Chuyến đi ngoại khóa Bạch đằng giang và di tích K15 của sinh viên Cao đẳng khóa II

Thực hiện kế hoạch giảng dạy của Tổ Chính trị – Pháp luật, gắn lý luận với thực tiễn trong hoạt động học tập của sinh viên  Cao đẳng khóa II, đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức lịch sử, văn hóa dân tộc, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam…

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường cao đẳng Công Nghệ và Môi trường Hà Nội, ngày 17/04/ 2018, Tổ Chính trị- Pháp luật đã tổ chức chuyến đi tham quan thực tếtại Khu di tích Bach Đằng Giang, K15 và Tháp Tường Long.
Đến Bach Đằng Giang sinh viên được nhìn các bản đồ chiến thuật, sa bàn, mô hình, bãi cọc, có thể hình dung cha ông ngày xưa đánh giặc như thế nào? Từ đó, các em biết được trên cửa sông Bạch Đằng đã gắn liền với ba trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta: năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; năm 981 Lê Hoàn đánh tan quân Tống;  năm 1288 Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông. Được đánh giá là một trong những thắng cảnh đẹp bậc nhất của thành phố Hải Phòng, quần thể di tích lịch sử danh thắng Tràng Kênh – Bạch Đằng đã được nhà thơ Phạm Sư Mạnh viết;“ Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”nghĩa là hồn thiêng sông núi hội tụ nơi Bạch Đằng.
          Đến Bạch Đằng Giang tôi nhớ đến câu thơ  dung dị của Lê Hường:
“ Bên sông mây nước mênh mông
Cháu con gặp dáng cha ông thủa nào”
          Sau đây làmột số hình ảnh sinh viên tìm hiểu và dâng hương tại khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang
 

 

 

Rời Bach Đằng Giang đoàn chúng tôi đến khu di tích K15, qua lời thuyết minh của cô hướng dẫn viên, sinh viên biết đến ditích K15 là mật danh của cầu cảng quân sự lớn nhất  miền Bắc, chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam bằng đường biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây, 88 chuyến tàu không số đã xuất phát, mang 4.919 tấn vũ khí đạn dược và hàng nghìn tấn hàng hóa khác vào Nam, trong những chuyến tàu đó, nhiều cán bộ, chiến sỹ đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển cả, dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp vệ quốc vĩ đại. Đây chính là cột mốc số 0 –Nơi khởi đầu đường Hồ Chí Minh trên biển, trên tượng đài khắc câu nói của Phó thủ tướng Phạm Hùng lúc chia tay các thủy thủ tàu Phương Đông tại bến Đồ Sơn, Hải Phòng ngày 11/10/1962: “… Các đồng chí là những người đầu tiên mở ra con đường biển Bắc – Nam này … Nó cũng giống  như trên Trường  Sơn kia, các đồng chí là những người đi khai sơn phá thạch”.
Một số hình ảnh sinh viên tìm hiểu lịch sử tại khu di tích K15

Với niềm cảm xúc dâng trào cô, trò trường Cao Đẳng Công nghệ Mội Trường Hà Nội như tiếp thêm sức mạnh học tập, phấn đấu để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt sứng với sự hi sinh  của lớp lớp cha, anh.
 

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường cao đẳng Công Nghệ và Môi trường Hà Nội, ngày 17/04/ 2018, Tổ Chính trị- Pháp luật đã tổ chức chuyến đi tham quan thực tếtại Khu di tích Bach Đằng Giang, K15 và Tháp Tường Long.Đến Bach Đằng Giang sinh viên được nhìn các bản đồ chiến thuật, sa bàn, mô hình, bãi cọc, có thể hình dung cha ông ngày xưa đánh giặc như thế nào? Từ đó, các em biết được trên cửa sông Bạch Đằng đã gắn liền với ba trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta: năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; năm 981 Lê Hoàn đánh tan quân Tống; năm 1288 Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông. Được đánh giá là một trong những thắng cảnh đẹp bậc nhất của thành phố Hải Phòng, quần thể di tích lịch sử danh thắng Tràng Kênh – Bạch Đằng đã được nhà thơ Phạm Sư Mạnh viết;“ Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”nghĩa là hồn thiêng sông núi hội tụ nơi Bạch Đằng.Đến Bạch Đằng Giang tôi nhớ đến câu thơ dung dị của Lê Hường:“ Bên sông mây nước mênh môngCháu con gặp dáng cha ông thủa nào”Sau đây làmột số hình ảnh sinh viên tìm hiểu và dâng hương tại khu di tích lịch sử Bạch Đằng GiangRời Bach Đằng Giang đoàn chúng tôi đến khu di tích K15, qua lời thuyết minh của cô hướng dẫn viên, sinh viên biết đến ditích K15 là mật danh của cầu cảng quân sự lớn nhất miền Bắc, chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam bằng đường biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây, 88 chuyến tàu không số đã xuất phát, mang 4.919 tấn vũ khí đạn dược và hàng nghìn tấn hàng hóa khác vào Nam, trong những chuyến tàu đó, nhiều cán bộ, chiến sỹ đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển cả, dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp vệ quốc vĩ đại. Đây chính là cột mốc số 0 –Nơi khởi đầu đường Hồ Chí Minh trên biển, trên tượng đài khắc câu nói của Phó thủ tướng Phạm Hùng lúc chia tay các thủy thủ tàu Phương Đông tại bến Đồ Sơn, Hải Phòng ngày 11/10/1962: “… Các đồng chí là những người đầu tiên mở ra con đường biển Bắc – Nam này … Nó cũng giống như trên Trường Sơn kia, các đồng chí là những người đi khai sơn phá thạch”.Một số hình ảnh sinh viên tìm hiểu lịch sử tại khu di tích K15Với niềm cảm xúc dâng trào cô, trò trường Cao Đẳng Công nghệ Mội Trường Hà Nội như tiếp thêm sức mạnh học tập, phấn đấu để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt sứng với sự hi sinh của lớp lớp cha, anh.

Người viết: Phạm Thị Thơm – Giảng viên khoa Cơ Bản