Chuyên ngành

Review ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông – Đại học Công nghệ – ĐHQGHN (UET) – Nghề siêu hot của “dân công nghệ”

Trong thời đại công nghệ 4.0, ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông đang mở ra vô vàn cơ hội việc làm làm hấp dẫn. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông nói chung và nội dung đào tạo của ngành tại trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN nhé!

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – Viễn thông là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào các thiết bị như: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng,… nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn.

Ngày nay, Kỹ thuật điện tử – viễn thông đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các phương thức liên lạc mới cho xã hội; Sáng tạo các thiết bị, máy móc giúp tối ưu hiệu quả làm việc nhanh hơn, chính xác hơn. Cụ thể, ta có thể thấy rõ qua các lĩnh vực sau:

  • – Lĩnh vực mạng viễn thông: Một sự sáng tạo tuyệt vời giúp chúng ta có thể kết nối với nhau qua các công cụ, thiết bị truyền tin dù ở khoảng cách xa nhau.

  • – Lĩnh vực định vị, đường dẫn: Ứng dụng trong các ngành Hàng hải, Hàng không,…

  • – Lĩnh vực điện tử, y sinh: Ứng dụng trong Y học 

  • – Lĩnh vực âm thanh, hình ảnh: nhờ sự sáng tạo của các nhân viên trong ngành Kỹ thuật điện tử, chúng ta được sở hữu những thiết bị nghe, nhìn tối tân và sắc nét.

2. Học Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN (UET) có gì?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đã và đang đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông, trong đó ĐH Công nghệ – ĐHQGHN được đánh giá là một trường uy tín về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông trong cả nước. Mục tiêu hướng tới của Khoa Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại UET  là đào tạo và bồi dưỡng ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Công nghệ Điện tử Viễn thông –  Nguồn nhân lực chính góp phần sáng tạo và chuyển giao cho đất nước các thành  quả công nghệ tiên tiến ứng dụng được trong thực tiễn.

Hiện nay, Trường đang đào tạo Bằng cử nhân Công nghệ kỹ thuật điện tử  – viễn thông (4 năm) theo chương trình đào tạo chất lượng cao. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên có kiến thức chuyên môn cao, gồm 43 giảng viên, nghiên cứu (3 giáo sư, 9 phó giáo sư và 20 tiến sĩ)

Chương trình đào tạo của Khoa Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại UET có sự kết hợp chặt chẽ với các tập đoàn trong nước (Viettel, FPT, VNPT) và tập đoàn quốc tế (Samsung, Toshiba, Intel) tạo bước đệm cho sinh viên khoa được thực hành thực tế trong quá trình học tập, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi ra trường.

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại UET

4. Những điều kiện cần khi theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông

  • – Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Kỹ thuật điện tử – viễn thông là một ngành mới, hướng tới hỗ trợ con người cải tiến trong sinh hoạt, đời sống bằng các thiết bị hiện đại. Điều này, đòi hỏi người theo học phải luôn hướng tới tìm tòi, học hỏi bắt kịp xu thế thời đại.

  • – Kiên nhẫn, thích làm việc với các công cụ kỹ thuật: Các thiết bị kỹ thuật điện tử – truyền thông thường là những vi mạch nhỏ, những máy móc đã được lập trình. Bởi vậy, bạn cần có sự hứng thú, kiên nhẫn đối với các thiết bị, máy móc khô khan này.

  • – Tư duy logic và đam mê công nghệ: Một kỹ sư điện tử – viễn thông cần luôn nắm giữ được hào hứng, sáng tạo trong nghiên cứu, bắt kịp các công nghệ tân tiến trong thời đại để áp dụng vào trong thực tiễn.

5. Học Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông ở UET ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông có thể đảm nhận vào các vị trí sau:

  • – Giảng viên, nghiên cứu sinh 

  • – Kỹ sư truyền thông: Làm chuyên viên điều hành kỹ thuật tại các nhà đài truyền thông, các công ty nhà mạng (Viettel, VNPT, FPT,..)

  • – Kỹ sư kỹ thuật điện tử, kỹ sư bảo trì: Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử, các thiết bị truyền thông (Samsung, Toshiba, Canon,…)

  • – Ngoài ra, rất nhiều cựu sinh viên khoa Kỹ thuật điện tử viễn thông đã lựa chọn học tiếp sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) ở trong nước hoăc du học nước ngoài, với định hướng nghiên cứu sâu về học thuật, nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm, thiết bị truyền thông có ích cho cộng đồng.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông của Đại học Công nghệ – ĐHQGHN.