Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Sự tiến bộ trong công nghệ nhờ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra làn sóng chuyển đổi số đến mọi quốc gia, mọi ngành nghề trong xã hội. Sản xuất kinh doanh cũng không phải là ngoại lệ, họ luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này và đang chuẩn bị cho những thay đổi. Cùng WEONE tìm hiểu về những khó khăn và giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất trong bài viết dưới đây!
Mục Lục
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất là gì?
Chuyển đổi số trong sản xuất là thay đổi phương thức làm việc thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị sản xuất mới hơn.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất là yêu cầu tối quan trọng với ngành nghề này
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được kết nối trên nền tảng một hệ thống công nghệ đồng nhất, giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra và sự vận hành không bị tắc nghẽn, gây tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…
>>>>> Xem ngay: Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp
Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngành sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Theo kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020 trên 400 doanh nghiệp, cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu, như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán.
Đồng thời, khảo sát trên cho thấy kỳ vọng lớn của đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam đối với quá trình chuyển đổi số. Có tới 98% số doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn nhất là khả năng giúp giảm chi phí (chiếm tỷ lệ hơn 71%), giúp doanh nghiệp hạn chế giấy tờ (61,4%) đưa thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (45,3%).
Việt Nam đã sẵn sàng trong công cuộc chuyển đổi số
Có một sự khác biệt rõ ràng giữa thực tế chuyển đổi số cũng như sự kỳ vọng về hiệu quả của chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, các doanh nghiệp quy mô lớn chuyển đổi nhanh cũng như tin tưởng hơn đối với chuyển đổi số.
>>>>> Đọc thêm: Giải pháp chuyển đổi số ngành xây dựng tối ưu nhất
Những khó khăn cần được tháo gỡ
Thứ nhất, trở ngại từ công nghệ. Chuyển đổi số đòi hỏi trình độ rất cao về kỹ thuật và nhân lực. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chưa làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thống nền tảng cơ bản. Chính vì vậy, chuyển đổi số tại Việt Nam hiện vẫn cơ bản sử dụng các công nghệ sẵn có. Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới, phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số và đó cũng là điều mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn.
Thứ hai, khó khăn từ vốn đầu tư. Chính vì thiếu vốn, nên nhiều doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi số là “cuộc chơi” của các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn tuy không chịu nhiều áp lực về tài chính cho hoạt động chuyển đổi số, tuy nhiên, cuộc đua chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp lớn theo kiểu mạnh ai nấy làm sẽ gây ra sự lãng phí lớn.
Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn trong chi phí, nhân lực và tư duy khi chuyển đổi số
Thứ ba, nhận thức của doanh nghiệp. Chuyển đổi số sẽ tác động tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nhiều áp lực cho các nhà quản trị ngay từ vấn đề nhận thức tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển doanh nghiệp, nguồn tài chính đến tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của đông đảo người lao động tại doanh nghiệp, về tính hiệu quả của chuyển đổi số… Chuyển đổi số phải bắt đầu từ sự thay đổi tư duy người lãnh đạo, từ chiến lược, tư duy truyền thống sang chiến lược, tư duy kinh doanh công nghệ số hiệu quả.
>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Chuyển đổi số logistics: Phương án giải cứu doanh nghiệp ngành logistics
Vì sao cần chuyển đổi số trong ngành sản xuất?
Lợi ích tiềm năng của chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất dựa trên hiệu quả về chi phí và đảm bảo chất lượng.
Giảm chi phí
Các giải pháp chuyển đổi số có thể nắm bắt dữ liệu thời gian thực thông qua Internet vạn vật và phân tích tương tự thông qua các thiết bị hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) và ML (Machine learning). Nói về lĩnh vực sản xuất, thật dễ dàng để quản lý hàng tồn kho và giám sát các quy trình sản xuất quan trọng bằng cách sử dụng chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng ít lao động hơn nhờ tự động hóa trong quá trình sản xuất giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Hơn nữa, các giải pháp giám sát từ xa có thể cho phép các công ty sản xuất quản lý hàng tồn kho trong thời gian thực.
