Chuyên ngành

Review ngành Quản lý giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE): Ngành HOT chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”

Quản lý giáo dục là gì? Ngành này học có khó không? Cơ hội việc làm như thế nào? Đây là những vấn đề mà rất nhiều bạn học sinh quan tâm khi bước vào giai đoạn chọn ngành, chọn trường trong mỗi đăng ký tuyển sinh đại học. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin thú vị về ngành Quản lý giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội để hiểu thêm về ngành học này nhé. 

1. Giới thiệu về ngành Quản lý giáo dục 

Ngành Quản lý giáo dục thuộc khoa Quản lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập từ năm 2005. Đây là cơ sở giáo dục hàng đầu của đất nước đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Quản lý giáo dục các trình độ (cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ) chất lượng cao góp phần quan trọng thực hiện giải pháp đổi mới quản lý giáo dục của nền giáo dục Việt Nam.

Ngành Quản lý giáo dục có chức năng là tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường và giám sát đánh giá hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này. Theo học ngành Quản lý giáo dục, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục và kỹ năng thực hành quản lý giáo dục để có đủ năng lực quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.

Ngành này ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, không thể thiếu trong bộ máy quản lý nền giáo dục hiện đại. Do đó, nhu cầu về nhân lực chất lượng đang rất cao và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ trong tương lai. 

2. Chương trình đào tạo 

Thời gian đào tạo của ngành Quản lý giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội là 4 năm, học theo hình thức tín chỉ. Mức học phí hiện hành là 270.000 đồng/tín chỉ. Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ được cấp bằng cử nhân Quản lý giáo dục với nhiều cơ hội việc làm và học tập tốt trong tương lai. 

Trong chương trình học các bạn được học song bằng bất cứ ngành nào do HNUE đào tạo. Đây là một lợi thế giúp các bạn có cơ hội phát triển bản thân và việc làm tốt hơn. Tuy nhiên, các bạn cần chuẩn bị tinh thần học tập chăm chỉ, hăng say và sắp xếp thời gian hợp lý để không bị trùng lịch học nhé. 

Khung chương trình đào tạo sẽ bao gồm các học phần cụ thể như sau: 

Đặc biệt, sinh viên chuyên ngành này sẽ được học tập trong môi trường uy tín và tiên phong trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo giáo dục các cấp tại Việt Nam với các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; bồi dưỡng chuyên đề theo nhu cầu của người học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ và năng lực quản… Đội ngũ cán bộ giảng viên giàu tâm huyết, được đào tạo bài bản và không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp giúp sinh viên có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công việc. 

Các hoạt động ngoại khóa của khoa rất đa dạng và phong phú để các bạn thỏa sức học tập, rèn luyện và thể hiện những tài năng, sự sáng tạo và năng động của bản thân như chương trình chào tân sinh viên đầu năm, Cuộc thi Nghiệp vụ Sư phạm, Cuộc thi Dance Storm, Cuộc thi tuyên truyền ca khúc cách mạng, HNUE We change – Thách thức rác thải nhựa, English Challenge… 

Ngoài các đợt kiến tập ở các năm trước thì sinh viên năm 4 của ngành Quản lý giáo dục sẽ đi thực tập tại các cơ sở giáo dục trong khoảng thời gian 10 tuần để rèn luyện về nghiệp vụ thành thục trước khi nhận bằng tốt nghiệp nhé. 

3. Điểm chuẩn ngành Quản lý giáo dục 

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường 

Sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi ngành giáo dục cần đổi mới để theo kịp bạn bè quốc tế. Do đó, ngành Quản lý giáo dục ngày càng được chú trọng phát triển và mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên mới ra trường.

– Cán bộ quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục tại các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo.

– Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…ở các cơ sở giáo dục thuộc các cấp bậc từ mầm non đến đại học. 

– Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục tại các cơ quan chính quyền các cấp và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.

– Cán bộ nghiên cứu trong các viện, trung tâm nghiên cứu về quản lí giáo dục của các trường đại học, cao đẳng…

– Giảng viên giảng dạy chuyên ngành quản lí giáo dục tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Quản lý giáo dục. 

– Nghiên cứu viên chuyên môn ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đây là nền tàng giúp nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện thành công sau này. 

Bạn có thấy ngành học này vô cùng thú vị và mang đến nhiều cơ hội việc làm cho mình say khi ra trường không? Nếu bạn thấy thực sự quan tâm và yêu thích ngành Quản lý giáo dục thì hãy đăng ký ngay trong đợt tuyển sinh sắp tới nhé.