Chuyên ngành Quản lý nhà nước – Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền

Đánh giá

Review ngành Quản lý nhà nước của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Có khô khan khó nhằn như các bạn nghĩ

Vì sao bạn nên chọn học ngành Quản lý nhà nước của Học viện Báo chí và Tuyên truyền? Chuyên ngành này có gì thú vị? Hay ra trường bạn sẽ làm gì ở đâu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Giới thiệu về ngành Quản lý nhà nước

Ngành Quản lý xã hội thuộc khoa Nhà nước và Pháp luật của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là ngành thuộc khối lý luận của Học viện được đánh giá rất cao về chất lượng đầu ra của sinh viên. 

Ngành Quản lý nhà nước là ngành học sẽ đi tìm hiểu sâu về các công đoạn, thủ tục hành chính Nhà nước, cách quản lý nhà nước qua từng giai đoạn và được bồi dưỡng về tư tưởng chính trị – xã hội. 

Sinh viên khi theo học chuyên ngành Quản lý xã hội sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức để có khả năng tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội về lãnh đạo, quản lý xã hội. Hay trực tiếp tham gia quản lý những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thuộc các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Cũng như có đủ năng lực nghiên cứu khoa học Quản lý xã hội hoặc cơ hội học cao học. 

Đặc của ngành này là các bạn sẽ học rất nhiều lý môn lý thuyết liên quan chính trị, pháp luật, xã hội… nhưng kiến thức được giảng dạy không hề khô khan, cứng nhắc đâu nhé. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngoài việc học lý thuyết thì các bạn còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa như đi thực tế, tham gia các câu lạc bộ, các cuộc thi liên quan của ngành, của trường… Do đó, các bạn có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức cũng như có nghiệm thực tế về công việc sau này. 

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản lý nhà nước của cả 2 chuyên ngành là 100 sinh viên, chia đều mỗi chuyên ngành là 50 chỉ tiêu.  Do đó, cơ hội cho các bạn nhận được một “vé” để trở thành tân sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo đúng nguyện vọng cũng khá ít ỏi đó nhé. Ngành này thì sẽ xét tuyển theo tổ hợp các môn như sau: 

– C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội

– A16: Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên

– D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

– R22: Ngữ văn, Toán, Chứng chỉ tiếng Anh quy đổi điểm

2. Chương trình đào tạo

Ngành Quản lý nhà nước gồm hệ đại học chính quy 4 năm và hệ cao học 2 năm dành riêng cho chuyên ngành Quản lý xã hội. Điều này giúp các bạn có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ của mình cũng như tham gia các công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị. 

Tổng số tín chỉ mà các bạn sinh viên cần tích lũy là 130 tín chỉ. Bên cạnh đó, các bạn có thể đăng ký học nhanh nhưng không quá 2 kỳ hoặc có thể kéo dài thời gian học không quá 4 kỳ. Đồng thời, Học viện cũng luôn tạo cơ hội để các bạn có thể học văn bằng 2 khi mà đạt các chỉ tiêu yêu cầu của văn bằng chính quy đang theo học. 

Một điều các bạn thường nghĩ về giảng viên của ngành Quản lý nhà nước rất khô khan, nghiêm khắc. Điều này cũng dễ hiểu khi nghe đến tên ngành thôi đã thấy sự nghiêm túc rồi. Tuy nhiên, trái với những nhận định trên thì thầy cô vô cùng nhiệt tình, năng động và quan tâm đến sinh viên đó nhé. Về khía cạnh học tập thì nghiêm khắc là điều hiển nhiên, sẽ giúp các bạn học tập và rèn luyện tốt hơn. 

3. Điểm chuẩn ngành Quản lý nhà nước

TrườngChuyên ngànhNgành20222021
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước
24.524.724.58.68.3524248.5Ghi chú

Đánh giá

Điểm TN THPT

Đánh giá

Điểm TN THPT

Đánh giá

Điểm TN THPT

Đánh giá

Học bạ

Đánh giá

Quản lí xã hội
Học bạ

Đánh giá

Điểm thi TN THPT
Quản lý hành chính nhà nước

Đánh giá

Quản lý xã hội

Đánh giá

Quản lí hành chính nhà nước
Học bạ

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản lý nhà nước

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm trách nhiều vị trí công việc khác nhau tại các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân. Cơ hội việc làm cho bạn rất rộng mở, đặc biệt cơ hội thăng tiến lên các chức vị quản lý, lãnh đạo trong bộ máy chính trị của nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình học tập và làm việc bạn cần cố gắng trau dồi và rèn luyện những kiến thức và kỹ năng thật tốt. 

Một số công việc điển hình như: 

– Cán bộ chuyên trách hành chính văn phòng tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước từ Trung ương đến địa phương. 

– Thư ký tổng hợp, cán bộ văn thư tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. 

– Chuyên viên hành chính, quản lý tại các bộ phận tham mưu, cố vấn, trợ lý cho các lãnh đạo cấp cao của Nhà nước. 

– Giảng viên tại các trường/ học viện chính trị của Nhà nước. 

Mức lương dành cho sinh viên mới ra trường làm trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của nhà nước sẽ theo quy định chung. Tuy nhiên, nếu bạn làm tại các công ty tư nhân hay tổ chức cộng động thì lương sẽ được trả theo năng lực nhé. 

Có thể nói rằng đây là một ngành kén nhân lực và khó tiếp cận vì mang yếu tố chính trị – xã hội. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự đam mê thì hãy cứ theo đuổi nhé, không có gì là quá khó khi chúng ta cố gắng hết mình. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này đã giúp các bạn có thể đưa ra quyết định chọn ngành, chọn trường phù hợp với khả năng của mình nhất.