Đảm bảo chất lượng
Đây là một lợi ích chính khác của các giải pháp chuyển đổi số. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có thể bảo trì và quản lý hệ thống máy móc tại các nhà máy từ xa
Các giải pháp này cũng cho phép doanh nghiệp phát hiện lỗi và kéo dài tuổi thọ của máy thông qua phân tích dữ liệu kỹ thuật số. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc về phí bảo dưỡng, sửa chữa, vận chuyển và các khoản phí khác của kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Tích hợp dữ liệu
Dữ liệu không được sắp xếp có thể đặt ra thách thức trong việc đưa ra các quyết định chính xác, theo thời gian thực. Tuy nhiên, với các giải pháp chuyển đổi số tiên tiến, kết hợp những tiến bộ của các công nghệ mới bao gồm AI, Machine learning, Internet vạn vật và phần mềm doanh nghiệp, có thể cung cấp nền tảng quản trị tập trung để đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng. Điều này thực hiện thông qua tích hợp dữ liệu.
Nhờ sự phát triển công nghiệp 4.0, các giải pháp phân tích dữ liệu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng suất, cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng ra quyết định để đạt được ROI (tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư) tốt nhất
Cải thiện an toàn
Nhân viên sản xuất phải tiếp xúc với các máy móc nguy hiểm và các khu vực hạn chế. Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp họ chúng tránh xa các khu vực nguy hiểm giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Môi trường rủi ro của lĩnh vực sản xuất có thể được quản lý hiệu quả bằng cách sử dụng các thiết bị thông minh vì chúng có thể xác định bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào một cách nhanh chóng. Các giải pháp kỹ thuật số cũng giúp nhân viên luôn có động lực trong khi đảm bảo an toàn cho họ tại nơi làm việc.
Người vận hành có thể dễ dàng ghi lại và chuyển dữ liệu quan trọng khi đang di chuyển, giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp. Theo một cách nào đó, năng suất của cả nhân viên và thiết bị đều tăng.
Các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh
Chuyển đổi số không phải là phép màu với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào. Chính vì vậy cần có sự nghiên cứu, tính toán kỹ càng kèm thêm những chuẩn bị cho nhiều tình huống có thể xảy ra. Hiện nay nhiều nhà sản xuất đang lựa chọn WEONE như một giải pháp tối ưu hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý, vận hành doanh nghiệp thông minh, hiệu quả.
Quản lý sát sao quy trình qua việc số hóa mọi thủ tục
Quy trình kiểm định, xác nhận đạt chất lượng,… đều là những khâu quan trọng trong quá trình làm việc của một doanh nghiệp sản xuất. Các quy trình này đòi hỏi sự phối hợp thống nhất giữa nhiều cá nhân tập thể lại với nhau. Tuy nhiên cách làm việc truyền thống lại không thể đáp ứng được vấn đề đó.
Do làm việc trên phần mềm chat và Excel một cách thủ công nên nhà quản lý không thể kiểm soát được quy trình sản xuất sản phẩm, từ đầu vào, chế biến, đến đầu ra và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Điều này khiến cho tiến độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đôi khi sẽ phát sinh những tình huống khiến doanh nghiệp không kịp xử lý.
100% quy trình thủ tục đều được số hóa trên hệ thống, cắt giảm cho doanh nghiệp hơn 1000 giờ lãng phí và 40% chi phí vận hành
Để giải quyết vấn đề này, WEONE cho phép số hóa mọi quy trình thủ tục trên một hệ thống duy nhất. Mọi khâu từ thiết kế sản phẩm, rà soát nguyên vật liệu, chất lượng, kiểm định hay ký duyệt giấy tờ đều được thực hiện trên cùng nền tảng. Các lưu đồ được phân bổ một cách rõ ràng theo dạng phân nhánh, đường thẳng,… khiến nhân sự không cần phải đi đến tận nơi để xác nhận hay ký duyệt. Chỉ cần tạo form theo mẫu đã có sẵn là hoàn toàn có thể chủ động theo dõi hồ sơ của mình. Nếu có sai sót hay điểm ách tắc ở đâu thì cũng tự giải quyết mà không cần mất thời gian dò tìm như trước.
>>>>> Xem ngay: Top 5 phần mềm quản lý quy trình thủ tục tốt nhất
Quản lý công việc thông minh, hiệu quả cùng WEONE
Với số lượng sản phẩm sản xuất lớn mỗi ngày cùng nhiều dự án có quy mô khác nhau cần phải quản lý cùng lúc, nhà lãnh đạo thường xuyên gặp khó khăn nếu chỉ sử dụng các phần mềm quản lý công việc truyền thống. Khó khăn nằm ở chỗ không thể kiểm soát được ai đang phụ trách phần nào, làm đến đâu, tiến độ ra sao hay thậm chí khó có thể phát hiện những nguyên nhân gây nên việc chậm trễ của một quy trình nào đó.
Thấu hiểu vấn đề này, WEONE xây dựng hệ thống quản lý công việc, quản lý dự án, trong đó người dùng có thể tạo lập công việc theo nhiều cách như giao việc 1:1, giao việc theo nhóm, theo quy trình. Nhân viên hoàn toàn có thể giao việc chéo giữa các phòng ban, đề xuất sự giúp đỡ từ lãnh đạo. Nhà quản lý có thể thông qua hệ thống biểu đồ dạng bảng, lịch,… trực quan sinh động để nắm bắt tình hình doanh nghiệp. Điều này phụ trợ rất nhiều cho người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, theo dõi bám sát tình hình và đánh giá về sau. Ngay cả khi không hề có mặt tại công ty, họ vẫn có thể quản lý công việc.
Hệ thống bảng biểu rõ ràng, khoa học giúp nhà quản lý nắm bắt công việc và tiến độ từ xa một cách hiệu quả>>>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
Khai thác hồ sơ dữ liệu dễ dàng với kho quản lý tài liệu của WEONE
Trong quá trình vận hành của doanh nghiệp sản xuất, sẽ có không ít loại hồ sơ giấy tờ cần phải quản lý như: giấy tờ chứng từ, thông tin sản phẩm, thông tin khách hàng… Khi tìm kiếm để tra cứu, nhân viên thường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tài liệu không được phân chia một cách kỹ càng. Bên cạnh đó việc này còn tiềm tàng rủi ro thất lạc, hư hại dữ liệu – tài sản lớn nhất của doanh nghiệp.
Lựa chọn WEONE như một giải pháp tối ưu trong quản lý kho tài liệu khổng lồ của doanh nghiệp
Chính vì lẽ đó, WEONE phát triển tính năng quản lý tài liệu lưu trữ cho phép số hóa mọi thông tin trên không gian số, người dùng có thể tra cứu, tìm kiếm một cách thuận tiện nhờ những bộ lọc tìm kiếm tối ưu. Bạn có thể tìm theo tên, theo ngày tháng, thậm chí là theo định dạng của tài liệu… hạn chế tối đa việc phải tìm thủ công. Ngoài ra với những tài liệu quan trọng, tin mật, WEONE có thể đảm bảo an toàn bằng việc, phân quyền cho từng cá nhân, phòng ban, không lo rò rỉ hay mất an toàn thông tin. Điều này cũng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất cắt giảm chi phí ẩn cho việc bảo quản tài liệu có thể lên đến 30 triệu đồng cho 10 ngàn trang giấy.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến chuyển đổi số thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chặng đường chuyển đổi số còn rất dài và nhiều thử thách, hy vọng các doanh nghiệp nhất là quy mô nhỏ và vừa có thể bứt phá, thay đổi ngoạn mục để thành công.