Chuyên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống – Đại Học Tài Chính Marketing

Đánh giá

Review ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM): Ngày càng “lên ngôi” và không bao giờ lỗi thời

Bạn có đam mê về ẩm thực và muốn trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp? Vậy ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống chính rất phù hợp với bạn. Tuy nhiên ngành học này còn khá mới tại Việt Nam nên nhiều người còn chưa hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại UFM, bạn hãy theo dõi để tìm hiểu về ngành học đang được nhiều bạn trẻ yêu thích này nhé!

1. Ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống là gì?

Mã ngành: 7810202

Ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống (Restaurant Management and Gastronomy) là một ngành học thuộc lĩnh vực quản lý nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, du lịch về phương diện ẩm thực với các công việc cụ thể là quản lý các khâu về yến tiệc, ẩm thực, sự kiện, hội nghị… tại các nhà hàng và khách sạn.

Mục tiêu đào tạo của ngành học này là cung cấp nguồn nhân lực có đủ tài năng, năng lực chuyên môn và đạo đức để làm việc và hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, chẳng hạn như kỹ năng về quản trị nhà hàng; quản trị dịch vụ ăn uống; tổ chức hội thảo, hội nghị, yến tiệc; xây dựng thực đơn…; có khả năng phụ trách, hoạch định chiến lược về dịch vụ ăn uống; chuyên nghiệp hóa cung cách phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế… nhằm để nhà hàng và khách sạn phát triển và hoạt động đúng với tôn chỉ mục đích.

2. Học ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại UFM như thế nào?

Ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống của UFM hiện đang đào tạo 1 chuyên ngành duy nhất, đó là Quản trị Nhà hàng.

Thời gian đào tạo là 4 năm. Tối đa là 7 năm – nghĩa là trong quá trình học, sinh viên có thể học chậm hoặc bảo lưu, tuy nhiên tổng thời gian không quá 7 năm tính từ lúc sinh viên nhập học, nếu quá 7 năm, kết quả học tập sẽ bị hủy và sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp.

Tổng khối lượng kiến thức đào tạo là 121 tín chỉ (chưa kể kỹ năng mềm, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng).

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được thực hiện các quy trình nghiệp vụ cơ bản ở ba bộ phận chính trong nhà hàng: nghiệp vụ pha chế thức uống, nghiệp vụ chế biến món ăn và nghiệp vụ phục vụ món ăn. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được thực hiện các tác nghiệp cơ bản thuộc bộ phận bán hàng, marketing, nguồn nhân lực trong nhà hàng, dịch vụ liên quan đến ăn uống.

Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù, tức là học 50% lý thuyết và 50% thực hành tại các doanh nghiệp và phòng thực hành mô phỏng của trường.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của chuyên ngành này trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống chuyên ngành Quản trị Nhà hàng của UFM

3. Điểm chuẩn ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống của UFM

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống sau khi tốt nghiệp UFM

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhân lực lĩnh vực du lịch và nhà hàng tại Việt Nam đang liên tục tăng lên mỗi năm. Mặc dù trong những năm gần đây, ngành Du lịch nói chung và ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống nói riêng đang chịu ảnh hưởng và tổn thất nặng nề do đại dịch Covid 19, tuy nhiên các bạn cũng đừng quá lo lắng bởi “sau cơn mưa trời lại nắng vàng rực rỡ”, sau đại dịch ngành này chắc chắn sẽ “hồi sinh” mạnh mẽ và nhu cầu về nguồn lực sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại UFM có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng và dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế, các chuỗi nhà hàng, khách sạn, chuỗi cafe, trung tâm hội nghị, nhà hàng tiệc cưới, khu căng tin, cửa hàng thức ăn nhanh, quán bar, ẩm thực trong khu vui chơi giải trí,… với các vị trí như:

  • – Nhân viên kinh doanh, nhân viên phục vụ trong các nhà hàng, dịch vụ ăn uống;
  • – Chuyên viên tư vấn, tổ chức và quản lý, giám sát, điều hành các hoạt động của nhà hàng, các dịch vụ liên quan đến ăn uống;
  • – Làm giảng viên giảng dạy hoặc nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ ăn uống;
  • – Tự mở nhà hàng, doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống của riêng mình.

Qua những thông tin trong bài viết “Review ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM): Ngày càng “lên ngôi” và không bao giờ lỗi thời” chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, từ đó lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân mình.