi bẩn và vi sinh vật gây hại.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên điều trị hiệu quả nhất
- Cần lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu cho trẻ em, người bị mẫn cảm, cơ địa nhạy cảm với các thành phần có trong cỏ mần trầu.
- Không nên lạm dụng việc dùng cỏ mần trầu trong thời gian dài.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức, (tr.619-620)
- Tuệ Tĩnh thiền sư, Tuyển tập 3033 cây thuốc Đông y.
- Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học.
- Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược.