Chuyển đổi số là gì? “Tất tần tật” về chuyển đổi số

TẠI SAO PHẢI CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ?

Chuyển đổi số là gì? Tại sao phải chuyển đổi số? Vai trò của chuyển đổi số và Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số như thế nào?

Smartland sẽ giải đáp tất tần tật các câu hỏi vây quanh chủ đề “chuyển đổi số” trong bài viết bên dưới, đừng bỏ lỡ nhé!

KHÁI NIỆM CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ?

Vào khoảng năm 2015, khái niệm chuyển đổi số bắt đầu xuất hiện trên thế giới và đến năm 2017, từ này trở thành thuật ngữ phổ biến. Tại Việt Nam, chuyển đổi số chính thức được nhắc nhiều vào năm 2018 và vào ngày 03/06/2022, thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. 

Có thể nói, chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa. Chuyển đổi số có được là nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mang tính đột phá, nhất là công nghệ kỹ thuật số. 

Nói tóm lại, chuyển đổi số chính là quá trình thay đổi toàn diện và tổng thể của các cá nhân, tổ chức về cách làm việc, cách sống và phương thức sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ số. 

Định nghĩa về chuyển đổi kỹ thuật số cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, phương thức hoạt động và cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa rộng là “định hình lại các ngành nghề bằng cách tái cơ cấu hoạt động và kinh doanh hiện có.”

Ở cấp độ công ty, thuật ngữ “chuyển đổi số” đề cập đến quá trình tích hợp các giải pháp số vào trung tâm hoạt động của tổ chức, thay đổi sâu sắc phương thức hoạt động của tổ chức bằng cách tạo ra các quy trình vận hành mới, trải nghiệm khách hàng và văn hóa tổ chức. Nó không chỉ tái tạo lại những phương pháp truyền thống mà còn phát triển những kỹ thuật hoàn toàn mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.

chuyen-doi-so-la-gi

TẠI SAO PHẢI CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ?

Tại sao phải chuyển đổi số?

Chuyển đổi số không chỉ giúp giảm chi phí, gia tăng năng suất mà còn mở ra không gian phát triển, xây dựng các giá trị mới bên cạnh cá giá trị truyền thống. Đây là quá trình khách quan xảy ra liên tục trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi người phải thường xuyên thích nghi và thay đổi để không bị bỏ lại. Khả năng sửa đổi ngay lập tức suy nghĩ và nhận thức của một người sẽ mở ra cánh cửa để thay đổi dần cách sống, cũng như phương pháp làm việc và sản xuất hàng hóa bằng công nghệ số.

Tại Việt Nam, chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho quốc gia. Việc áp dụng chuyển đổi số vào Chính phủ giúp chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn và giảm tình trạng tham nhũng. Kinh tế số giúp thúc đẩy đổi mới, sáng tạo từ đó tạo ra các giá trị mới, gia tăng năng suất lao động và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.

Xã hội số giúp người dân bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục, tri thức, dịch vụ và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa người với người. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu hóa, công nghệ hóa để nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống người dân.

tai-sao-doanh-nghiep-can-phai-chuyen-doi-so

Chuyển đổi số có tầm quan trọng như thế nào?

Các công ty nghiên cứu thị trường danh tiếng thế giới như Gartner, IDC,… đều đưa ra các báo cáo chứng minh rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh… 

Những lợi thế đáng chú ý nhất của chuyển đổi kỹ thuật số đối với các doanh nghiệp bao gồm giảm chi phí hoạt động, khả năng tiếp cận người tiêu dùng lâu dài hơn và ra quyết định dựa trên hệ thống thông báo kịp thời, nhanh hơn và chính xác hơn; đồng thời cũng tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên…. Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sẽ có thể thăng tiến trong nhiều lĩnh vực và hoàn thành năm mục tiêu chính của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách tận dụng các nền tảng công nghệ.

Trong khi đối với người bình thường, cuộc cách mạng kỹ thuật số thay đổi cách chúng ta tương tác, sống và làm việc với nhau. Đối với chính phủ, chuyển đổi số sử dụng dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ mà nhà nước cung cấp, thay đổi mô hình, phương thức hoạt động và quy trình nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước.

Ngoài ra, năng suất lao động cũng được tăng lên nhờ cuộc cách mạng chuyển đổi số. Theo nghiên cứu của Microsoft, tác động của chuyển đổi kỹ thuật số đối với tăng trưởng năng suất lao động là khoảng 15% trong năm 2017 và tăng lên 21% vào năm 2020.

Các chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường đã xác định 5 mục tiêu chính đối với các doanh nghiệp đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Đó là: Đẩy nhanh tốc độ ra thị trường; củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường; thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; tăng năng suất của nhân viên; tăng cường khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

tam-quan-trong-cua-viec-chuyen-doi-so

VAI TRÒ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

Chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức/doanh nghiệp. Nó mang lại cho các tổ chức cơ hội “mở ra tiềm năng” bằng cách mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách hàng với chi phí tối thiểu nhất có thể. Dưới đây là những lợi ích mà doanh nghiệp/tổ chức nhận được khi áp dụng chuyển đổi số: 

Thông tin được cung cấp chi tiết từ hệ thống dữ liệu

Chuyển đổi số giúp nhân sự trong hệ thống vận hành có thể truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ. Họ có thể theo dõi tất cả các loại chỉ số, hiệu quả quy trình, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tính trung thành của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng… 

Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu một cách khoa học, trực quan mà còn hỗ trợ đưa ra các quyết định tối ưu dựa trên nền tảng dữ liệu chi tiết. Điều này cho phép các nhà quản lý đưa ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng hơn. 

thong-tin-duoc-cung-cap-chi-tiet-tu-he-thong-du-lieu

Duy trì tính cạnh tranh của tổ chức/doanh nghiệp

Trong kỷ nguyên 4.0, chuyển đổi số đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh của mình. 

Hơn 93% công ty đồng ý với ý kiến công nghệ số là cần thiết để đạt được mục tiêu chuyển đổi số. Các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ phù hợp để đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các công cụ chuyển đổi số được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai. 

Nâng cao độ hài lòng và trải nghiệm khách hàng 

Công nghệ số giúp doanh nghiệp nắm bắt, tổng hợp thông tin chi tiết về dữ liệu cá nhân của khách hàng bao gồm sở thích, lịch sử mua hàng, thói quen và mức độ tương tác của họ..

Hơn nữa, việc áp dụng chuyển đổi số còn cung cấp các phương tiện để doanh nghiệp phân tích các dữ liệu này nhanh chóng nhằm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ.

do-hai-long-va-trai-nghiem-cua-khach-hang-duoc-nang-cao

Tăng cường mối quan hệ và hợp tác giữa các phòng ban

Chuyển đổi số làm tăng tính tương tác giữa các bộ phận trong công ty, từ đó cải thiện giao tiếp và kết nối của từng nhân sự. Nhờ việc sử dụng các hệ thống quản trị doanh nghiệp tự động, các phòng ban có thể nhận và chia sẻ tài liệu, thông tin dù là bất cứ địa điểm, thời gian nào. 

Cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành

Công nghệ số giúp các doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí các hoạt động của mình. Trong khi đó, vấn đề lưu trữ dữ liệu có thể giải quyết bằng hệ thống điện toán đám mây và được quản lý từ xa bởi các nhà cung cấp bên ngoài. Điều này giúp nhân sự có nhiều thời gian hơn để tập trung vào dự án, mang lại nhiều giá trị kinh doanh. 

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể tự động hóa các quy trình và tác vụ mà trước đây phải thực hiện thủ công và rất tốn thời gian bằng việc ứng dụng chuyển đổi số.

chuyen-doi-so-giup-doanh-nghiep-cat-giam-chi-phi-va-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong

VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tùy thuộc vào sự phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp mà tốc độ chuyển đổi số của mỗi quốc gia, lãnh thổ là khác nhau. Trong đó, Châu Âu là khu vực được đánh giá có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và các quốc gia Châu Á. 

Trong cuộc đua chuyển đổi số, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức.

Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số đã bắt đầu tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và và sử dụng nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Với thế mạnh công nghệ mới, các doanh nghiệp start-up đang giành được lợi thế so với các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. 

Xu hướng chuyển đổi số tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành nghề cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế 4.0 hiện tại, các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình kinh doanh truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển. 

Các chuyên gia đánh giá Việt Nam có tiềm năng đáng kể trong việc chuyển đổi số nhờ mức dân số đạt 96 triệu người và là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai trong khu vực, dân số trẻ sôi động và khả năng tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ tiên tiến. Đây là những cơ hội quan trọng để các công ty Việt Nam tạo được sự đột phá nhờ chuyển đổi số.

chuyen-doi-so-tai-viet-nam

Chuyển đổi số là bước tiến phát triển vượt bậc của toàn nhân loại. Hy vọng với những chia sẻ của Smartland, quý khách hàng đã có thêm nhiều thông tin bổ ích cho bản thân và doanh nghiệp trong việc phát triển hoạt động và gia tăng năng suất làm việc.

Để biết thêm thông tin về chuyển đổi kỷ nguyên số vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0916 25 78 25